Trang chủ Lớp 9 SGK Khoa học tự nhiên 9 - Cánh diều Chủ đề 11. Di truyền Bài 39. Di truyền liên kết và cơ chế xác định giới tính trang 189, 190, 191 Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều: Hiện nay các nhà chọn, tạo giống vật nuôi...

Bài 39. Di truyền liên kết và cơ chế xác định giới tính trang 189, 190, 191 Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều: Hiện nay các nhà chọn, tạo giống vật nuôi...

Lý thuyết di truyền liên kết. Hướng dẫn giải Câu hỏi trang 189: MĐ, CH 1; Câu hỏi trang 190: LT, CH; Câu hỏi trang 191: CH 1, CH 2, LT, VD - Bài 39. Di truyền liên kết và cơ chế xác định giới tính trang 189, 190, 191 Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều - Chủ đề 11. Di truyền. Hiện nay các nhà chọn, tạo giống vật nuôi, cây trồng đang nghiên cứu kĩ thuật để đưa ra những gene quy định tính trạng tốt vào cùng 1 NST. Việc làm này có ý nghĩa gì?...

Câu hỏi:

Câu hỏi trang 189 Mở đầu (MĐ)

Hiện nay các nhà chọn, tạo giống vật nuôi, cây trồng đang nghiên cứu kỹ thuật để đưa ra những gene quy định tính trạng tốt vào cùng 1 NST. Việc làm này có ý nghĩa gì?

Hướng dẫn giải :

Lý thuyết di truyền liên kết

Lời giải chi tiết :

Việc làm này có ý nghĩa: Nhóm những gene tốt cùng nằm trên 1 NST khi di truyền sẽ di truyền cùng nhau → tạo giống có các đặc tính di truyền tốt luôn đi kèm với nhau.


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 189 Câu hỏi 1

Quan sát hình 39.1 và cho biết:

a) Nhận xét sự di truyền của thân xám, cánh dài và thân đen, cánh ngắn.

b) Vị trí của gen quy định màu sắc thân và chiều dài cánh

c) Cơ thể F1 khi giảm phân tạo ra các loại giao tử nào?

Hướng dẫn giải :

Quan sát hình 39.1

Lời giải chi tiết :

a) Thân xám và cánh dài luôn di truyền cùng nhau. Thân đen và cánh cụt luôn di truyền cùng nhau.

b) Gene quy định màu sắc thân và chiều dài cánh luôn cùng nằm trên 1 NST.

c) F1 tạo ra các loại giao tử: BV và bv


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 190 Luyện tập (LT)

Xét sự di truyền của 2 tính trạng, trội lặn hoàn toàn được quy định bởi hai gene. Hãy phân biệt di truyền liên kết và phân li độc lập bằng cách hoàn thành bảng sau, trong phép lai phân tích của cơ thể dị hợp tử F1.

Hướng dẫn giải :

Dựa vào bảng 39.1

Lời giải chi tiết :

Đặc điểm

Di truyền liên kết

Phân li độc lập

Vị trí của 2 gene trên NST

Cùng nằm trên 1 NST

2 gene nằm trên 2 NST

Số loại giao tử tạo ra ở cơ thể dị hợp F1

2

4

Số loại kiểu hình ở thế hệ con trong phép lai phân tích

2

4

Số lượng biến dị tổ hợp ở đời con trong phép lai phân tích

0

2


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 190 Câu hỏi

Hiện tượng di truyền liên kết được ứng dụng như thế nào trong thực tiễn?

image

Hướng dẫn giải :

Lý thuyết ứng dụng di truyền liên kết trong thực tiễn

Lời giải chi tiết :

- Ứng dụng trong chọn giống: Chọn giống có những tính trạng tốt luôn đi kèm với nhau.

- Làm chỉ thị cho đặc tính của sinh vật giúp phát hiện các thể mang đặc tính quan tâm ở giai đoạn sớm.


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 191 Câu hỏi 1

Quan sát hình 39.2 nêu cơ chế xác định giới tính ở người.

Hướng dẫn giải :

Quan sát hình 39.2

Lời giải chi tiết :

- Cơ chế xác định giới tính là sự phân li của cặp NST giới tính trong quá trình phát sinh giao tử và được tổ hợp lại qua quá trình thụ tinh.

- Giao tử X của mẹ kết hợp với giao tử (X và Y) của bố tạo ra hợp tử: XX (con gái) và XY (con trai) với tỷ lệ xấp xỉ 1 : 1 → cân bằng giới tính.


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 191 Câu hỏi 2

Quan sát hình 39.3, cho biết giới nào là đồng giao tử, dị giao tử?

Hướng dẫn giải :

Quan sát hình 39.3

Lời giải chi tiết :

Giới đồng giao: XX, ZZ

Giới dị giao: X, ZW


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 191 Luyện tập (LT)

Những yếu tố nào có ảnh hưởng đến sự phân hóa giới tính?

Hướng dẫn giải :

Lý thuyết yếu tố có ảnh hưởng đến sự phân hóa giới tính

Lời giải chi tiết :

Những yếu tố có ảnh hưởng đến sự phân hóa giới tính:

- Yếu tố di truyền

- Yếu tố môi trường


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 191 Vận dụng (VD)

Trình bày một số thành tựu trong chọn, tạo giống có ứng dụng di truyền liên kết ở địa phương em.

Hướng dẫn giải :

HS liên hệ địa phương

Lời giải chi tiết :

Bằng phương pháp chọn lọc cá thể đối với các thể đột biến ưu tú, người ta đã tạo ra các giống lúa có tiềm năng năng suất cao như giống lúa DT10, tài nguyên đột biến, nếp thơm TK106..., các giống lúa tẻ cho gạo có mùi thơm như tám thơm đột biến (năm 2000), gạo cho cơm dẻo và ngon như KML-g, DT33, VLD95_19,...

Dụng cụ học tập

Chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, máy tính cầm tay, các dụng cụ thí nghiệm như kính hiển vi, ống nghiệm, hóa chất,...

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Sách Giáo Khoa: Cánh diều

- Bộ sách Cánh Diều được lựa chọn bởi phù hợp nhiều đối tượng học sinh. Mỗi cuốn sách giáo khoa Cánh Diều đều chứa đựng rất nhiều sáng tạo, tâm huyết, mang đầy tri thức và cảm xúc của các tác giả biên soạn.

Đọc sách

Có thể bạn chưa biêt?

Môn Khoa Học Tự Nhiên là môn gì? Đây là môn học được xây dựng và phát triển dựa trên nền tảng của các môn Vật Lí, Hóa Học, Sinh Học và Khoa học Trái Đất. Có thể hiểu một cách đơn giản hơn là gộp các môn: Vật Lí, Hóa Học và Sinh Học ở chương trình THCS vào làm một.

Nguồn : Gia sư đất việt

Lời chia sẻ Lớp 9

Lớp 9 - Năm cuối cấp trung học cơ sở, chuẩn bị cho kỳ thi quan trọng. Những áp lực sẽ lớn nhưng hãy tin tưởng vào khả năng của bản thân và nỗ lực hết mình!

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Loi Giai SGK