Trang chủ Lớp 12 SGK Lịch sử 12 - Cánh diều Chủ đề 4: Công cuộc đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay Trình bày những nội dung chính của đường lối Đổi mới ở Việt Nam giai đoạn 1996-2006?...

Trình bày những nội dung chính của đường lối Đổi mới ở Việt Nam giai đoạn 1996-2006?...

Đọc kỹ phần 2. Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa Trả lời Câu hỏi mục 2 - Bài 10: Khái quát về công cuộc đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay.

Trình bày những nội dung chính của đường lối Đổi mới ở Việt Nam giai đoạn 1996-2006?

Phương pháp giải :

- Đọc kỹ phần 2. Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập kinh tế quốc tế (1996-2006) (SGK trang 62)

- Chỉ ra những nội dung chính của đường lối Đổi mới ở Việt Nam giai đoạn 1996-2006.

Lời giải chi tiết:

- Sau 10 năm đổi mới, kinh tế - xã hội Việt Nam đã cơ bản ổn định, đất nước có những tiền đề cần thiết để chuyển sang thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trong khi đó, tình hình thế giới có nhiều biến đối, tác động đến hầu hết các quốc gia.

- Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII (1996) và lần thứ IX (2001) của Đảng Cộng sản Việt Nam tiếp tục bổ sung, phát triển đường lối Đổi mới, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước.

Nội dung cơ bản của đường lối Đổi mới giai đoạn 1996 - 2006 là:

- Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa; coi trọng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn; gắn việc đầy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá với từng bước phát triển kinh tế tri thức.

- Xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa,chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hoá, gắn tăng trưởng kinh tế với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội.

- Đổi mới hệ thống chính trị, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; củng cố quốc phòng, an ninh.

- Chú trọng phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, phát triển giáo dục, y tế và giải quyết các vấn để xã hội.

- Đa phương hoá, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế; chủ động hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế..

Dụng cụ học tập

Học Lịch sử cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì và các tài liệu tham khảo về sự kiện, nhân vật lịch sử.

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Sách Giáo Khoa: Cánh diều

- Bộ sách Cánh Diều được lựa chọn bởi phù hợp nhiều đối tượng học sinh. Mỗi cuốn sách giáo khoa Cánh Diều đều chứa đựng rất nhiều sáng tạo, tâm huyết, mang đầy tri thức và cảm xúc của các tác giả biên soạn.

Đọc sách

Có thể bạn chưa biêt?

Lịch sử là môn học giúp ta nhìn lại quá khứ, hiểu rõ hơn về những sự kiện và con người đã góp phần hình thành thế giới hiện tại. Học lịch sử là cách chúng ta rút ra bài học từ những thăng trầm để hướng tới một tương lai tốt đẹp hơn.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Lời chia sẻ Lớp 12

Lớp 12 - Năm cuối của thời học sinh, với nhiều kỳ vọng và áp lực. Đừng quá lo lắng, hãy tự tin và cố gắng hết sức mình. Thành công sẽ đến với những ai nỗ lực không ngừng!

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Loi Giai SGK