Trang chủ Lớp 11 SBT Văn 11 - Cánh diều Bài 4: Văn bản thông tin Câu 2 trang 51 SBT Văn 11 Cánh diều tập 1: Những câu sau đây đều mắc lỗi về thành phần câu. Hãy xác định kiểu lỗi, phân tích nguyên nhân và sửa lỗi...

Câu 2 trang 51 SBT Văn 11 Cánh diều tập 1: Những câu sau đây đều mắc lỗi về thành phần câu. Hãy xác định kiểu lỗi, phân tích nguyên nhân và sửa lỗi...

Dựa vào những kiến thức ở phần Kiến thức Ngữ Văn, phần 2. Giải và trình bày phương pháp giải Câu 2 trang 51, SBT Ngữ Văn 11, tập một - Bài tập tiếng Việt trang 50 sách bài tập văn 11 - Cánh diều.

Những câu sau đây đều mắc lỗi về thành phần câu. Hãy xác định kiểu lỗi, phân tích nguyên nhân và sửa lỗi.

Phương pháp giải :

Dựa vào những kiến thức ở phần Kiến thức Ngữ Văn, phần 2. Lỗi về thành phần câu và cách sửa để thực hiện bài tập.

Lời giải chi tiết:

a) Dạng lỗi: câu thiếu chủ ngữ và vị ngữ.

Nguyên nhân mắc lỗi: nhầm thành phần phụ chú giải thích cho trạng ngữ thành nòng cốt câu.

→ Sửa lỗi:

- Cách 1: Bỏ “trong”, bỏ dấu phẩy sau “thời kì 1930-1945” để biến trạng ngữ thành chủ ngữ, thêm “là” để biến thành phần phụ chú thành vị ngữ. Ví dụ: Thời kì 1930 – 1945 là thời kì văn học phát triển rực rỡ với những tên tuổi nổi tiếng như Nam Cao, Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan.

- Cách 2: Thêm chủ ngữ, biến thành phần phụ chú thành vị ngữ. Ví dụ: Trong thời kì 1930 – 1945, Việt Nam chứng kiến một giai đoạn văn học phát triển rực rỡ với những tên tuổi nổi tiếng như Nam Cao, Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan.

- Cách 3: Biến thành phần phụ chú thành nòng cốt câu. Ví dụ: Trong thời kì 1930 – 1945, văn học phát triển rực rỡ với những tên tuổi nổi tiếng như Nam Cao, Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan.

b) Dạng lỗi: câu thiếu vị ngữ.

Nguyên nhân mắc lỗi: nhầm thành phần phụ chú giải thích cho chủ ngữ thành vị ngữ.

→ Sửa lỗi:

- Cách 1: Thêm vị ngữ. Ví dụ: Hàn Mặc Tử, người đã đi vào thơ ca với phong cách trữ tình độc đáo, khác lạ, hoà nhập thần điệu trong thơ các yếu tố lãng mạn, tượng trưng, siêu thực, là tên tuổi lớn trong Phong trào Thơ mới Việt Nam.

- Cách 2: Biến thành phần phụ chú thành vị ngữ bằng cách bỏ dấu phẩy sau “Hàn Mặc Tử”, thêm “là” trước thành phần phụ chú. Ví dụ: Hàn Mặc Tử là người đã đi vào thơ ca với phong cách trữ tình độc đáo, khác lạ, hoà nhập thần điệu trong thơ các yếu tố lãng mạn, tượng trưng, siêu thực.

c) Dạng lỗi: Thiếu vị ngữ do người viết nhầm thành phần biệt lập, định ngữ là vị ngữ của câu. Thiếu chủ ngữ do nhầm vị ngữ thành chủ ngữ.

→ Sửa: Chế Lan Viên là người viết triết lý bằng thơ và triết lý về thơ. Ông là một trong những người làm thơ tứ tuyệt thành công nhất trong thơ ca Việt Nam hiện đại, kết hợp hài hoà giữa cái đẹp truyền thống và hiện đại.

d) Dạng lỗi: câu thiếu vị ngữ.

Nguyên nhân mắc lỗi: nhầm thành phần định ngữ thành vị ngữ.

→ Sửa lỗi: Thêm vị ngữ: Thứ tiếng Việt mà giới trẻ đang sử dụng một cách thiếu chuẩn mực, pha tạp, viết tắt tuỳ tiện trên các phương tiện truyền thông, không gian mạng tác động không nhỏ đến cách tư duy và hành xử của các em.

Dụng cụ học tập

Học Văn cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, sách tham khảo về các tác phẩm văn học và từ điển.

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Sách Giáo Khoa: Cánh diều

- Bộ sách Cánh Diều được lựa chọn bởi phù hợp nhiều đối tượng học sinh. Mỗi cuốn sách giáo khoa Cánh Diều đều chứa đựng rất nhiều sáng tạo, tâm huyết, mang đầy tri thức và cảm xúc của các tác giả biên soạn.

Đọc sách

Có thể bạn chưa biêt?

Ngữ văn là môn học khai phá vẻ đẹp của ngôn ngữ và văn học, giúp chúng ta hiểu sâu sắc hơn về văn hóa, lịch sử và tâm hồn con người qua từng tác phẩm văn chương và các hiện tượng ngôn ngữ học.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Lời chia sẻ Lớp 11

Lớp 11 - Năm học quan trọng, bắt đầu hướng đến những mục tiêu sau này. Hãy học tập chăm chỉ và tìm ra đam mê của mình để có những lựa chọn đúng đắn cho tương lai!'

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Loi Giai SGK