Trang chủ Lớp 7 Vở thực hành Ngữ văn 7 (Kết nối tri thức) Bài 8. Trải nghiệm để trưởng thành Bài tập Thực hành viết trang 44, 45, 46 vở thực hành ngữ văn 7: “Vậy, có riêng gì anh học sinh ấy, trong đời, ai mà chẳng phải làm việc lớn?...

Bài tập Thực hành viết trang 44, 45, 46 vở thực hành ngữ văn 7: “Vậy, có riêng gì anh học sinh ấy, trong đời, ai mà chẳng phải làm việc lớn?...

Em hãy suy nghĩ và trả lời câu hỏi. Soạn Bài tập 1, 2, 3, 4, 5, 6 - Thực hành viết trang 44, 45, 46 vở thực hành ngữ văn 7 - Bài 8. Trải nghiệm để trưởng thành. Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống (trình bày ý kiến phản đối) phải hướng tới mục đích...“Vậy, có riêng gì anh học sinh ấy, trong đời, ai mà chẳng phải làm việc lớn?

Câu hỏi:

Bài tập 1

Bài tập 1 trang 44 VTH Ngữ văn 7 Tập 2

Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống (trình bày ý kiến phản đối) phải hướng tới mục đích:

Hướng dẫn giải :

Em hãy suy nghĩ và trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết :

Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống (trình bày ý kiến phản đối) phải hướng tới mục đích: Phản đối một vấn đề tiêu cực trong đời sống.


Câu hỏi:

Bài tập 2

Bài tập 2 trang 44 VTH Ngữ văn 7 Tập 2

Bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống (trình bày ý kiến phản đối) cần đảm bảo các yêu cầu:

Hướng dẫn giải :

Em hãy suy nghĩ và trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết :

- Nêu được vấn đề, làm rõ thực chất của vấn đề.

- Trình bày rõ ràng ý kiến phản đối của người viết về một quan niệm, cách hiểu khác.

- Đưa ra được những lý lẽ và bằng chứng để chứng tỏ ý kiến phản đối là hoàn toàn có cơ sở.


Câu hỏi:

Bài tập 3

Bài tập 3 trang 44 VTH Ngữ văn 7 Tập 2

Những điều rút ra được qua đọc bài viết tham khảo trong SGK (tr.67-69)

- Về cách chọn đề tài để viết:

- Về cách nêu ý kiến phản đối:

- Về cách trình bày các ý, cách đưa ra lý lẽ, bằng chứng để sự phản đối có sức thuyết phục:

- Về cách diễn đạt:

Hướng dẫn giải :

Em hãy suy nghĩ và trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết :

- Về cách chọn đề tài để viết: Đề tài đang được quan tâm từ cộng đồng, có tính lịch sử.

- Về cách nêu ý kiến phản đối: Rõ ràng, thể hiện rõ ý kiến của bản thân là không đồng ý.

- Về cách trình bày các ý, cách đưa ra lý lẽ, bằng chứng để sự phản đối có sức thuyết phục:

- Sử dụng lý lẽ và bằng chứng để thể hiện sự phản đối khía cạnh thứ nhất của quan niệm.

+ Lý lẽ:

“Việc lớn có thể hiểu là những việc hệ trọng, đòi hỏi người ta phải dành nhiều thời gian, công sức, trí tuệ, … để giải quyết.”

“Vậy, có riêng gì anh học sinh ấy, trong đời, ai mà chẳng phải làm việc lớn? … mọi người”

+ Bằng chứng: “Đối với học sinh …. Tất cả đều là những việc trọng đại của đời người.”

- Sử dụng lý lẽ và bằng chứng để thể hiện sự phản đối khía cạnh thứ hai của quan niệm.

+ Lý lẽ: “Bên cạnh việc lớn, hằng ngày còn có bao nhiêu việc nhỏ chúng ta phải làm.”

“Nếu người nào cũng cho rằng mình được sinh ra chỉ để làm việc lớn thì những việc nhỏ kia sẽ đùn đẩy cho ai?”

+ Bằng chứng: “Trong gia đình có những công việc ngỡ rất tầm thường, nhưng không thể không làm như …. chăm sóc vật nuôi.”

“Đến trường, không chỉ học tập, ….. thải nhựa, …”

- Sử dụng lý lẽ và bằng chứng để thể hiện sự phản đối khía cạnh thứ ba của quan niệm.

+ Lý lẽ: “có một câu hỏi cần được trả lời: Việc nhỏ có phải là việc vô nghĩa không? … tuy nhỏ mà ý nghĩa lớn lao.”

+ Bằng chứng: “Tôi đã đọc bài báo nói về chuyện ông Ni – nô – mi – gia …. Hồ Gươm.”

- Về cách diễn đạt: Mạch lạc, rõ ràng.


Câu hỏi:

Bài tập 4

Bài tập 4 trang 45 VTH Ngữ văn 7 Tập 2

Đề tài em chọn để viết đoạn văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống (trình bày ý kiến phản đối)

Hướng dẫn giải :

Em hãy suy nghĩ và trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết :

Cần quan sát thực tế diễn ra hằng ngày (trực tiếp hoặc qua các phương tiện như ti vi, báo, đài, …) để nhận thấy, trong cuộc sống hiện nay, có những quan niệm chưa đúng đắn, tác động không tốt đến đời sống cộng đồng, cần bày tỏ thái độ phàn đối. Em có thể tham khảo một số ý kiến sau đây để chọn đề tài cho bài viết của mình:

- Vệ sinh trường học là trách nhiệm của những người lao động đã được nhà trường trả lương.

- Có thể bỏ qua một số môn, chỉ nên học những môn mình yêu thích.

- Tắt thiết bị điện trong Giờ Trái Đất chỉ là việc làm hình thức, không có tác dụng, vì chẳng tiết kiệm điện được bao nhiêu.

- Sách giáo khoa bố mẹ đã bỏ tiền mua, trở thành sở hữu của mình, nếu muốn, mình có thể viết, vẽ vào đó.


Câu hỏi:

Bài tập 5

Bài tập 5 trang 45 VTH Ngữ văn 7 Tập 2

Dàn ý để viết bài theo đề tài đã chọn:

Mở bài

Thân bài

Ý 1

Ý 2

Ý 3

Kết bài

Hướng dẫn giải :

- Nêu được vấn đề, làm rõ thực chất của vấn đề

- Trình bày rõ ràng ý kiến phản đối của người viết về một quan niệm, cách hiểu khác

- Đưa ra được lí lẽ và bằng chứng để chứng tỏ ý kiến phản đối là hoàn toàn có cơ sở

Lời giải chi tiết :

Mở bài

Nêu vấn đề nghị luận và luận điểm của bản thân, thể hiện ý kiến không đồng tình với quan điểm.

Thân bài

Ý 1

Đưa ra thực trạng của vấn đề

Ý 2

Nêu nguyên nhân dẫn đến vấn đề đó.

Ý 3

Giải pháp để giải quyết vấn đề.

Kết bài

Ý nghĩa của việc thể hiện ý kiến phản đối.


Câu hỏi:

Bài tập 6

Bài tập 6 trang 46 VTH Ngữ văn 7 Tập 2

Tự rà roát, đánh giá sau khi hoàn thành bài viết:

STT

Nội dung đánh giá

Mức độ đáp ứng của bài viết

Hướng dẫn giải :

Em hãy suy nghĩ và trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết :

STT

Nội dung đánh giá

Mức độ đáp ứng của bài viết

1

Nêu cụ thể vấn đề nghị luận và ý kiến cần phản đối.

Chỉnh sửa nếu thấy vấn đề nghị luận và ý kiến cần phản đối còn mơ hồ.

2

Trình bày rõ sự phản đối của người viết về ý kiến vừa nêu.

Diễn đạt cho rõ nếu thấy sự phản đối chưa được thể hiện rõ ràng.

3

Đưa ra được lý lẽ và bằng chứng để việc phản đối ý kiến có sức thuyết phục.

Củng cố lý lẽ nếu thấy chưa vững chắc, bổ sung bằng chứng nếu thấy còn thiếu.

4

Nêu được ý nghĩa của việc phản đối ý kiến trái ngược về vấn đề.

Bổ sung nếu thấy chưa nêu được ý nghĩa hoặc nêu chưa rõ.

5

Rà soát lỗi về từ ngữ, câu, đoạn văn, liên kết các câu và các đoạn, cách trình bày bài viết.

Sửa những lỗi phát hiện được

Dụng cụ học tập

Học Văn cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, sách tham khảo về các tác phẩm văn học và từ điển.

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Sách Giáo Khoa: Kết nối tri thức với cuộc sống

- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).

Đọc sách

Có thể bạn chưa biêt?

Ngữ văn là môn học khai phá vẻ đẹp của ngôn ngữ và văn học, giúp chúng ta hiểu sâu sắc hơn về văn hóa, lịch sử và tâm hồn con người qua từng tác phẩm văn chương và các hiện tượng ngôn ngữ học.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Lời chia sẻ Lớp 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, chúng ta đã dần quen với nhịp điệu học tập. Hãy tiếp tục nỗ lực và khám phá thêm những kiến thức mới mẻ!

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Loi Giai SGK