Trang chủ Lớp 9 SGK Khoa học tự nhiên 9 - Cánh diều Chủ đề 3. Điện Bài tập chủ đề 3 trang 56 Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều: Nếu nguồn điện cung cấp cho đoạn mạch một hiệu điện thế là 6 V thì cường độ dòng điện trong mạch chính bằng bao...

Bài tập chủ đề 3 trang 56 Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều: Nếu nguồn điện cung cấp cho đoạn mạch một hiệu điện thế là 6 V thì cường độ dòng điện trong mạch chính bằng bao...

Trả lời bài tập chủ đề 3 trang 56 Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều - Chủ đề 3. Điện. Hai điện trở mắc nối tiếp với nhau và mắc vào hai cực của nguồn điện. Hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở R1 là 3 V. Tính hiệu điện thế giữa hai cực nguồn điện...Nếu nguồn điện cung cấp cho đoạn mạch một hiệu điện thế là 6 V thì cường độ dòng điện trong mạch chính bằng bao

Câu hỏi:

Bài 1

Hai điện trở \({R_1}\, = \,10\,\,\Omega ,\,{R_2}\, = \,15\,\,\Omega \) mắc nối tiếp với nhau và mắc vào hai cực của nguồn điện. Hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở R1 là 3 V. Tính hiệu điện thế giữa hai cực nguồn điện.

Hướng dẫn giải :

Sử dụng biểu thức của định luật Ohm, tổng trở, cường độ dòng điện trong mạch nối tiếp, từ đó vận dụng giải bài tập được nêu.

Lời giải chi tiết :

- Cường độ dòng điện đi qua điện trở R1: \({I_1}\, = \,\frac{{{U_1}}}{{{R_1}}}\, = \,\frac{3}{{10}}\, = \,0,3\,A.\)

Mạch mắc nối tiếp => \(I\, = \,{I_1}\, = \,\,0,3\,A\)

- Điện trở tương đương của đoạn mạch: \(R\, = {R_1}\, + \,{R_2}\, = \,10\, + \,15\, = \,25\,\Omega \)

- Hiệu điện thế giữa hai cực nguồn điện: U = I.R = 25.0,3 = 7,5 V.


Câu hỏi:

Bài 2

Cho một đèn có ghi 5 V – 1,5 W và nguồn điện cung cấp hiệu điện thế không đổi 6 V. Cần mắc nối tiếp bóng đèn với một điện trở R vào hai cực của nguồn điện để đèn sáng bình thường. Tính điện trở của đèn, điện trở R và cường độ dòng điện trong mạch.

Hướng dẫn giải :

Sử dụng biểu thức của định luật Ohm, biểu thức tính công suất và tổng trở, cường độ dòng điện trong mạch nối tiếp, từ đó vận dụng giải bài tập được nêu.

Lời giải chi tiết :

- Để đèn sáng bình thường thì cường độ dòng điện đi qua bóng đèn là:

\({\wp _1}\;\, = \,{U_1}{I_1} = > \,{I_1} = \,\,\frac{{{\wp _1}}}{{{U_1}}}\,\, = \,\frac{{1,5}}{5}\, = \,0,3\,A\)

Mạch mắc nối tiếp => \(I\, = \,{I_1}\, = \,{I_2}\, = \,0,3\,A\,\)

=> Cường độ dòng điện trong mạch là 0,3 A.

- Điện trở của đèn là: \({R_1}\, = \,\frac{{{U_1}}}{{{I_1}}}\, = \,\frac{5}{{0,3}}\, \approx \,16,67\,\Omega .\)

- Hiệu điện thế của điện trở R là: \(U\, = {U_1}\, + \,\,{U_2}\, = > \,{U_2}\, = U\, - \,\,{U_1}\, = \,6\, - 5\, = 1\,V\)

=> Điện trở R là: \({R_2}\, = \,\frac{{{U_2}}}{{{I_2}}}\, = \,\frac{1}{{0,3}}\, \approx \,3,33\,\Omega .\)


Câu hỏi:

Bài 3

Có hai đoạn dây dẫn có tiết diện và điện trở như nhau, một đoạn dây dẫn đồng, một đoạn dây dẫn nichrome. Đoạn dây dẫn nichrome có chiều dài 30 cm.

a) Tính chiều dài đoạn dây dẫn đồng.

b) Người ta mắc nối tiếp hai dây dẫn này vào một nguồn điện 24 V. Tính công suất điện mà mỗi đoạn dây dẫn tiêu thụ.

Hướng dẫn giải :

Sử dụng biểu thức của định luật Ohm, biểu thức tính công suất, biểu thức tính điện trở và tổng trở, cường độ dòng điện trong mạch nối tiếp, từ đó vận dụng giải bài tập được nêu.

Lời giải chi tiết :

a) Tính chiều dài đoạn dây dẫn đồng

Điện trở dây dẫn bằng đồng: \({R_1}\, = \,{\rho _1}\frac{{{l_1}}}{{{S_1}}}\,\)(với\({\rho _1} = \,1,{7.10^{ - 8}}\,\Omega m\))

Điện trở dây dẫn bằng nichrome: \({R_2}\, = \,{\rho _2}\frac{{{l_2}}}{{{S_2}}}\,\)(với\({\rho _2} = \,1,{10.10^{ - 6}}\,\Omega m\))

Hai đoạn dây dẫn có tiết diện và điện trở như nhau => \({\rho _1}.\,{l_1} = {\rho _2}.{l_2}\) \( = > \,{l_2}\, = \,\frac{{{\rho _1}.\,{l_1}}}{{{\rho _2}}}\)

Thay số vào ta được: \(\,{l_2}\, = \frac{{1,{{7.10}^{ - 8}}.\,30}}{{1,{{10.10}^{ - 6}}}}\, \approx \,0,46\,cm.\)

b) Công suất điện mà mỗi đoạn dây dẫn tiêu thụ

- Điện trở tương đương của đoạn mạch mắc nối tiếp: \(R\, = {R_1}\, + \,{R_2}\, = \,2{R_1}\)

- Cường độ dòng điện của đoạn mạch: \(I\, = \,\frac{U}{R}\, = \,\frac{{24}}{{2{R_1}}}\, = \,\frac{{12}}{{{R_1}}}\)

Mạch mắc nối tiếp => \(I\, = \,{I_1}\, = \,{I_2}\, = \,\frac{{12}}{{{R_1}}}\,\)

- Công suất điện mà mỗi đoạn dây dẫn tiêu thụ:

\({\wp _1}\;\, = {\wp _2} = \,{U_1}{I_1}\,m\`a \,\,{U_1} = {I_1}{R_1} = > \,{\wp _1}\;\, = {\wp _2}\, = \,{I_1}^2{R_1}\) Thay số ta được: \(\,{\wp _1}\;\, = {\wp _2}\, = \,{\left( {\frac{{12}}{{{R_1}}}} \right)^2}.{R_1} = \frac{{144}}{{{R_1}}}\,W.\)


Câu hỏi:

Bài 4

Mỗi bóng đèn của đèn đội đầu (hình 9.1) có giá trị định mức là 5V - 3,5 W.

a) Tìm cường độ dòng điện trong mạch chính và trong mỗi mạch nhánh khi đèn sáng bình thường.

b) Tìm điện trở của mỗi đèn.

Hướng dẫn giải :

Sử dụng biểu thức của định luật Ohm, biểu thức tính công suất và tổng trở, cường độ dòng điện trong mạch song song, từ đó vận dụng giải bài tập được nêu.

Lời giải chi tiết :

a) \({\wp _1}\;\, = \,{U_1}{I_1} = > \,{I_1} = \,\,\frac{{{\wp _1}}}{{{U_1}}}\,\, = \,\frac{{3,5}}{5}\, = \,0,7\,A\)

Hai bóng đèn có giá trị định mức là như nhau => \({I_1}\, = \,{I_2}\, = \,\,0,7\,A\)

Cường độ dòng điện trong mạch chính là: \(I\, = {I_1}\, + {I_2}\, = \,\,0,7\, + \,0,7\, = \,1,4A\)

b) Hai bóng đèn có giá trị định mức là như nhau => \({R_1}\, = \,{R_2}\,\)

Tổng trở cả mạch: \(R\, = \,\frac{U}{I}\, = \,\frac{5}{{1,4}}\, \approx \,3,57\,\Omega .\)

Điện trở của mỗi bóng đèn: \(\frac{1}{{{R_1}}}\, + \,\frac{1}{{{R_2}}}\, = \,\frac{1}{R}\, = > \,\,\frac{1}{{{R_1}}}\, + \,\frac{1}{{{R_1}}}\, = \,\frac{1}{{3,57}} = \, > \,{R_1}\, = \,{R_2}\, \approx \,7,14\,\Omega .\)


Câu hỏi:

Bài 5

Người ta mắc hai đèn song song với nhau và mắc vào nguồn điện. Biết đèn 1 có điện trở 3 Ω, đèn 2 có điện trở 6 Ω.

a) Tính điện trở tương đương của đoạn mạch gồm hai đèn.

b) Nếu nguồn điện cung cấp cho đoạn mạch một hiệu điện thế là 6 V thì cường độ dòng điện trong mạch chính bằng bao nhiêu?

c) Tính năng lượng điện mà đoạn mạch tiêu thụ trong 30 phút.

Hướng dẫn giải :

Sử dụng biểu thức của định luật Ohm, biểu thức tính năng lượng điện và tổng trở, cường độ dòng điện trong mạch song song, từ đó vận dụng giải bài tập được nêu.

Lời giải chi tiết :

a) \(\frac{1}{{{R_1}}}\, + \,\frac{1}{{{R_2}}}\, = \,\frac{1}{R}\, = > \,R = \frac{{{R_1}{R_2}}}{{{R_1}\, + {R_2}}}\, = \,\frac{{3.6}}{{3\, + 6}}\, = \,2\,\Omega .\)

b) \(I\, = \,\frac{U}{R}\, = \,\frac{6}{2}\, = \,3\,A.\)

c) Đổi 30 phút = 1800 s

W = UIt = 6.3.1800 = 32400 J.

Dụng cụ học tập

Chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, máy tính cầm tay, các dụng cụ thí nghiệm như kính hiển vi, ống nghiệm, hóa chất,...

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Sách Giáo Khoa: Cánh diều

- Bộ sách Cánh Diều được lựa chọn bởi phù hợp nhiều đối tượng học sinh. Mỗi cuốn sách giáo khoa Cánh Diều đều chứa đựng rất nhiều sáng tạo, tâm huyết, mang đầy tri thức và cảm xúc của các tác giả biên soạn.

Đọc sách

Có thể bạn chưa biêt?

Môn Khoa Học Tự Nhiên là môn gì? Đây là môn học được xây dựng và phát triển dựa trên nền tảng của các môn Vật Lí, Hóa Học, Sinh Học và Khoa học Trái Đất. Có thể hiểu một cách đơn giản hơn là gộp các môn: Vật Lí, Hóa Học và Sinh Học ở chương trình THCS vào làm một.

Nguồn : Gia sư đất việt

Lời chia sẻ Lớp 9

Lớp 9 - Năm cuối cấp trung học cơ sở, chuẩn bị cho kỳ thi quan trọng. Những áp lực sẽ lớn nhưng hãy tin tưởng vào khả năng của bản thân và nỗ lực hết mình!

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Loi Giai SGK