Trang chủ Lớp 10 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 - Cánh diều Bài 9. Dịch vụ tín dụng Thông tin Bố của hiện đang công tác trong một cơ quan nhà nước, cần vay 200 triệu đồng trong vòng 36 tháng để sửa nhà...

Thông tin Bố của hiện đang công tác trong một cơ quan nhà nước, cần vay 200 triệu đồng trong vòng 36 tháng để sửa nhà...

So sánh các hình thức dịch vụ tín dụng ngân hàng ở các thông tin. Lời giải bài tập, câu hỏi Câu hỏi Khám phá 1 trang 54 – 55 sách giáo khoa Giáo dục công dân (GDCD) lớp 10 – Cánh diều - Bài 9. Dịch vụ tín dụng.

Em hãy đọc thông tin trong các trường hợp dưới đây và trả lời câu hỏi

Thông tin 1. Bố của C hiện đang công tác trong một cơ quan nhà nước, cần vay 200 triệu đồng trong vòng 36 tháng để sửa nhà. Khi đến ngân hàng X, bố của C nhờ nhân viên tín dụng ngân hàng tư vấn về việc sử dụng dịch vụ tín dụng ngân hàng nào cho phù hợp. Nhân viên tín dụng ngân hàng giới thiệu với bố C hai hình thức dịch vụ tín dụng ngân hàng: vay tín chấp (vay không có tải sản đâm bảo) và vay thế chấp (vay có tài sản đảm bảo).

- Vay tín chấp: Không cần tài sản thế chấp; thời gian vay từ 12 tháng đến 60 tháng; thời gian xét duyệt và thủ tục vay đơn giản; tuy nhiên lãi suất cao hơn so với vay thế chấp và hạn mức vay thấp hơn vay thế chấp.

- Vay thế chấp: Thời gian vay linh hoạt theo nhu cầu của người vay; lãi suất thấp hơn so với vay tín chấp; hạn mức vay cao hơn vay tín chấp; tuy nhiên người đi vay phải thế chấp tài sản; thời gian xét duyệt lâu, thủ tục vay phức tạp hơn vay tín chấp.

Thông tin 2. Dung và mẹ đi siêu thị mua hàng. Lúc trả tiền, vì trong ví không đủ tiền mặt nên mẹ Dung đã dùng thẻ để thanh toán tiên hàng. Dung không hiểu vì sao có thể thanh toán tiền mua hàng mà không dùng tiên mặt. Mẹ Dung giải thích đã thanh toán qua thẻ tín dụng do ngân hàng phát hành. Với việc dùng thẻ tín dụng ngân hàng, mẹ Dung có thể chi tiêu, mua hàng trả góp qua thẻ trong phạm vi hạn mức tín dụng đã được cấp theo thoả thuận với ngân hàng phát hành thẻ và thanh toán lại cho ngân hàng sau một khoảng thời gian nhất định.

a) Em hãy so sánh các hình thức dịch vụ tín dụng ngân hàng trên.

b) Em hãy tìm hiểu cách sử dụng có trách nhiệm các hình thức dịch vụ tín dụng ngân hàng đó.

Phương pháp giải :

- So sánh các hình thức dịch vụ tín dụng ngân hàng ở các thông tin.

- Tìm hiểu cách sử dụng có trách nhiệm các hình thức dịch vụ tín dụng ngân hàng đó.

Lời giải chi tiết:

a)

Vay tín chấp

Vay thế chấp

Tài sản

Không cần tài sản thế chấp

Cần tài sản thế chấp

Thời gian

Thời gian vay từ 12 tháng đến 60 tháng, thời gian xét duyệt và thủ tục vay đơn giản.

Thời gian vay từ linh hoạt theo nhu cầu của người vay, thời gian xét duyệt lâu

Hạn mức vay

Thấp

Cao

Thủ tục

Đơn giản

Phức tạp

b) Cách sử dụng có trách nhiệm các hình thức dịch vụ tín dụng ngân hàng:

- Chủ thể thực hiện giao dịch chi tiêu qua thẻ trong phạm vi hạn mức tín dụng đã được cấp theo thoả thuận với ngân hàng phát hành thẻ

- Phải thanh toán lại cho ngân hàng sau một khoảng thời gian nhất định. Sau thời gian đó, nêu không trả hết số tiền đã vay, khách hàng sẽ phải chịu lãi.

Dụng cụ học tập

Chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì và các tài liệu tham khảo về kinh tế, pháp luật.

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Sách Giáo Khoa: Cánh diều

- Bộ sách Cánh Diều được lựa chọn bởi phù hợp nhiều đối tượng học sinh. Mỗi cuốn sách giáo khoa Cánh Diều đều chứa đựng rất nhiều sáng tạo, tâm huyết, mang đầy tri thức và cảm xúc của các tác giả biên soạn.

Đọc sách

Có thể bạn chưa biêt?

Môn Giáo dục kinh tế và pháp luật (ở cấp trung học phổ thông) là môn học lựa chọn, dành cho những học sinh định hướng theo học các ngành nghề Giáo dục chính trị, Giáo dục công dân, Kinh tế, Hành chính và Pháp luật,... hoặc có sự quan tâm, hứng thú đối với môn học

Nguồn : Thư viện pháp luật

Lời chia sẻ Lớp 10

Lớp 10 - Năm đầu tiên ở cấp trung học phổ thông, bước vào một môi trường mới với nhiều bạn bè từ khắp nơi. Hãy tận hưởng thời gian này và bắt đầu định hướng tương lai cho mình!

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Loi Giai SGK