Trang chủ Lớp 7 Vở thực hành Ngữ văn 7 (Kết nối tri thức) Bài 8. Trải nghiệm để trưởng thành Bài tập Câu chuyện về con đường trang 43 vở thực hành ngữ văn 7: Ý nghĩa của hình ảnh “con đường” được nói đến trong văn bản: Em đọc bài và nêu vấn đề...

Bài tập Câu chuyện về con đường trang 43 vở thực hành ngữ văn 7: Ý nghĩa của hình ảnh “con đường” được nói đến trong văn bản: Em đọc bài và nêu vấn đề...

Em đọc bài và nêu ý nghĩa. Soạn Bài tập 1, 2, 3, 4, 5, 6 - Câu chuyện về con đường trang 43 vở thực hành ngữ văn 7 - Bài 8. Trải nghiệm để trưởng thành. Ý nghĩa của hình ảnh “con đường” được nói đến trong văn bản...

Câu hỏi:

Bài tập 1

Bài tập 1 trang 43 VTH Ngữ văn 7 Tập 2

Ý nghĩa của hình ảnh “con đường” được nói đến trong văn bản:

Hướng dẫn giải :

Em đọc bài và nêu ý nghĩa.

Lời giải chi tiết :

+ Con đường có ý nghĩa ngay từ lúc con người sinh ra.

+ Con đường mở ra văn minh nhân loại, là biểu tượng cho sự trưởng thành của một quốc gia.

+ Con đường có mối liên hệ mật thiết với con người.

+ Con đường gắn chặt với số phận là “đường đời”.


Câu hỏi:

Bài tập 2

Bài tập 2 trang 43 VTH Ngữ văn 7 Tập 2

Vấn đề được tác giả tập trung bàn luận trong văn bản Câu chuyện của con đường:

Hướng dẫn giải :

Em đọc bài và nêu vấn đề.

Lời giải chi tiết :

Ý nghĩa phong phú của hình ảnh “con đường” và vai trò của cá nhân trong việc lựa chọn con đường đi cho cuộc đời mình.


Câu hỏi:

Bài tập 3

Bài tập 3 trang 43 VTH Ngữ văn 7 Tập 2

Vai trò của trải nghiệm đối với sự trưởng thành trên từng bước đường đời của con người:

Hướng dẫn giải :

Em đọc bài và trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết :

- Mỗi trải nghiệm là một bước trưởng thành.

- Trải nghiệm giúp con người mạnh mẽ hơn để biết rằng con đường đúng đắn mình sẽ đi.

- Trải nghiệm khiến em mạnh mẽ hơn.


Câu hỏi:

Bài tập 4

Bài tập 4 trang 43 VTH Ngữ văn 7 Tập 2

Ý nghĩa của câu “Mỗi người phải tự “thi công” đường đời của chính mình, “vật liêu” là sức lực, trí tuệ và ý chí của bản thân.”

Hướng dẫn giải :

Em đọc bài và nêu ý nghĩa

Lời giải chi tiết :

Biết được trong mắt người khác, hình ảnh mình chưa tốt đẹp, bản thân ta cần có thái độ cầu thị. Phải chân thành, dũng cảm mà nhận rằng những điểm yếu của ta là có thật, vì thực tế, nhiều lúc ta không thể tự biết mình, mà nhờ có cái nhìn của người ngoài, ta mới biết được sự thiếu hoàn thiện, thậm chí là những cái xấu của bản thân.


Câu hỏi:

Bài tập 5

Bài tập 5 trang 43 VTH Ngữ văn 7 Tập 2

Những lý lẽ và bằng chứng được tác giả sử dụng trong văn bản:

- Lý lẽ:

- Bằng chứng:

Hướng dẫn giải :

Em đọc bài và trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết :

Những lý lẽ và bằng chứng được tác giả sử dụng trong văn bản:

- Lý lẽ: Con đường mở ra văn minh nhân loại, là biểu tượng cho sự trưởng thành của một quốc gia.

- Bằng chứng: Từ đi bằng bốn chân, đến đi bằng hai chân, từ đi bằng hai chân, tay (chèo thuyền) đến đi bằng đầu óc, bằng trí tuệ (ô tô, máy bay, tàu vũ trụ,…)


Câu hỏi:

Bài tập 6

Bài tập 6 trang 44 VTH Ngữ văn 7 Tập 2

Câu “Đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi, mà khó vì lòng người ngại núi e sông” của nhà văn Nguyễn Bá Học được tác giả dẫn ra ở văn bản nhằm mục đích:

Hướng dẫn giải :

Em hãy suy nghĩ và trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết :

Tác giả dẫn ra nhằm mục đích làm rõ hơn những luận điểm mà mình chứng minh.

- Cuộc đời là một chuỗi những thử thách buộc chúng ta phải vượt qua thì mới có thể đạt được thành công và trở thành một người hoàn thiện cả về nhân cách lẫn trí tuệ.

- Ý chí, nghị lực là phẩm chất của con người, có được qua sự rèn luyện, trải nghiệm và ý thức của mỗi người.

- Con người là trung tâm, là chủ nhân của vũ trụ. Vì vậy, không có bất kì một khó khăn, trở ngại ngoại cảnh nào có thể đánh đổ được con người, dù đó là thiên tai bão lũ.

- Nếu ở mỗi thử thách, chúng ta luôn giữ cho mình nghị lực, ý chí vươn lên thì chắc chắn sẽ vượt qua được và đạt được thành công. Ngược lại, nếu ta nhụt chí, yếu đuối, sợ hãi trước thử thách thì sẽ mãi là một con rùa rụt cổ không thể vượt qua nổi chính bản thân mình.

Dụng cụ học tập

Học Văn cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, sách tham khảo về các tác phẩm văn học và từ điển.

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Sách Giáo Khoa: Kết nối tri thức với cuộc sống

- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).

Đọc sách

Có thể bạn chưa biêt?

Ngữ văn là môn học khai phá vẻ đẹp của ngôn ngữ và văn học, giúp chúng ta hiểu sâu sắc hơn về văn hóa, lịch sử và tâm hồn con người qua từng tác phẩm văn chương và các hiện tượng ngôn ngữ học.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Lời chia sẻ Lớp 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, chúng ta đã dần quen với nhịp điệu học tập. Hãy tiếp tục nỗ lực và khám phá thêm những kiến thức mới mẻ!

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Loi Giai SGK