Trang chủ Lớp 10 SBT Vật lí 10 - Kết nối tri thức Chương VII. Biến dạng của vật rắn. Áp suất chất lỏng Bài 34. Khối lượng riêng. Áp suất chất lỏng trang 65, 66, 67 SBT Vật lý 10 Kết nối tri thức: Một người tập yoga. Tư thế thứ nhất là đứng hai chân trên sàn, tư thế thứ hai là...

Bài 34. Khối lượng riêng. Áp suất chất lỏng trang 65, 66, 67 SBT Vật lý 10 Kết nối tri thức: Một người tập yoga. Tư thế thứ nhất là đứng hai chân trên sàn, tư thế thứ hai là...

Nắm vững lý thuyết về áp lực và áp suất. Giải chi tiết 34.1, 34.2, 34.3, 34.4, 34.5, 34.6, 34.7, 34.8, 34.9, 34.10 - Bài 34. Khối lượng riêng. Áp suất chất lỏng trang 65, 66, 67 SBT SGK Vật lý 10 Kết nối tri thức với cuộc sống - Chương VII. Biến dạng của vật rắn. Áp suất chất lỏng. Một người tập yoga. Tư thế thứ nhất là đứng hai chân trên sàn, tư thế thứ hai là đứng một chân trên sàn, tư thế thứ ba là nằm trên sàn...

Câu hỏi:

34.1

Một người tập yoga. Tư thế thứ nhất là đứng hai chân trên sàn, tư thế thứ hai là đứng một chân trên sàn, tư thế thứ ba là nằm trên sàn. Sự so sánh nào sau đây về áp lực và áp suất của người đó trong ba tư thế trên là đúng?

A. F1 = F2 = F3 và p1 = p2 = p3. B. F1 = F2 = F3 và p2 > p1 > p3.

C. F1 = F2 = F3 và p1 > p2 > p3. D. F2 > F1 > F3 và p2 > p1 > p3.

Hướng dẫn giải :

Nắm vững lý thuyết về áp lực và áp suất.

Lời giải chi tiết :

Người đó tác dụng lên mặt sàn lực F có độ lớn bằng trọng lực P của người nên áp lực tác dụng lên mặt sàn là như nhau: F1 = F2 = F3.

Vì diện tích tiếp xúc của tư thế thứ hai nhỏ hơn diện tích tiếp xúc của tư thế thứ nhất và nhỏ hơn diện tích tiếp xúc của tư thế thứ ba nên: p2 > p1 > p3.

Chọn đáp án B.


Câu hỏi:

34.2

Biết thể tích các chất chứa trong bốn bình ở Hình 34.1 bằng nhau S1 = S2 = S3 = 4S4; ρcát = 3,6ρnước muối = 4ρnước. Sự so sánh nào sau đây về áp lực của các chất trong bình tác dụng lên đáy bình là đúng?

A. F1 = F2 = F3 = F4.

B. F1 > F2 > F3 >F4.

C. F1 > F4 > F2 = F3.

D. F4 > F3 > F2 = F1.

image

Hướng dẫn giải :

Dựa vào các yếu tố phụ thuộc của áp lực.

Lời giải chi tiết :

Ta có áp lực phụ thuộc vào hai yếu tố: Độ lớn của lực tác dụng lên vật và diện tích bề mặt tiếp xúc lên vật.

Có F = mg = ρVg

Giả thiết có ρ1 > ρ42,3

=> F1 > F4 > F2 = F3

Chọn đáp án C.


Câu hỏi:

34.3

Sự so sánh nào sau đây về áp suất của các chất trong bình tác dụng lên đáy bình ở bài 34.2 là đúng?

A. p1 = p2 = p3 = p4. B. p4 > p1 > p3 > p2.

C. p1 > p4 > p2 = p3. D. p1 > p2 > p3 > p4.

Hướng dẫn giải :

Dựa vào các yếu tố phụ thuộc của áp suất.

Lời giải chi tiết :

Áp suất phụ thuộc vào áp lực và diện tích mặt bị ép.

Theo câu 34.3 có F1 > F4 > F2 = F3

và S1 = S2 = S3 > S4.

Ngoài ra ta còn có công thức tính áp suất: p = pa + ρ.g.h.

Trong đó:

+ p: áp suất ở đáy cột chất lỏng.

+ pa: áp suất khí quyển.

+ ρ: khối lượng riêng của chất lỏng.

+ g: gia tốc trọng trường.

+ h: chiều cao cột chất lỏng.

Ta thấy h1 = h2 < h3 < h4.

=> p4 > p1 > p3 > p2.

Chọn đáp án B.


Câu hỏi:

34.4

Trong thí nghiệm vẽ ở Hình 34.2, ban đầu cân thăng bằng. Sau đó, nhúng đồng thời cả hai vật chìm trong nước ở hai bình khác nhau. Phương án nào sau đây là đúng?

A. Cân nghiêng về bên trái.

B. Cân nghiêng về bên phải.

C. Cân vẫn thăng bằng.

D. Chưa xác định được vì chưa biết độ sâu của nước trong các bình.

image

Hướng dẫn giải :

Vận dụng lực đẩy Ác si mét: FA = D.V.

Trong đó:

+ FA: lực đẩy Ác si mét (N)

+ D: trọng lượng riêng của chất lỏng (N/m3)

+ V: thể tích của phần chất lỏng bị chiếm chỗ (m3)

Lời giải chi tiết :

Ta có công thức tính khối lượng riêng ρ = \(\frac{m}{V}\)

Ta thấy Vsứ > Vsắt => ρsứ < ρsắt

Lại có D = ρg => Dsứ < Dsắt

Khi nhúng hai vật vào nước, hai vật chịu tác dụng của lực đẩy Ác-si-mét.

Theo công thức tính lực đẩy Ác si mét, ta có: FA = D.V

Khi đó FASứ < FA Sắt nên vậtcân sẽ nghiêng về phía vật làm bằng sắt.

Chọn đáp án B.


Câu hỏi:

34.5

Tính độ chênh lệch áp suất giữa 2 điểm nằm trong nước, trong thuỷ ngân

trên hai mặt phẳng nằm ngang cách nhau 20 cm. Biết \({\rho _{{H_2}O}}\) = 1 000 kg/m3; ρHg = 13 600kg/m3 và g = 9,8 m/s2.

Hướng dẫn giải :

Áp dụng phương trình cơ bản của chất lưu đứng yên: ∆p = ρg.∆h.

Lời giải chi tiết :

Độ chênh lệch áp suất giữa 2 điểm nằm trong nước là:

∆pH2O = \({\rho _{{H_2}O}}\)g.∆h = 1000.9,8.0,2 = 1960 Pa.

Độ chênh lệch áp suất giữa 2 điểm nằm trong thủy ngân là:

∆pHg = pHg.g∆h = 13600.9,8.0,2 = 26656 Pa.


Câu hỏi:

34.6

Một ngôi nhà gỗ có 8 cột đặt trên những viên đá hình vuông cạnh 40 cm. Nền đất ở đây chỉ chịu được tối đa áp suất 2.105 Pa. Để an toàn, người ta thiết kế sao cho áp suất ngôi nhà tác dụng lên nền đất chỉ bằng 50% áp suất trên. Hỏi ngôi nhà chỉ có thể có khối lượng tối đa là bao nhiêu? Lấy g = 10 m/s2.

Hướng dẫn giải :

Áp dụng công thức tính áp suất: p = \(\frac{{{F_c}}}{S}\).

Lời giải chi tiết :

Mỗi cột nhà được phép tác dụng lên nền nhà áp lực tối đa:

Fc = p.S = 0,5.2.105.0,4.0,4 = 0,16.105 N.

Nhà được phép tác dụng lên nền nhà lực tối đa: F = 8.Fc = 128 000 N.

Do đó, khối lượng của nhà chỉ có thể có giá trị tối đa là 12 800 kg = 12,8 tấn,


Câu hỏi:

34.7

Một bình trụ đế nằm ngang diện tích 50 cm chứa 1 Lnước, biết \({\rho _{{H_2}O}}\) = 1 000 kg/m3.

a) Tính độ chênh lệch áp suất giữa đáy bình và mặt thoáng của nước.

b) Tính áp suất ở đáy bình. Biết áp suất của khí quyển là 1,013. 105 Pa.

c) Người ta đặt lên mặt thoáng của nước một pit-tông có khối lượng 2 kg, đường kính bằng đường kính trong của bình. Coi pit-tông có thể trượt không ma sát lên thành bình. Tính áp suất tác dụng lên đáy bình biết g = 9,8 m/s2.

Hướng dẫn giải :

a) Áp dụng phương trình cơ bản của chất lưu đứng yên: ∆p = ρg.∆h.

b) Áp dụng công thức tính áp suất chất lỏng: p = pa + ρ.g.h.

c) Áp suất tác dụng lên đáy bình bằng áp suất chất lỏng tác dụng lên đáy bình cộng với áp suất của pít-tông đặt thêm: p’ = p + \(\frac{P}{S}\).

Lời giải chi tiết :

a) Độ cao cột nước trong bình: h = \(\frac{V}{S}\)= 0,2 m.

Áp dụng phương trình cơ bản của chất lưu đứng yên:

∆p = ρg.∆h = 1000.9,8.0,2 = 1960 Pa.

b) Áp suất ở đáy bình là: p = pa + ρ.g.h = 1,013.105 + 1960 = 1,032.105 Pa.

c) Áp suất tác dụng lên đáy bình là:

p’ = p + \(\frac{P}{S}\) = 1,032.105 + \(\frac{{2.9,8}}{{{{50.10}^{ - 4}}}}\)= 1,071.105 Pa.


Câu hỏi:

34.8

Khi treo một vật rắn hình trụ ở ngoài không khí vào lực kế thì lực kế chỉ 150 N. Khi thả vật chìm hoàn toàn trong nước thì lực kế chỉ 90 N. Hỏi khi thả vật chìm hoàn toàn vào một chất lỏng có khối lượng riêng ρ = 750 kg/m3 thì số chỉ của lực kế là bao nhiêu? Lấy g = 10m/s2; khối lượng riêng của nước ρn = 1 000 kg/m3.

Hướng dẫn giải :

Vật ở ngoài không khí: F = P = mg.

Vật ở trong nước: F = P – (F1 – F2).

Vật ở trong chất lỏng ρ thì F = P – ρgV.

Lời giải chi tiết :

Vật ở ngoài không khí: F = P = mg.

Vật ở trong nước: F = P – (F1 – F2) = P – (p1 – p2)S = p – ρngSh = ρ – ρngV

=> V = \(\frac{{150 - 90}}{{10000}}\)= 0,006 m3.

Vật ở trong chất lỏng ρ thì F = P – ρgV => F’ = 150 – ρgV = 105 N.


Câu hỏi:

34.9

Người ta đổ thêm 100 cm3 nước vào một nhánh của một bình hình chữ U

có hai nhánh giống nhau đang chứa thuỷ ngân. Hỏi mặt thoáng của thuỷ ngân ở nhánh bên kia của bình di chuyển bao nhiêu cm? Biết đường kính trong của bình d = 2 cm, khối lượng riêng của thuỷ ngân P =13 600 kg/m3 và của nước \({\rho _{{H_2}O}}\) = 1 000 kg/m3.

Hướng dẫn giải :

Áp dụng phương trình cơ bản của chất lưu đứng yên: ∆p = ρg.∆h.

Lời giải chi tiết :

image


Câu hỏi:

34.10

Một miếng hợp kim hình trụ bằng vàng và đồng được treo vào một lực kế điện tử, lực kế chỉ F1 = 5,67 N. Khi nhúng miếng hợp kim ngập hoàn toàn trong nước thì lực kế chỉ F2 = 5,14 N. Biết khối lượng riêng của nước ρ1 = 1 g/cm3, của vàng ρ2 = 19,3 g/cm3, của đồng ρ3 = 8,6 g/cm3. Lấy g = 10 m/s2.

a) Tính khối lượng của miếng hợp kim.

b) Tính thể tích của miếng hợp kim bằng cách dùng phương trình cơ bản của

thuỷ tĩnh học.

c) Xác định tỉ lệ vàng trong hợp kim.

Hướng dẫn giải :

a) Áp dụng công thức P = mg => m = \(\frac{P}{g}\)= \(\frac{{{F_1}}}{g}\).

b) F2 = P – Fa. Trong đó Fa là hợp lực do áp suất của nước tác dụng lên vật:

Fa = p1S– p2S = ∆p.S = ρg∆h.S = ρgV.

=> F2 = F1 – ρgV => V = \(\frac{{{F_2} - {F_1}}}{{\rho g}}\).

c) Có m1 + m2 = m => ρ1V1 + ρ2V2 = m.

Lời giải chi tiết :

a) Áp dụng công thức P = mg => m = \(\frac{P}{g}\)= \(\frac{{{F_1}}}{g}\)= \(\frac{{5,67}}{{10}}\)= 0,567 kg = 567 g.

b) F2 = P – Fa. Trong đó Fa là hợp lực do áp suất của nước tác dụng lên vật:

Fa = p1S– p2S = ∆p.S = ρg∆h.S = ρgV.

=> F2 = F1 – ρgV => V = \(\frac{{{F_2} - {F_1}}}{{\rho g}}\)= \(\frac{{5,67 - 5,14}}{{1.10}}\)= 53 m3.

c) Có m1 + m2 = m => ρ1V1 + ρ2V2 = 567 ó 19,3V1 + 8,6V2 = 567

Mặt khác có: V1 + V2 = 53 cm3.

=> V1 ≈ 10,39 cm3. Vì m1 = ρ1V1 => m1 ≈ 200 g.

=> \(\frac{{{m_1}}}{m}\)= \(\frac{{200}}{{567}}\)≈ 0,35 = 35 %.

Dụng cụ học tập

Học Vật Lý cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, máy tính cầm tay và các dụng cụ thí nghiệm như máy đo, nam châm, dây dẫn.

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Sách Giáo Khoa: Kết nối tri thức với cuộc sống

- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).

Đọc sách

Có thể bạn chưa biêt?

Vật lý học là môn khoa học tự nhiên khám phá những bí ẩn của vũ trụ, nghiên cứu về vật chất, năng lượng và các quy luật tự nhiên. Đây là nền tảng của nhiều phát minh vĩ đại, từ lý thuyết tương đối đến công nghệ lượng tử.'

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Lời chia sẻ Lớp 10

Lớp 10 - Năm đầu tiên ở cấp trung học phổ thông, bước vào một môi trường mới với nhiều bạn bè từ khắp nơi. Hãy tận hưởng thời gian này và bắt đầu định hướng tương lai cho mình!

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Loi Giai SGK