Trang chủ Lớp 11 SGK Toán 11 - Cùng khám phá Chương VII. Đạo hàm Mục 2 trang 39, 40, 41, 42 Toán 11 tập 2 - Cùng khám phá: Hàm số \(y = {e^{3x - {x^2}}}\) là hàm hợp của hai hàm số nào?...

Mục 2 trang 39, 40, 41, 42 Toán 11 tập 2 - Cùng khám phá: Hàm số \(y = {e^{3x - {x^2}}}\) là hàm hợp của hai hàm số nào?...

Áp dụng công thức \({({x^n})’} = n. Hướng dẫn giải Hoạt động 2 , Luyện tập 2, Hoạt động 3, Luyện tập 3, Vận dụng 1, Hoạt động 4, Luyện tập 4, Hoạt động 5, Luyện tập 5 - mục 2 trang 39, 40, 41, 42 SGK Toán 11 tập 2 - Cùng khám phá - Bài 2. Các quy tắc tính đạo hàm. Cho hàm số \(u(x) = {x^2}\) và \(v(x) = x\)...Hàm số \(y = {e^{3x - {x^2}}}\) là hàm hợp của hai hàm số nào?

Câu hỏi:

Hoạt động 2

Cho hàm số \(u(x) = {x^2}\) và \(v(x) = x\)

a, Tính \({u’}(x)\) và \({v’}(x)\)

b, Ở Ví dụ 4 của Bài 1 ta đã biết \({({x^2} + x)’} = 2x + 1\). Có nhận xét gì về mối liên hệ \({{\rm{[}}u(x) + v(x){\rm{]}}’}\) và \({u’}(x)\)+ \({v’}(x)\)

Hướng dẫn giải :

Áp dụng công thức \({({x^n})’} = n.{x^{n - 1}}\)

Lời giải chi tiết :

a, Ta có: \({({x^2})’} = 2.{x^{2 - 1}} = 2x\)

\({x’} = 1.{x^{1 - 1}} = 1\)

b, Từ kết quả câu a, ta có: \({{\rm{[}}u(x) + v(x){\rm{]}}’}\)= \({u’}(x)\)+ \({v’}(x)\)


Câu hỏi:

Luyện tập 2

Tính \({f’}(1)\) và \({f’}(4)\)biết \(f(x) = {x^2} + \sqrt x - \frac{1}{x}\)

Hướng dẫn giải :

Tính \({f’}(x)\) dựa vào công thức: \({({x^n})’} = n.{x^{n - 1}}\), \({(\sqrt x )’} = \frac{1}{{2\sqrt x }}\) và \({(\frac{1}{x})’} = \frac{{ - 1}}{{{x^2}}}\)

Thay x=1, x=4 để tính \({f’}(1)\), \({f’}(4)\)

Lời giải chi tiết :

Ta có: \({f’}(x) = {({x^2} + \sqrt x - \frac{1}{x})’} = 2x + \frac{1}{{2\sqrt x }} + \frac{1}{{{x^2}}}\)

\({f’}(1) = 2.1 + \frac{1}{{2.1}} + \frac{1}{{{1^2}}} = 2 + \frac{1}{2} + 1 = \frac{7}{2}\)

\({f’}(4) = 2.4 + \frac{1}{{2.\sqrt 4 }} + \frac{1}{{{4^2}}} = 8 + \frac{1}{4} + \frac{1}{{16}} = \frac{{133}}{{16}}\)


Câu hỏi:

Hoạt động 3

Cho hàm số \(u(x) = {x^3}\) và \(v(x) = {x^2}\)

a, Tính đạo hàm của hàm số y= u(x).v(x)

b, Hoàn thành bảng 7.2

image

c, So sánh kết quả câu a và b và rút ra nhận xét.

Hướng dẫn giải :

a, Tính u(x). v(x) rồi tính đạo hàm theo công thức \({({x^n})’} = n.{x^{n - 1}}\)

b, Tính \({u’}(x)\) và \({v’}(x)\) theo công thức \({({x^n})’} = n.{x^{n - 1}}\) và hoàn thành bảng

Lời giải chi tiết :

a, Ta có: \(u(x).v(x) = {x^3}.{x^2} = {x^5}\)

\( \Rightarrow {{\rm{[}}u(x).v(x){\rm{]}}’} = {({x^5})’} = 5{x^4}\)

b, Bảng 7,2

image

c, Nhận xét: \({{\rm{[}}u(x).v(x){\rm{]}}’} = \)\({u’}(x).v(x) + u(x).{v’}(x)\)


Câu hỏi:

Luyện tập 3

Tính đạo hàm các hàm số sau:

a, \(y = ( - 2{x^2} + 3x + 1).\sqrt x \)

b, \(y = \frac{{2{x^2} - 1}}{{1 - 3x}}\)

Hướng dẫn giải :

Áp dụng công thức đạo hàm: \({(u.v)’} = {u’}.v + u.{v’}\)

\({(\frac{u}{v})’} = \frac{{{u’}.v - u.{v’}}}{{{v^2}}}\)

Lời giải chi tiết :

a, Ta có: \(\begin{array}{l}{y’} = {( - 2{x^2} + 3x + 1)’}.\sqrt x + ( - 2{x^2} + 3x + 1).{(\sqrt x )’}\\ = ( - 4x + 3).\sqrt x + ( - 2{x^2} + 3x + 1).\frac{1}{{2\sqrt x }}\\ = - 4x\sqrt x + 3\sqrt x - x\sqrt x + \frac{3}{2}\sqrt x + \frac{1}{{2\sqrt x }}\\ = - 5x\sqrt x + \frac{9}{2}\sqrt x + \frac{1}{{2\sqrt x }}\end{array}\)

b, Ta có: \(\begin{array}{l}{y’} = \frac{{{{(2{x^2} - 1)}’}.(1 - 3x) - (2{x^2} - 1).{{(1 - 3x)}’}}}{{{{(1 - 3x)}^2}}}\\ = \frac{{4x.(1 - 3x) - (2{x^2} - 1).( - 3)}}{{{{(1 - 3x)}^2}}} = \frac{{4x - 12{x^2} + 6{x^2} - 3}}{{{{(1 - 3x)}^2}}}\\ = \frac{{4x - 6{x^2} - 3}}{{{{(1 - 3x)}^2}}}\end{array}\)


Câu hỏi:

Vận dụng 1

Điện lượng Q ( đơn vị: C) truyền trong một dây dẫn tại thời điểm t ( giây) được tính bởi \(Q(t) = {t^3} - 3{t^2} + 5t + 1\). Biết rằng cường độ dòng điện tại thời điểm t là I(t) ( đơn vị :A) có giá trị bằng với \({Q’}(t)\)

a, Tính cường độ dòng điện tại thời điểm \(t = \frac{1}{2}\) giây và t= 2 giây. Tại thời điểm nào thì cường độ dòng điện lớn hơn.

b, Tìm thời điểm mà cường độ dòng điện đạt giá trị nhỏ nhất.

image

Hướng dẫn giải :

a, Tính I(t) = \({Q’}(t)\). Thay giá trị \(t = \frac{1}{2}\) và t= 2

b, Áp dụng hằng đẳng thức tìm min.

Lời giải chi tiết :

a, Ta có: I(t) = \({Q’}(t) = {({t^3} - 3{t^2} + 5t + 1)’} = 3{t^2} - 6t + 5\)

Thay giá trị \(t = \frac{1}{2}\) và t= 2 ta được:

\(I(\frac{1}{2}) = 3.{(\frac{1}{2})^2} - 6.\frac{1}{2} + 5 = \frac{3}{4} - 3 + 5 = \frac{{11}}{4}\)

\(I(2) = {3.2^2} - 6.2 + 5 = 5\)

b, Ta có: \(I(t) = 3{t^2} - 6t + 5 = 3.({t^2} - 2t + 1) + 2 = 3.{(t - 1)^2} + 2\)

Vì \({(t - 1)^2} \ge 0 \Rightarrow 3.{(t - 1)^2} + 2 \ge 2\)

Vậy giá trị nhỏ nhất của cường độ dòng điện là 2(A) tại t= 2 giây.


Câu hỏi:

Hoạt động 4

Cho hai hàm số \(f(u) = {u^4}\) và \(u(x) = 2{x^2} + 1\)

a, Tính giá trị của u(1) và f(u(1)

b, Trong biểu thức của f(u), nếu ta thay biến u bởi u(x) thì ta thu được một biểu thức theo biến x. Hãy viết ra biểu thức này.

Hướng dẫn giải :

Thay x=1 để tính u(1) và thay u(1) để tính f(u(1))

Lời giải chi tiết :

a, Thay x=1 ta được: \(u(1) = {2.1^2} + 1 = 3\)

Thay u(1)=3 vào f(u) ta được: f(u(1))=\({3^4} = 81\)

b, Ta có: \(f(u) = {u^4} = {(2{x^2} + 1)^4}\)


Câu hỏi:

Luyện tập 4

Hàm số \(y = {e^{3x - {x^2}}}\) là hàm hợp của hai hàm số nào?

Hướng dẫn giải :

Hàm số là hàm hợp của \({e^u}\) và \(u = 3x - {x^2}\)

Lời giải chi tiết :

Hàm số là hàm hợp của \({e^u}\) và \(u = 3x - {x^2}\)


Câu hỏi:

Hoạt động 5

Cho hàm số \(f(u) = {u^2}\) và \(u(x) = {x^2} + 1\). Hàm hợp của hàm số f và u là \(y = f(u(x)) = {({x^2} + 1)^2}\)

a, Tìm \({y’}\)bằng cách khai triển biểu thức \({({x^2} + 1)^2}\)và áp dụng quy tắc tính đạo hàm của hàm tổng

b, Một học sinh cho rằng: Vì \({({u^2})’} = 2u\) nên \({y’} = {\rm{[}}{({x^2} + 1)^2}{\rm{]}} = 2({x^2} + 1)\). Kết quả này đúng hay sai.

c, Tính \({f’}(u).{u’}(x)\) và so sánh kết quả \({y’}\) ở câu a, sau đó rút ra nhận xét.

Hướng dẫn giải :

a, Sử dụng khai triển hằng đẳng thức và áp dụng quy tắc tính đạo hàm

b, Dụa vào kết quả câu a và kết luận

c, Tính \({f’}(u).{u’}(x)\)

Lời giải chi tiết :

a, Ta có: \({({x^2} + 1)^2} = {x^4} + 2{x^2} + 1\)

\( \Rightarrow {y’} = {({x^4} + 2{x^2} + 1)’} = 4{x^3} + 4x\)

b, Kết quả của câu b là sai

c, Ta có:

\(\begin{array}{l}f'(u) = 2u\\u'(x) = 2x\\ \Rightarrow f'(u).u'(x) = 2u.2x = 2.({x^2} + 1).2x = 4{x^3} + 4x\end{array}\)

Nhận xét: \(f'(x) = f'(u).{u’}(x)\)


Câu hỏi:

Luyện tập 5

Tính đạo hàm các hàm số sau: a, \(y = \sqrt {7 - 3x} \)

b, \(y = {(2\sqrt x + \frac{1}{x})^3}\)

Hướng dẫn giải :

Sử dụng đạo hàm của hàm hợp \(f'(x) = f'(u).{u’}(x)\) và các quy tắc tính đạo hàm

Lời giải chi tiết :

a, Ta có: \({y’} = {(\sqrt {7 - 3x} )’} = \frac{1}{{2\sqrt {7 - 3x} }}.{(7 - 3x)’} = \frac{{ - 3}}{{2.\sqrt {7 - 3x} }}\)

b, Ta có: \(\begin{array}{l}{y’} = 3.{(2\sqrt x + \frac{1}{x})^2}.{(2\sqrt x + \frac{1}{x})’} = 3.(2\sqrt x + \frac{1}{x}).(2.\frac{1}{{2\sqrt x }} - \frac{1}{{{x^2}}})\\ = 3.(2.\sqrt x + \frac{1}{x}).(\frac{1}{{\sqrt x }} - \frac{1}{{{x^2}}})\end{array}\)

Dụng cụ học tập

Để học tốt môn Toán, chúng ta cần có sách giáo khoa, vở bài tập, bút chì, bút mực, thước kẻ, compa, máy tính cầm tay và giấy nháp.

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Sách Giáo Khoa: Cùng khám phá

Đọc sách

Có thể bạn chưa biêt?

Toán học, được ví như "ngôn ngữ của vũ trụ", không chỉ là môn học về số và hình học. Đó là lĩnh vực nghiên cứu trừu tượng về các cấu trúc, không gian và phép biến đổi, góp phần quan trọng vào việc giải mã các hiện tượng tự nhiên và phát triển công nghệ.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Lời chia sẻ Lớp 11

Lớp 11 - Năm học quan trọng, bắt đầu hướng đến những mục tiêu sau này. Hãy học tập chăm chỉ và tìm ra đam mê của mình để có những lựa chọn đúng đắn cho tương lai!'

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Loi Giai SGK