Trang chủ Lớp 7 Vở thực hành Ngữ văn 7 (Kết nối tri thức) Bài 8. Trải nghiệm để trưởng thành Bài tập Bản đồ dẫn đường trang 34 vở thực hành ngữ văn 7: Hành động tìm chía khóa của người đàn ông kì khôi như thế nào?...

Bài tập Bản đồ dẫn đường trang 34 vở thực hành ngữ văn 7: Hành động tìm chía khóa của người đàn ông kì khôi như thế nào?...

Em suy nghĩ để trả lời câu hỏi. Gợi ý giải Bài tập 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 - Bản đồ dẫn đường trang 34 vở thực hành ngữ văn 7 - Bài 8. Trải nghiệm để trưởng thành. Tác dụng của cách mở đầu văn bản bằng việc kể lại câu chuyện có tính chất ngụ ngôn...Hành động tìm chía khóa của người đàn ông kì khôi như thế nào?

Câu hỏi:

Bài tập 1

Bài tập 1 trang 34 VTH Ngữ văn 7 Tập 2

Tác dụng của cách mở đầu văn bản bằng việc kể lại câu chuyện có tính chất ngụ ngôn:

Hướng dẫn giải :

Em suy nghĩ để trả lời câu hỏi, liên hệ tác dụng của việc mở đầu bằng cách kể lại một câu chuyện có tính chất ngụ ngôn

Lời giải chi tiết :

Cách mở đầu văn bản bằng việc kể lại câu chuyện có tính chất ngụ ngôn khiến cho nội dung bức thư hay và sâu sắc hơn, đồng thời tạo sự liên kết cho những vấn đề mà người viết thư sắo nói tới.


Câu hỏi:

Bài tập 2

Bài tập 2 trang 34 VTH Ngữ văn 7 Tập 2

Từ cách tìm chìa khóa rất kì khôi của người đàn ông trong câu chuyện liên tưởng đến:

Hướng dẫn giải :

Em suy nghĩ để trả lời câu hỏi theo gợi ý:

- Hành động tìm chía khóa của người đàn ông kì khôi như thế nào?

- Sự kì khôi thể hiện như thế nào trong lập luận của ông ta?

Lời giải chi tiết :

Từ việc tìm chìa khoá rất kì khôi của người đàn ông trong câu chuyện, tác giả liên hệ đến vấn đề về những tấm bản đồ dẫn đường cho chúng ta. “Rất nhiều khi chúng ta tìm kiếm câu trả lời nơi sáng sủa, trong khi cái chúng ta cần là phải bước vào bóng tối.”


Câu hỏi:

Bài tập 3

Bài tập 3 trang 34 VTH Ngữ văn 7 Tập 2

Khi bàn về hai khía cạnh ý nghĩa của hình ảnh ẩn dụ “tấm bản đồ”, tác giả sử dụng:

- Những lý lẽ:

- Những bằng chứng:

Hướng dẫn giải :

Em đọc văn bản để tìm ra dẫn chứng và trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết :

Khi bàn về hai khía cạnh của hình ảnh ẩn dụ “tấm bản đồ”, tác giả dùng những lý lẽ và bằng chứng:

- Tấm bản đồ dẫn đường là cách nhìn về cuộc đời này, bao gồm cả cách nhìn về con người.

+ “Thường thì cách nhìn này được truyền từ bố mẹ cho chúng ta, rồi qua năm tháng, được điều chỉnh theo từng hoàn cảnh sống, theo tôn giáo hay từ những kinh nghiệm của chính bản thân chúng ta.

+ Đưa ra những con đường khác nhau của bản đồ. “Hãy thử so sánh bản đồ định hướng: Cuộc sống chỉ toàn những chuỗi lo âu, đau khổ, còn niềm vui …. Ta phải trân trọng.”

- Tấm bản đồ còn bao gồm cả cách nhìn nhận về bản thân chúng ta nữa.

+ “Tôi có phải là người đáng yêu? Tôi có giàu có, có thông minh? …. Chiến đấu một cách ngoan cường?”

+ Vai trò của “tấm bản đồ” đối với đường đời của mỗi con người: “Chính tấm bản đồ này quyết định cách nhìn của chúng ta đối với cuộc sống, với mọi người và với chính bản thân mình.”


Câu hỏi:

Bài tập 4

Bài tập 4 trang 34 VTH Ngữ văn 7 Tập 2

Trong việc tìm kiếm tấm bản đồ của mình, “ông” gặp bế tắc là bởi:

Bài học mà “cháu” có thể rút ra được từ kinh nghiệm của “ông”

Hướng dẫn giải :

Em đọc văn bản để tìm ra dẫn chứng và trả lời câu hỏi, chú ý phân tích và suy luận để rút ra bài học

Lời giải chi tiết :

- “Ông” bế tắc trong việc tìm kiếm tấm bản đồ của riêng mình vì: “ông” không hiểu chính bản thân mình, ông nhận thấy mình khác biệt với chính gia đình mình “ông không biết có phải mình là người quá ngây thơ, khờ khạo hay không, … Ông cảm thấy mặt đất dưới chân mình sao mà bấp bênh và không bền vững.”

- Kinh nghiệm ấy của “ông” có thể giúp “cháu” rút ra được bài học là: “cách duy nhất để tìm một bản đồ khác, đó là sẵn sàng tìm kiếm trong bóng tối.” Cần phải tự vẽ lên tấm bản đồ ấy bằng chính kinh nghiệm của mình.


Câu hỏi:

Bài tập 5

Bài tập 5 trang 35 VTH Ngữ văn 7 Tập 2:

a. Cuộc sống chỉ toàn những chuỗi lo âu, đau khổ, còn niềm vui thì hiếm hoi và dễ dàng vụt mất như cánh chim trời!

b. Cuộc sống là một món quà quý mà chúng ta phải trân trọng.

Trong hai ý kiến trên đây, em tán đồng với ý kiến:

Lý do:

Hướng dẫn giải :

Em đọc văn bản và dựa vào suy nghĩ của bản thân để trả lời câu hỏi theo các gợi ý:

- Có phải cuộc sống chỉ toàn lo âu, đau khổ?

- Có phải cuộc sống thực sự là một món quà quý?

- Hai cách nhìn đó khác nhau như thế nào?

- Có loại trừ nhau không?

- Điều gì dẫn đến sự khác biệt ở hai cách nhìn cuộc sống như vậy?

- Liệu có thể có một cách nhìn trung gian giữa hai cách nhìn kia?

Lời giải chi tiết :

Trong hai ý kiến trên, em tán đồng ý kiến b. Vì sau những chuỗi lo âu, đau khổ thì cuộc sống vẫn luôn tồn tại những niềm vui nhỏ bé và chúng ta cần phải biết tôn trọng món quà ấy.


Câu hỏi:

Bài tập 6

Bài tập 6 trang 35 VTH Ngữ văn 7 Tập 2

Điều em rút ra được từ lời khuyên của “ông” dành cho “cháu” ở phần cuối văn bản:

Hướng dẫn giải :

Em đọc văn bản và dựa vào suy nghĩ của bản thân để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết :

Em thấy bản thân mình cần phải biết sống có mục đích hơn. Để từ đó, em có thể tự mình xây dựng những kế hoạch đạt tới thành công. Khi gặp khó khăn hay thử thách em không nên lẩn trốn mà phải biết cách đối diện với những mặt tiêu cực đó.


Câu hỏi:

Bài tập 7

Bài tập 7 trang 35 VTH Ngữ văn 7 Tập 2

Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) về chủ đề: Vai trò của “tấm bản đồ” trên “con đường” đi tới tương lai của bản thân.

Hướng dẫn giải :

Làm rõ được trên hành trình đến với tương lai, mỗi người cần có riêng cho mình một “tấm bản đồ”; “tấm bản đồ” giúp con người chủ động, tự tin vào hướng đi mình lựa chọn; nó có thể giúp con người vượt qua những khó khăn thử thách trên từng bước đường đời…

Lời giải chi tiết :

Trên “con đường” đi tới tương lai của bản thân, “tấm bản đồ” có một vai trò vô cùng quan trọng. “tấm bản đồ” chính là định hướng và mục tiêu của mỗi người trên con đường khám phá thế giới và chính bản thân mình. Chính vì vậy, khi đã có “tấm bản đồ” có nghĩa là người này đã có những định hướng rất cụ thể và mục tiêu đạt được rõ ràng. Từ đó, họ có thể lên kế hoạch, làm từng bước để đạt được kết quả mà họ mong muốn. “tấm bản đồ” còn có khả năng giúp con người có cách nhìn về cuộc sống khác nhau, tuy nhiên chúng ta cần biết hướng tới những điều tích cực và quan trọng là đừng trốn tránh những mặt tiêu cực.

Dụng cụ học tập

Học Văn cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, sách tham khảo về các tác phẩm văn học và từ điển.

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Sách Giáo Khoa: Kết nối tri thức với cuộc sống

- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).

Đọc sách

Có thể bạn chưa biêt?

Ngữ văn là môn học khai phá vẻ đẹp của ngôn ngữ và văn học, giúp chúng ta hiểu sâu sắc hơn về văn hóa, lịch sử và tâm hồn con người qua từng tác phẩm văn chương và các hiện tượng ngôn ngữ học.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Lời chia sẻ Lớp 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, chúng ta đã dần quen với nhịp điệu học tập. Hãy tiếp tục nỗ lực và khám phá thêm những kiến thức mới mẻ!

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Loi Giai SGK