Trang chủ Lớp 10 SBT Lịch sử 10 - Cánh diều Chủ đề 7. Cộng đồng các dân tộc Việt Nam Bài 16. Các dân tộc trên đất nước Việt Nam SBT Lịch sử 10 Cánh Diều: CâuNgữ hệ là gì?...

Bài 16. Các dân tộc trên đất nước Việt Nam SBT Lịch sử 10 Cánh Diều: CâuNgữ hệ là gì?...

Đọc và nghiên cứu kỹ Bài 16 – SGK Lịch Sử 10. Phân tích và giải Câu 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10 - Bài 16. Các dân tộc trên đất nước Việt Nam SBT Lịch sử 10 Cánh Diều - Chủ đề 7. Cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Năm dân tộc có số dân đông nhất ở Việt Nam xếp lần lượt từ cao xuống thấp là? Năm dân tộc có số dân ít nhất ở Việt Nam xếp lần lượt từ thấp lên cao là?...

Câu hỏi:

Câu 1

Câu 1. Năm dân tộc có số dân đông nhất ở Việt Nam xếp lần lượt từ cao xuống thấp là

A. Kinh, Tày, Thái, Khơ-me, H’mông.

B. Kinh, Tày, Thái, Mường, H’mông.

C, Kinh, Tày, Thái, Mường, Nùng.

D. Kinh, Tày, Nùng, Mường, H’mông.

Hướng dẫn giải :

Đọc và nghiên cứu kỹ Bài 16 – SGK Lịch Sử 10

Lời giải chi tiết :

Theo thống kê qui mô dân số các dân tộc Việt Nam năm 2019, ta thấy 5 dân tộc có dân số đông nhất xếp lần lượt từ cao xuống thấp là:

STT

Tên các dân tộc

Tỷ lệ

2009

2019

Tốc độ tăng

1

Kinh

85.32%

73.594.427

82.085.826

1.09%

2

Tày

1.92%

1.626.392

1.845.492

1.26%

3

Thái

1.89%

1.550.423

1.820.950

1.61%

4

Mường

1.51%

1.268.963

1.452.095

1.35%

5

Hmong

1.45%

1.068.189

1.393.547

2.66%

Chọn B


Câu hỏi:

Câu 2

Câu 2. Năm dân tộc có số dân ít nhất ở Việt Nam xếp lần lượt từ thấp lên cao là

A. Ơ Đu, Brâu, Rơ Măm, Pu Péo, Si La.

B. Ở Đu, Brầu, Rơ Măm, Ngài, Si La.

C. Ơ Đu, Brầu, Rơ Măm, Pu Péo, Cổng.

D. Ơ Đu, Brâu, Ngái, Pu Péo, Si La.

Hướng dẫn giải :

Đọc và nghiên cứu kỹ Bài 16 – SGK Lịch Sử 10

Lời giải chi tiết :

Theo thống kê qui mô dân số các dân tộc Việt Nam năm 2019, ta thấy 5 dân tộc có dân số ít nhất xếp lần lượt từ thấp lên cao là:

STT

Tên các dân tộc

Tỷ lệ

2009

2019

Tốc độ tăng

1

Ơ Đu

376

428

1.3%

2

Brâu

397

525

2.79%

3

Rơ Măm

436

639

3.82%

4

Pu Péo

687

903

2.73%

5

Si La

709

909

2.48%

Chọn A


Câu hỏi:

Câu 3

Câu 3. Ngữ hệ là gì?

A. Là ngôn ngữ chính của một nhóm các dân tộc.

B. Là một nhóm các dân tộc nói chung một ngôn ngữ.

C. Là một nhóm các ngôn ngữ có cùng nguồn gốc với nhau.

D. Là ngôn ngữ riêng của một dân tộc.

Hướng dẫn giải :

Đọc và nghiên cứu kỹ Bài 16 – SGK Lịch Sử 10

Lời giải chi tiết :

Ngữ hệ hay họ ngôn ngữ là một tập hợp các ngôn ngữ được gộp lại dựa trên quan hệ "di truyền” (ở đây đang dùng với nghĩa bóng chứ không liên quan gì đến sinh học), nghĩa là các đặc điểm được kế thừa từ một ngôn ngữ chung duy nhất, gọi là ngôn ngữ nguyên thủy (proto-language) hay ngôn ngữ tổ tiên.

Chọn C


Câu hỏi:

Câu 4

Câu 4. Nhóm ngữ hệ Nam Á gồm những nhóm ngôn ngữ nào sau đây?

A. Tày - Thái và Môn - Khơ-me.

B. Việt - Mường và Mã Lai - Đa Đảo.

C. Việt - Mường và Môn - Khơ-me.

D. Việt - Mường và Tây - Thái.

Hướng dẫn giải :

Đọc và nghiên cứu kỹ Bài 16 – SGK Lịch Sử 10

Lời giải chi tiết :

Nhóm hệ ngôn ngữ Nam Á gồm nhóm ngôn ngữ Việt – Mường và Môn – Khơ-me.

Chọn C


Câu hỏi:

Câu 5

Câu 5. Nhóm ngôn ngữ Mã Lai - Đa Đảo thuộc ngữ hệ nào sau đây?

A. Nam Á.

B. Mông - Dao.

C. Nam Đảo.

D. Hán - Tạng.

Hướng dẫn giải :

Đọc và nghiên cứu kỹ Bài 16 – SGK Lịch Sử 10

Lời giải chi tiết :

Nhóm ngôn ngữ Mã Lai – Đa Đảo thuộc hệ ngôn ngữ Nam Đảo

Chọn C


Câu hỏi:

Câu 6:

Câu 6. Cồng chiêng là loại nhạc khí của các dân tộc thuộc khu vực nào sau đây ở Việt Nam?

A. Tây Nguyên.

B. Tây Bắc.

C. Đông Bắc.

D. Nam Trung Bộ.

Hướng dẫn giải :

Đọc và nghiên cứu kỹ Bài 16 – SGK Lịch Sử 10

Lời giải chi tiết :

Cồng chiêng là loại nhạc khí đặc trưng và nổi tiếng của các dân tộc thuộc khu vực Tây Nguyên

Chọn A


Câu hỏi:

Câu 7

image

Hướng dẫn giải :

Đọc và nghiên cứu kỹ Bài 16 – SGK Lịch Sử 10

Lời giải chi tiết :

Ngữ hệ Nam Á: Kinh, Mường, Ba Na

Ngữ hệ Mông - Dao: H’mông; Dao

Ngữ hệ Thái - Kađai: Nùng; Cờ Lao

Ngữ hệ Nam Đảo: Ê-đê; Chăm

Ngữ hệ Hán - Tạng: Hoa; Si La


Câu hỏi:

Câu 8

image

Hướng dẫn giải :

Đọc và nghiên cứu kỹ Bài 16 – SGK Lịch Sử 10

Lời giải chi tiết :

Từ kiến thức và hiểu biết của bản thân, ta có thể ghép các nội dung ở cột A phù hợp với các dân tộc ở cột B như sau:

1 - D; 2 - A; 3 - H; 4 - B; 5 - C; 6 - E; 7 - G.


Câu hỏi:

Câu 9

image

Hướng dẫn giải :

Đọc và nghiên cứu kỹ Bài 16 – SGK Lịch Sử 10

Lời giải chi tiết :

Lĩnh vực

Biểu hiện

Đời sống vật chất

- Ăn: cơm tẻ, nước chè, canh, rau,...

- Mặc: trang phục truyền thống mang nét đặc trưng của mỗi dân tộc.

- Ở: nhà trệt, nhà sàn,...

- Phương tiện đi lại: ngựa, xe ngựa, xe kéo tay, thuyền, bè, mảng....

Đời sống tinh thần

- Tín ngưỡng: thờ cúng tổ tiên, thờ các vị thần tự nhiên,...

- Tôn giáo: Phật giáo, Đạo giáo, Hin-đu giáo, Hồi giáo, Công giáo,...

- Phong tục: ăn trầu, nhuộm răng, xăm mình,... của người Kinh; chế độ mẫu hệ của người Ê-đê, Ba Na,...

- Lễ hội: Tết Nguyên đán, Rằm tháng Giêng, tết Thanh minh, tết Đoan Ngọ,... của người Kinh,..

- Nghệ thuật múa rối nước, chèo, tuồng, ca trù, hát Xoan,...


Câu hỏi:

Câu 10

Câu 10. Hãy tìm hiểu và giới thiệu về một dân tộc ở Việt Nam theo các gợi ý: số dân, ngữ hệ, nhóm ngôn ngữ, địa bàn cư trú, nét truyền thống....

Hướng dẫn giải :

Lời giải chi tiết :

Hướng dẫn giải :

Đọc và nghiên cứu kỹ Bài 16 – SGK Lịch Sử 10

Tài liệu, tư liêu, sách tham khảo, video liên quan đến các dân tộc Việt Nam

Lời giải chi tiết :

Dân tộc Ê – Đê

Tên tự gọi: Ê Đê

Tên gọi khác: Anăk Ea Ðê, Ra Ðê (hay Rhađê), Ê-đê, Êgar, Ðê.

Nhóm địa phương: Kpă, Adham, Krung, Mđhur, Ktul, Dliê, Hruê, Bih, Blô, Kah, Kdrao, Dong Kay, Dong Mak, Ening, Arul, Hwing, Ktlê.

Số dân: 331.1941 (Tổng cục Thống kê năm 2009)

Ngôn ngữ và chữ viết:

Tiếng nói thuộc nhóm ngôn ngữ Malayô-Pôlinêxia (ngữ hệ Nam Ðảo). Tiếng Ê Đê còn vay mượn vốn từ vựng có nguồn gốc từ Môn -Khmervà một số từ vựng tiếng Pháp

Thông thường họ dùng từ Dam (nghĩa là Chàng) để đệm cho Nam giới như Dam Sam, Dam Điêt, Dam Yi… và Hơbia (nghĩa là Nàng) để đệm cho Nữ giới như HơBia Blao, HơBia Ju, HơBia Jrah Jan.

Nguồn gốc lịch sử: Người Ê-đê là cư dân đã có mặt lâu đời ở miền Trung Tây Nguyên.

Nét truyền thống:nhà sàn dài, kiến trúc mô phỏng hình thuyền là nhà truyền truyền thống. Gia đình được tổ chức theo chế độ mẫu hệ. Các gia đình quần tụ theo đơn vị buôn.

Trang phục:

Nam: Nam để tóc ngắn quấn khăn màu đen nhiều vòng trên đầu. Nam giới cũng mang hoa tai và vòng cổ. Y phục truyền thống gồm áo và khố (Kpin),…

Nữ: Phụ nữ Ê Đê để tóc dài buộc ra sau gáy. Xưa họ để tóc theo kiểu búi tó và đội nón duôn bai. Họ mang đồ trang sức bằng bạc hoặc đồng. Vòng tay thường đeo thành bộ kép nghe tiếng va chạm của chúng vào nhau .

Tôn giáo: Phần lớn người Ê Đê theo đạo Tin Lành thuộc dòng Tin Lành hệ Báp-tít được các nhà truyền giáo Na Uy, Phần Lan từ Bắc Âu truyền vào những năm đầu thế kỷ 20.

Dụng cụ học tập

Học Lịch sử cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì và các tài liệu tham khảo về sự kiện, nhân vật lịch sử.

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Sách Giáo Khoa: Cánh diều

- Bộ sách Cánh Diều được lựa chọn bởi phù hợp nhiều đối tượng học sinh. Mỗi cuốn sách giáo khoa Cánh Diều đều chứa đựng rất nhiều sáng tạo, tâm huyết, mang đầy tri thức và cảm xúc của các tác giả biên soạn.

Đọc sách

Có thể bạn chưa biêt?

Lịch sử là môn học giúp ta nhìn lại quá khứ, hiểu rõ hơn về những sự kiện và con người đã góp phần hình thành thế giới hiện tại. Học lịch sử là cách chúng ta rút ra bài học từ những thăng trầm để hướng tới một tương lai tốt đẹp hơn.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Lời chia sẻ Lớp 10

Lớp 10 - Năm đầu tiên ở cấp trung học phổ thông, bước vào một môi trường mới với nhiều bạn bè từ khắp nơi. Hãy tận hưởng thời gian này và bắt đầu định hướng tương lai cho mình!

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Loi Giai SGK