Trang chủ Lớp 9 SGK Khoa học tự nhiên 9 - Cánh diều Chủ đề 11. Di truyền Bài 36. Nguyên phân và giảm phân trang 175, 176, 177 Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều: Cơ thể con người lớn lên từ một tế bào hợp tử và sự duy trì bộ NST của loài qua các thế hệ là...

Bài 36. Nguyên phân và giảm phân trang 175, 176, 177 Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều: Cơ thể con người lớn lên từ một tế bào hợp tử và sự duy trì bộ NST của loài qua các thế hệ là...

Cơ thể con người lớn lên từ một tế bào hợp tử và sự duy trì bộ NST của loài qua các thế hệ. Hướng dẫn cách giải/trả lời Câu hỏi trang 175: MĐ, CH; Câu hỏi trang 176: CH ; Câu hỏi trang 177: LT, CH; Câu hỏi trang 178: CH, LT, VD - Bài 36. Nguyên phân và giảm phân trang 175, 176, 177 Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều - Chủ đề 11. Di truyền. Cơ thể con người lớn lên từ một tế bào hợp tử và sự duy trì bộ NST của loài qua các thế hệ là nhờ quá trình phân bào nào?...

Câu hỏi:

Câu hỏi trang 175 Mở đầu (MĐ)

Cơ thể con người lớn lên từ một tế bào hợp tử và sự duy trì bộ NST của loài qua các thế hệ là nhờ quá trình phân bào nào?

Hướng dẫn giải :

Cơ thể con người lớn lên từ một tế bào hợp tử và sự duy trì bộ NST của loài qua các thế hệ

Lời giải chi tiết :

Cơ thể con người lớn lên từ một tế bào hợp tử và sự duy trì bộ NST của loài qua các thế hệ là nhờ quá trình nguyên phân và quá trình giảm phân


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 175 Câu hỏi

Quan sát hình 36.1, cho biết kết quả của quá trình phân chia tế bào theo hình thức nguyên phân

image

Hướng dẫn giải :

Quan sát hình 36.1

Lời giải chi tiết :

Kết quả: Từ 1 tế bào ban đầu tạo ra 2 tế bào con có bộ NST giống nhau và giống tế bào mẹ.


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 176 Câu hỏi

Quan sát hình 36.2, cho biết kết quả của quá trình phân chia tế bào theo hình thức giảm phân

Hướng dẫn giải :

Quan sát hình 36.2

Lời giải chi tiết :

Kết quả: Từ 1 tế bào ban đầu tạo ra 4 tế bào con có bộ NST giảm đi 1 nửa.


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 177 Luyện tập (LT)

Quan sát hình 36.1 và 36.2, phân biệt nguyên phân và giảm phân theo gợi ý bảng 36.1.

image

Hướng dẫn giải :

Quan sát hình 36.1 và 36.2 và dựa vào gợi ý bảng 36.1

Lời giải chi tiết :

Đặc điểm

Nguyên phân

Giảm phân

Diễn ra ở loại tế bào

Tế bào sinh dưỡng và tế bào sinh dục sơ khai

Tế bào sinh dục chín

Số lần phân chia bộ NST kép

1

2

Số lượng NST trong mỗi bộ NST sau phân chia

Giữ nguyên

Giảm 1 nửa

Cách xếp hàng của các NST kép ở kì giữa

1 hàng

2 hàng

Có hiện tượng trao đổi chéo

Không

Số tế bào con được hình thành

2

4


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 177 Câu hỏi

Quan sát hình 36.3, vị trí được đánh số (1), (2) và (3) tương ứng với nguyên phân hay giảm phân. Từ đó nêu mối quan hệ giữa nguyên phân, giảm phân và thụ tinh trong việc duy trì bộ NST qua các thế hệ ở các loài sinh sản hữu tính.

image

Hướng dẫn giải :

Quan sát hình 36.3

Lời giải chi tiết :

(1): nguyên phân

(2): giảm phân

(3): giảm phân

Mối quan hệ giữa nguyên phân, giảm phân và thụ tinh trong việc duy trì bộ NST qua các thế hệ ở các loài sinh sản hữu tính: Sự phối hợp các quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh là cơ chế duy trì ổn định bộ nhiễm sắc thể đặc trưng của loài sinh sản hữu tính qua các thế hệ vì các loài sinh sản hữu tính tạo ra cơ thể mới thông qua sự phối hợp giữa cả 3 quá trình: Giảm phân tạo ra các giao tử mang bộ NST đơn bội (n). Giao tử đực (n) và giao tử cái (n) thông qua quá trình thụ tinh tạo ra giao tử (2n), giao tử lưỡng bội giúp phục hồi bộ NST đặc trưng của loài, sau đó thông qua quá trình nguyên phân, giao tử phát triển thành cơ thể mới.


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 178 Câu hỏi

Nêu thêm ví dụ về ứng dụng nguyên phân, giảm phân trong nhân giống cây trồng, vật nuôi.

Hướng dẫn giải :

Dựa vào lý thuyết ứng dụng của phân bào

Lời giải chi tiết :

Ứng dụng của nguyên phân vào thực tiễn là giâm cành, chiết cành, ghép cành và nuôi cấy mô tế bào.

Trong phòng thí nghiệm, quá trình giảm phân tạo các hạt phấn có bộ NST n được nuôi cấy thành các cây đơn bội hoặc được đa bội hóa rồi nuôi cấy tạo các cây lưỡng bội → Nhân nhanh giống cây trồng


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 178 Luyện tập (LT)

Những giống vật nuôi, cây trồng trong hình 36.4 có thể được tạo ra nhờ ứng dụng nguyên phân hay giảm phân?

image

Hướng dẫn giải :

Quan sát hình 36.4, dựa vào kiến thức về nguyên phân và giảm phân

Lời giải chi tiết :

a) b) d) có thể được tạo ra nhờ ứng dụng giảm phân

c) có thể được tạo ra nhờ ứng dụng nguyên phân hoặc giảm phân


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 178 Vận dụng (VD)

Quan sát hình 36.5, nêu cơ sở khoa học của phương pháp tạo ra cây bưởi B và C.

image

Hướng dẫn giải :

Quan sát hình 36.5

Lời giải chi tiết :

Cơ sở tạo cây bưởi B: nguyên phân

Cơ sở tạo cây bưởi C: giảm phân

Dụng cụ học tập

Chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, máy tính cầm tay, các dụng cụ thí nghiệm như kính hiển vi, ống nghiệm, hóa chất,...

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Sách Giáo Khoa: Cánh diều

- Bộ sách Cánh Diều được lựa chọn bởi phù hợp nhiều đối tượng học sinh. Mỗi cuốn sách giáo khoa Cánh Diều đều chứa đựng rất nhiều sáng tạo, tâm huyết, mang đầy tri thức và cảm xúc của các tác giả biên soạn.

Đọc sách

Có thể bạn chưa biêt?

Môn Khoa Học Tự Nhiên là môn gì? Đây là môn học được xây dựng và phát triển dựa trên nền tảng của các môn Vật Lí, Hóa Học, Sinh Học và Khoa học Trái Đất. Có thể hiểu một cách đơn giản hơn là gộp các môn: Vật Lí, Hóa Học và Sinh Học ở chương trình THCS vào làm một.

Nguồn : Gia sư đất việt

Lời chia sẻ Lớp 9

Lớp 9 - Năm cuối cấp trung học cơ sở, chuẩn bị cho kỳ thi quan trọng. Những áp lực sẽ lớn nhưng hãy tin tưởng vào khả năng của bản thân và nỗ lực hết mình!

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Loi Giai SGK