Trang chủ Lớp 12 SGK Hóa 12 - Cánh diều Chủ đề 5. Pin điện và điện phân Bài 10. Thế điện cực chuẩn của kim loại trang 70, 71, 72 Hóa 12 Cánh diêu: Phản ứng hóa học thuộc loại phản ứng nào?...

Bài 10. Thế điện cực chuẩn của kim loại trang 70, 71, 72 Hóa 12 Cánh diêu: Phản ứng hóa học thuộc loại phản ứng nào?...

Lời Giải Câu hỏi trang 70: MĐ, CH; Câu hỏi trang 71: LT1, LT2; Câu hỏi trang 73: CH, LT, Câu hỏi trang 74; Câu hỏi trang 75: BT1, BT2, BT3, BT4, Lý thuyết bài 10. Thế điện cực chuẩn của kim loại trang 70, 71, 72 Hóa 12 Cánh diêu. Cho hai kim loại X và Y cùng hai cation tương ứng là X m+ và Yn...Phản ứng hóa học thuộc loại phản ứng nào?

Câu hỏi:

Câu hỏi trang 70 Mở đầu

Cho hai kim loại X và Y cùng hai cation tương ứng là X m+ và Yn+. Xét phản ứng hóa học:

n X (s) + m Yn+ (aq) \( \to \)n Xm+ (aq) + m Y(s)

a) Phản ứng hóa học thuộc loại phản ứng nào?

b) Có thể dự đoán chiều của phản ứng hóa học dựa trên vào cơ sở nào?

Hướng dẫn giải :

Dựa vào sự thay đổi số oxi hóa của X và Y

Lời giải chi tiết :

a) Phản ứng hóa học thuộc loại phản ứng oxi hóa – khử

b) Dựa vào thế điện cực chuẩn của các chất


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 70 Câu hỏi

Cho hai phản ứng sau:

Zn(s) + Cu2+ (aq) \( \to \)Zn2+ (aq) + Cu(s) (1)

Cu(s) + 2Ag+ (aq) \( \to \) Cu2+ (aq) + 2Ag(s) (2)

Hãy xác định chất oxi hóa, chất khử trong mỗi phản ứng trên.

Hướng dẫn giải :

Chất khử là chất nhường electron.

Chất oxi hóa là chất nhận electron.

Lời giải chi tiết :

(1) Chất khử: Zn; chất oxi hóa: Cu2+

(2) Chất khử: Cu; chất oxi hóa: Ag+


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 71 Luyện tập 1

Viết các cặp oxi hóa – khử của các kim loại trong hai phản ứng (1) và (2) ở trên.

Hướng dẫn giải :

Chất khử là chất nhường electron

Chất oxi hóa là chất nhận electron

Lời giải chi tiết :

(1) Cặp oxi hóa – khử: Zn2+ / Zn; Cu2+ / Cu

(2) Cặp oxi hóa – khử: Cu2+/Cu; Ag+/ Ag


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 71 Luyện tập 2

Hãy viết cặp oxi hóa – khử của các kim loại trong dãy sau:

image

Hướng dẫn giải :

Chất khử là chất nhường electron

Chất oxi hóa là chất nhận electron.

Lời giải chi tiết :

Cặp oxi hóa – khử của các kim loại theo dãy là:

Mg2+/Mg; Al3+/Al; Zn2+/Zn; Fe3+/Fe; Fe2+/Fe; Fe3+/Fe2+; Sn2+/Sn; Pb2+/Pb; H+/H; Cu2+/Cu; Ag+/Ag; Au3+/Au.


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 73 Câu hỏi

So sánh thế điện cực chuẩn của cặp oxi hóa – khử Fe2+/Fe và Pb2+/Pb. Từ đó, so sánh tính oxi hóa của Fe2+ và Pb2+, tính khử của Fe và Pb.

Hướng dẫn giải :

Dựa vào bảng thế điện cựa chuẩn của kim loại.

Nếu EoMn+/M càng lớn thì tính oxi hóa của Mn+ càng mạnh; tính khử của M càng yếu.

Lời giải chi tiết :

Thế điện cực chuẩn của : EoFe2+/Fe: -0,440V; EoPb2+/Pb = - 0, 126 V

Vì EoFe2+ / Fe < EoPb2+/Pb => Tính oxi hóa của Pb2+ > Fe2+; tính khử của Fe > Pb


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 73 Luyện tập

Hãy sắp xếp dãy các ion sau theo chiều tăng dần tính oxi hóa: Na+, Zn2+, Au3+, Ni2+, H+.

Hướng dẫn giải :

Dựa vào bảng thế điện cực chuẩn của kim loại.

Nếu EoMn+/M càng lớn thì tính oxi hóa của Mn+ càng mạnh; tính khử của M càng yếu.

Lời giải chi tiết :

Chiều tăng dần tính oxi hóa: Na+< Zn2+ < Ni2+ < H+ < Au3+.


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 74

Phản ứng nào sau đây có thể xảy ra ở điều kiện chuẩn? Giải thích.

a) Cu(s) + Fe3+ (aq) \( \to \)?

b) Ag(s) + Sn2+ (aq) \( \to \)?

Hướng dẫn giải :

Dựa vào nguyên tắc chung của phản ứng oxi hóa – khử xảy ra như sau:

Chất oxi hóa mạnh hơn + chất khử mạnh hơn \( \to \) Chất khử yếu hơn + Chất oxi hóa yếu hơn.

Khi biết thế điện cực chuẩn của hai cặp oxi hóa khử, có thể xác định được chất oxi hóa mạnh hơn và chất khử mạnh hơn.

Lời giải chi tiết :

a) EoCu2+/ Cu = 0,34V; EoFe3+ / Fe2+ = 0,771V

Vì EoCu2+/Cu < EoFe3+/Fe2+ => Tính oxi hóa của Fe3+ > Cu2+; tính khử của Cu > Fe2+

Theo nguyên tắc chung của phản ứng oxi hóa – khử => phản ứng Cu(s) + Fe3+ (aq) có xảy ra.

b) EoAg+/Ag = 0,799V; EoSn2+/ Sn = -0,138 V

Vì EoAg+/Ag > EoSn2+ / Sn => Tính oxi hóa Ag+ > Sn2+; tính khử của Sn > Ag

Theo nguyên tắc chung của phản ứng oxi hóa – khử => phản ứng Ag(s) + Sn2+ (aq) không xảy ra vì tính khử Sn > Ag.


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 75 Bài tập 1

Kim loại M tan được trong dung dịch HCl 1M ở 25oC tạo muối MCln và H2. Hãy so sánh giá trị thế điện cực chuẩn của cặp Mn+/M và 2H+/ H2. Giải thích.

Hướng dẫn giải :

Nếu EoMn+/M < Eo2H+ / H2 => tính oxi hóa của Mn+ yếu hơn tính oxi hóa H+; tính khử của M mạnh hơn tính khử của H2 và ngược lại.

Lời giải chi tiết :

Vì kim loại M tan được trong dung dịch HCl tạo muối MCln và H2 nên có phản ứng oxi hóa – khử xảy ra theo nguyên tắc:

Chất oxi hóa mạnh hơn (H+) + Chất khử mạnh hơn (M) Chất khử yếu hơn (H2) + Chất oxi hóa yếu hơn (Mn+)

Vậy EoMn+/M < Eo2H+/H2.


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 75 Bài tập 2

Cho các cặp oxi hóa – khử sau:

a) Mg2+/Mg và Cu2+/Cu

b) Zn2+/Zn và Fe2+/Fe

c) Ag+/Ag và Au3+/Au

Viết các phương trình hóa học của phản ứng theo chiều tự diễn biến từ các cặp oxi hóa – khử tương ứng đã cho.

Hướng dẫn giải :

Dựa vào nguyên tắc chung của phản ứng oxi hóa – khử.

Lời giải chi tiết :

a) Mg + Cu2+ \( \to \) Mg2+ + Cu

b) Zn + Fe2+ \( \to \) Zn2+ + Fe

c) Ag + Au3+ \( \to \) Ag+ + Au


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 75 Bài tập 3

Thế điện cực chuẩn của cặp M+/M (M là kim loại) bằng -3,040 V. Những phát biểu liên quan đến cặp oxi hóa – khử M+/M nào sau đây là đúng?

(a) M là kim loại có tính khử mạnh (b) Ion M+ có tính oxi hóa yếu

(c) M là kim loại có tính khử yếu (d) Ion M+ có tính oxi hóa mạnh

Hướng dẫn giải :

Nếu EoMn+/M càng lớn thì tính oxi hóa của Mn+ càng mạnh; tính khử của M càng yếu

Lời giải chi tiết :

(a) đúng

(b) đúng

(c) Sai, M là kim loại có tính khử mạnh vì EoMn+/M nhỏ

(d) sai, ion M+ có tính oxi yếu vì EoMn+/M nhỏ


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 75 Bài tập 4

Chromium (Cr) thường được sử dụng để mạ lên kim loại do Cr tạo được lớp phủ sáng bóng. Hãy cho biết thiết bị kim loại được mạ Cr có bền trong môi trường là dung dịch Fe(NO3)2 không. Giải thích.

Cho biết thế điện cực chuẩn của cặp Cr2+/Cr là -0,910V.

Hướng dẫn giải :

Dựa vào thế điện cực chuẩn của Cr2+/Cr và Fe2+/Fe

Lời giải chi tiết :

EoCr2+/Cr = - 0,91V; EoFe2+/Fe = - 0,440V => EoFe2+/Fe > EoCr2+/Cr => Tính khử Cr mạnh hơn Fe; tính oxi hóa Fe2+ mạnh hơn Cr2+

Theo nguyên tắc phản ứng oxi hóa – khử

Chất oxi hóa mạnh hơn (Fe2+) + Chất khử mạnh hơn (Cr) \( \to \) Chất khử yếu hơn (Fe) + Chất oxi hóa yếu hơn (Cr2+).

=> Vậy thiết bị kim loại được mạ Cr không bền trong môi trường là dung dịch Fe(NO3)2, vì Cr bị khử trong dung dịch Fe(NO3)2


Dụng cụ học tập

Học Hóa học cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, máy tính cầm tay và các dụng cụ thí nghiệm như ống nghiệm, hóa chất, bếp đun.

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Sách Giáo Khoa: Cánh diều

- Bộ sách Cánh Diều được lựa chọn bởi phù hợp nhiều đối tượng học sinh. Mỗi cuốn sách giáo khoa Cánh Diều đều chứa đựng rất nhiều sáng tạo, tâm huyết, mang đầy tri thức và cảm xúc của các tác giả biên soạn.

Đọc sách

Có thể bạn chưa biêt?

Hóa học là môn khoa học nghiên cứu về thành phần, cấu trúc, tính chất và sự biến đổi của vật chất. Với vai trò là "khoa học trung tâm", hóa học liên kết các ngành khoa học khác và là chìa khóa cho nhiều công nghệ hiện đại.'

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Lời chia sẻ Lớp 12

Lớp 12 - Năm cuối của thời học sinh, với nhiều kỳ vọng và áp lực. Đừng quá lo lắng, hãy tự tin và cố gắng hết sức mình. Thành công sẽ đến với những ai nỗ lực không ngừng!

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Loi Giai SGK