Trang chủ Lớp 12 SGK Toán 12 - Cánh diều Chương 3. Các số đặc trưng đo mức độ phân tán cho mẫu số liệu ghép nhóm Bài 2 trang 93 Toán 12 tập 1 - Cánh diều: Thành phố nào có nhiệt độ không khí trung bình tháng đồng đều hơn?...

Bài 2 trang 93 Toán 12 tập 1 - Cánh diều: Thành phố nào có nhiệt độ không khí trung bình tháng đồng đều hơn?...

Khoảng biến thiên là hiệu của đầu mút phải nhóm cuối cùng và đầu mút trái nhóm đầu tiên Khoảng tứ phân vị là \({Q_3} - {Q_1}\) Phương sai. Lời giải bài tập, câu hỏi bài tập 2 trang 93 SGK Toán 12 tập 1 - Cánh diều Bài tập cuối chương 3. Bảng 22, Bảng 23 lần lượt biểu diễn mẫu số liệu ghép nhóm về nhiệt độ không khí trung bình các tháng năm 2021 tại Hà Nội và Huế (đơn vị: độ C) a) Tính khoảng biến thiên... Trong hai thành phố Hà Nội và Huế

Đề bài :

Bảng 22, Bảng 23 lần lượt biểu diễn mẫu số liệu ghép nhóm về nhiệt độ không khí trung bình các tháng năm 2021 tại Hà Nội và Huế (đơn vị: độ C)

image

a) Tính khoảng biến thiên, khoàng tứ phân vị, phương sai và độ lệch chuẩn của mẫu số liệu ghép nhóm của Hà Nội và Huế.

b) Trong hai thành phố Hà Nội và Huế, thành phố nào có nhiệt độ không khí trung bình tháng đồng đều hơn?

Hướng dẫn giải :

a) Khoảng biến thiên là hiệu của đầu mút phải nhóm cuối cùng và đầu mút trái nhóm đầu tiên

Khoảng tứ phân vị là \({Q_3} - {Q_1}\)

Phương sai: \({s^2} = \frac{{{n_1}.{{({x_1} - \overline x )}^2} + {n_2}{{({x_2} - \overline x )}^2} + ... + {n_p}{{({x_p} - \overline x )}^2}}}{n}\)

Độ lệch chuẩn: \(s = \sqrt {{s^2}} \)

b) Thành phố nào có độ lệch chuẩn của nhiệt độ nhỏ hơn thì nhiệt độ không khí trung bình tháng đồng đều hơn

Lời giải chi tiết :

a) – Xét số liệu ở Hà Nội:

+ Khoảng biến thiên: R = 31,8 – 16,8 = 15

+ Số phần tử của mẫu là n = 12

Tần số tích lũy của các nhóm lần lượt là \(c{f_1} = 2\), \(c{f_2} = 5\), \(c{f_3} = 7\), \(c{f_4} = 8\), \(c{f_5} = 12\)

Ta có: \(\frac{n}{4} = \frac{{12}}{4} = 3\) mà 2 < 3 < 5 suy ra nhóm 2 là nhóm đầu tiên có tần số tích lũy lớn hơn hoặc bẳng 3. Xét nhóm 2 là nhóm [19,8;22,8) có s = 19,8, h = 3, \({n_2} = 3\)và nhóm 1 là nhóm [16,8;19,8) có \(c{f_1} = 2\)

Ta có tứ phân vị thứ nhất là: \({Q_1} = s + \left( {\frac{{3 - c{f_1}}}{{{n_2}}}} \right).h = 19,8 + \left( {\frac{{3 - 2}}{3}} \right).3 = 20,8\)

Ta có: \(\frac{{3n}}{4} = \frac{{3.12}}{4} = 9\) mà 8 < 9 < 12 suy ra nhóm 5 là nhóm đầu tiên có tần số tích lũy lớn hơn hoặc bẳng 9. Xét nhóm 5 là nhóm [28,8;31,8) có t = 28,8, l = 3, \({n_5} = 4\)và nhóm 4 là nhóm [25,8;28,8) có \(c{f_4} = 8\)

Ta có tứ phân vị thứ ba là: \({Q_3} = t + \left( {\frac{{9 - c{f_4}}}{{{n_5}}}} \right).l = 28,8 + \left( {\frac{{9 - 8}}{4}} \right).3 = 29,55\)

Khoảng tứ phân vị của mẫu số liệu ghép nhóm trên là: \({Q_3} - {Q_1} = 29,55 - 20,8 = 8,75\)

+ Số trung bình cộng của mẫu số liệu ghép nhóm là: \(\overline {{x_1}} = \frac{{2.18,3 + 3.21,3 + 2.24,3 + 27,3 + 4.30,3}}{{12}} = 24,8\)

Phương sai của mẫu số liệu ghép nhóm là:

\({s_1}^2 = \frac{{2{{(18,3 - 24,8)}^2} + 3{{(21,3 - 24,8)}^2} + 2{{(24,3 - 24,8)}^2} + {{(27,3 - 24,8)}^2} + 4{{(30,3 - 24,8)}^2}}}{{12}} = 20,75\)

Độ lệch chuẩn của mẫu số liệu ghép nhóm là: \({s_1} = \sqrt {{s_1}^2} = \sqrt {20,75} \approx 4,56\)

– Xét số liệu ở Đà Lạt:

+ Khoảng biến thiên: R = 31,8 – 16,8 = 15

+ Số phần tử của mẫu là n = 12

Tần số tích lũy của các nhóm lần lượt là \(c{f_1} = 1\), \(c{f_2} = 3\), \(c{f_3} = 6\), \(c{f_4} = 8\), \(c{f_5} = 12\)

Ta có: \(\frac{n}{4} = \frac{{12}}{4} = 3\) suy ra nhóm 2 là nhóm đầu tiên có tần số tích lũy lớn hơn hoặc bẳng 3. Xét nhóm 2 là nhóm [19,8;22,8) có s = 19,8, h = 3, \({n_2} = 2\) và nhóm 1 là nhóm [16,8;19,8) có \(c{f_1} = 1\)

Ta có tứ phân vị thứ nhất là: \({Q_1} = s + \left( {\frac{{3 - c{f_1}}}{{{n_2}}}} \right).h = 19,8 + \left( {\frac{{3 - 1}}{2}} \right).3 = 22,8\)

Ta có: \(\frac{{3n}}{4} = \frac{{3.12}}{4} = 9\) mà 8 < 9 < 12 suy ra nhóm 5 là nhóm đầu tiên có tần số tích lũy lớn hơn hoặc bẳng 9. Xét nhóm 5 là nhóm [28,8;31,8) có t = 28,8, l = 3, \({n_5} = 4\)và nhóm 4 là nhóm [25,8;28,8) có \(c{f_4} = 8\)

Ta có tứ phân vị thứ ba là: \({Q_3} = t + \left( {\frac{{9 - c{f_4}}}{{{n_5}}}} \right).l = 28,8 + \left( {\frac{{9 - 8}}{4}} \right).3 = 29,55\)

Khoảng tứ phân vị của mẫu số liệu ghép nhóm trên là: \({Q_3} - {Q_1} = 29,55 - 22,8 = 6,75\)

+ Số trung bình cộng của mẫu số liệu ghép nhóm là: \(\overline {{x_2}} = \frac{{18,3 + 2.21,3 + 3.24,3 + 2.27,3 + 4.30,3}}{{12}} = 25,8\)

Phương sai của mẫu số liệu ghép nhóm là:

\({s_2}^2 = \frac{{{{(18,3 - 25,8)}^2} + 3{{(21,3 - 25,8)}^2} + 3{{(24,3 - 25,8)}^2} + 2{{(27,3 - 25,8)}^2} + 4{{(30,3 - 25,8)}^2}}}{{12}} = 15,75\)

Độ lệch chuẩn của mẫu số liệu ghép nhóm là: \({s_2} = \sqrt {{s_2}^2} = \sqrt {15,75} \approx 3,97\)

b) Huế có nhiệt độ không khí trung bình tháng đồng đều hơn vì độ lệch chuẩn nhỏ hơn

Dụng cụ học tập

Để học tốt môn Toán, chúng ta cần có sách giáo khoa, vở bài tập, bút chì, bút mực, thước kẻ, compa, máy tính cầm tay và giấy nháp.

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Sách Giáo Khoa: Cánh diều

- Bộ sách Cánh Diều được lựa chọn bởi phù hợp nhiều đối tượng học sinh. Mỗi cuốn sách giáo khoa Cánh Diều đều chứa đựng rất nhiều sáng tạo, tâm huyết, mang đầy tri thức và cảm xúc của các tác giả biên soạn.

Đọc sách

Có thể bạn chưa biêt?

Toán học, được ví như "ngôn ngữ của vũ trụ", không chỉ là môn học về số và hình học. Đó là lĩnh vực nghiên cứu trừu tượng về các cấu trúc, không gian và phép biến đổi, góp phần quan trọng vào việc giải mã các hiện tượng tự nhiên và phát triển công nghệ.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Lời chia sẻ Lớp 12

Lớp 12 - Năm cuối của thời học sinh, với nhiều kỳ vọng và áp lực. Đừng quá lo lắng, hãy tự tin và cố gắng hết sức mình. Thành công sẽ đến với những ai nỗ lực không ngừng!

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Loi Giai SGK