Trang chủ Lớp 11 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 - Cánh diều Chủ đề 7. Quyền bình đẳng của công dân Em đồng ý hay không đồng ý với nhận định nào dưới đây? Vì sao? - Đọc các nhận định và bày tỏ quan điểm của bản thân về các nhận định đó...

Em đồng ý hay không đồng ý với nhận định nào dưới đây? Vì sao? - Đọc các nhận định và bày tỏ quan điểm của bản thân về các nhận định đó...

Đọc các nhận định và bày tỏ quan điểm của bản thân về các nhận định đó Hướng dẫn giải , Luyện tập 1 - Bài 11. Bình đẳng giới trong đời sống xã hội SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 - Cánh diều.

Trả lời câu hỏi Luyện tập 1 trang 82 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Cánh diều

Em đồng ý hay không đồng ý với nhận định nào dưới đây? Vì sao?

image

Hướng dẫn giải :

- Đọc các nhận định và bày tỏ quan điểm của bản thân về các nhận định đó.

- Giải thích vì sao đồng ý hoặc không đồng ý.

Lời giải chi tiết :

A. Đồng ý. Bình đẳng giới được hiểu là mọi công dân không bị phân biệt đối xử trong việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lí theo quy định của pháp luật.

B. Đồng ý. Vì để thực hiện bình đẳng giới trong gia đình, pháp luật nước ta quy định: Vợ, chồng và các thành viên trong gia đình tôn trọng nhau, không phân biệt đối xử trong các mối quan hệ ở phạm vi gia đình.

C. Không đồng ý. Vì do đặc điểm về thể chất, sức khỏe, sinh lý, nên pháp luật còn có một số quy định riêng đối với lao động nữ, ví dụ: Người sử dụng lao động tạo điều kiện vệ sinh an toàn lao động cho lao động nữ làm việc trong một số ngành, nghề nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại; lao động nữ được hưởng chế độ thai sản,,..

D. Đồng ý. Vì Khoản 3 điều 17 luật bình đẳng giới năm 2006 quy định: Phụ nữ nghèo cư trú ở vùng sâu, vùng xa, là đồng bào dân tộc thiểu số, trừ các đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, khi sinh con đúng chính sách dân số được hỗ trợ theo quy định của Chính phủ.

E. Không đồng ý. Vì Bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó (khoản 3 điều 5 Luật Bình đẳng giới năm 2006).

Dụng cụ học tập

Chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì và các tài liệu tham khảo về kinh tế, pháp luật.

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Sách Giáo Khoa: Cánh diều

- Bộ sách Cánh Diều được lựa chọn bởi phù hợp nhiều đối tượng học sinh. Mỗi cuốn sách giáo khoa Cánh Diều đều chứa đựng rất nhiều sáng tạo, tâm huyết, mang đầy tri thức và cảm xúc của các tác giả biên soạn.

Đọc sách

Có thể bạn chưa biêt?

Môn Giáo dục kinh tế và pháp luật (ở cấp trung học phổ thông) là môn học lựa chọn, dành cho những học sinh định hướng theo học các ngành nghề Giáo dục chính trị, Giáo dục công dân, Kinh tế, Hành chính và Pháp luật,... hoặc có sự quan tâm, hứng thú đối với môn học

Nguồn : Thư viện pháp luật

Lời chia sẻ Lớp 11

Lớp 11 - Năm học quan trọng, bắt đầu hướng đến những mục tiêu sau này. Hãy học tập chăm chỉ và tìm ra đam mê của mình để có những lựa chọn đúng đắn cho tương lai!'

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Loi Giai SGK