Trang chủ Lớp 9 Soạn văn 9 Cánh diều Bài 7. Thơ tám chữ và thơ tự do Soạn bài Chiều xuân Văn 9 tập 2 Cánh diều: Bài thơ có sự kết hợp của những phương thức biểu đạt nào?...

Soạn bài Chiều xuân Văn 9 tập 2 Cánh diều: Bài thơ có sự kết hợp của những phương thức biểu đạt nào?...

Giải và trình bày phương pháp giải Đọc hiểu: 1, 2, 3; CH cuối bài: 1, 2, 3, 4, 5 soạn bài Chiều xuân SGK Ngữ văn 9 tập 2 Cánh diều. Bài thơ có sự kết hợp của những phương thức biểu đạt nào?...

Đọc hiểu 1

Bài thơ có sự kết hợp của những phương thức biểu đạt nào?

Hướng dẫn giải :

Đọc văn bản, xác định phương thức biểu đạt trong bài thơ.

Lời giải chi tiết :

Bài thơ có sự kết hợp của những phương thức biểu đạt: tự sự - miêu tả - biểu cảm.

Cách #:

Phương thức biểu đạt: tự sự - miêu tả - biểu cảm.


Đọc hiểu 2

Nhân vật trữ tình xuất hiện trực tiếp hay gián tiếp?

Hướng dẫn giải :

Đọc văn bản, xác định nhân vật trữ tình xuất hiện như thế nào.

Lời giải chi tiết :

Nhân vật trữ tình xuất hiện gián tiếp.

Cách #:

Gián tiếp.


Đọc hiểu 3

Những biện pháp tu từ nào được sử dụng trong bài thơ?

Hướng dẫn giải :

Đọc văn bản, kết hợp kiến thức về BPTT và đưa ra lời giải phù hợp

Lời giải chi tiết :

-Biện pháp tu từ ẩn dụ: “đò biếng lười nằm mặc nước sông trôi”.

-Biện pháp nhân hóa: “quán tranh đứng im lìm trong vắng lặng”.

Cách #:

- Ẩn dụ: “đò biếng lười nằm mặc nước sông trôi”.

- Nhân hóa: “quán tranh đứng im lìm trong vắng lặng”.


Câu hỏi cuối bài 1

Chỉ ra bố cục của bài thơ Chiều xuân. Nêu nội dung chính của mỗi phần trong bài thơ.

Hướng dẫn giải :

Đọc văn bản, xác định bố cục của bài thơ, đưa ra lời giải phù hợp

Lời giải chi tiết :

Bố cục: 3 phần

+ Khổ 1: Bức tranh chiều xuân trên bến vắng

+ Khổ 2: Bức tranh chiều xuân trên đường đê

+ Khổ 3: Bức tranh chiều xuân trên cánh đồng

Cách #:

Bố cục

Nội dung

Khổ 1

Bức tranh chiều xuân trên bến vắng

Khổ 2

Bức tranh chiều xuân trên đường đê

Khổ 3

Bức tranh chiều xuân trên cánh đồng


Câu hỏi cuối bài 2

Cảm hứng chủ đạo của tác giả thể hiện trong bài thơ là gì? Bài thơ triển khai mạch cảm xúc theo trình tự nào?

Hướng dẫn giải :

Đọc văn bản, đưa ra lời giải phù hợp

Lời giải chi tiết :

- Cảm hứng chủ đạo trong bài thơ: ca ngợi vẻ đẹp của mùa xuân xứ Bắc qua đó bày tỏ tình yêu làng quê, đất nước tha thiết.

- Bài thơ triển khai mạch cảm xúc theo trình tự: từ cảnh xuân yên bình đến cảnh nông thôn bình dị.

Cách #:

- Cảm hứng chủ đạo: ca ngợi vẻ đẹp của mùa xuân xứ Bắc qua đó bày tỏ tình yêu làng quê, đất nước.

- Trình tự mạch cảm xúc: từ cảnh xuân yên bình đến cảnh nông thôn bình dị.


Câu hỏi cuối bài 3

Em hình dung bức tranh cảnh chiều xuân được khắc họa trong bài thơ có những gì?

Hướng dẫn giải :

Đọc văn bản, đưa ra lời giải phù hợp

Lời giải chi tiết :

Bức tranh chiều xuân được khắc họa trong bài thơ có con đò biếng lười, dòng sông trôi, quán tranh im lìm, hoa xoan tím rụng, cỏ non xanh biếc, đàn sáo mổ vu vơ, bướm bay rập rờn, trâu bò thong thả ăn, cánh đồng lúa xanh, lũ cò con chốc chốc bay, cô gái yếm thắm.

Cách #:

Có con đò biếng lười, dòng sông trôi, quán tranh im lìm, hoa xoan tím rụng, cỏ non xanh biếc, đàn sáo mổ vu vơ, bướm bay rập rờn, trâu bò thong thả ăn, cánh đồng lúa xanh, lũ cò con chốc chốc bay, cô gái yếm thắm.


Câu hỏi cuối bài 4

Phân tích tác dụng của những biện pháp tu từ được sử dụng trong bài thơ Chiều xuân. Em thích nhất hình ảnh nào trong tác phẩm? Vì sao?

Hướng dẫn giải :

Đọc văn bản, đưa ra lời giải phù hợp

Lời giải chi tiết :

- Nhân hóa: “đò lười biếng nằm mặc nước sông trôi”, “quán tranh đứng im lìm”

=> Tạo cách diễn đạt sôi động, phác họa nên khung cảnh yên bình, vắng lặng của làng quê Bắc Bộ.

- Liệt kê:

+ Mưa bụi, con đò, nước sông trôi, quán tranh vắng, hoa xoan tím,...

=> Là những hình ảnh đặc trưng cho làng quê Bắc Bộ, bức tranh đẹp nhưng đượm buồn.

+ Cỏ non tràn biếc cỏ, đàn sáo, cánh bướm, trâu bò + sà xuống mổ vu vơ, rập rờn, thong thả

=> Bức tranh đổi từ gam màu buồn sang màu sôi động, từ tĩnh sang động, làm vơi nỗi cô đơn của bến vắng.

+ cúi, cuốc, cào, chốc chốc vụt qua

=> Diễn tả nhịp sống khoan thai nơi đồng quê

Cách #:

Biện pháp tu từ

Tác dụng

Nhân hóa: “đò lười biếng nằm mặc nước sông trôi”, “quán tranh đứng im lìm”

Tạo cách diễn đạt sôi động, phác họa nên khung cảnh yên bình, vắng lặng của làng quê Bắc Bộ.

Liệt kê:

+ Mưa bụi, con đò, nước sông trôi, quán tranh vắng, hoa xoan tím

+ Cỏ non tràn biếc cỏ, đàn sáo, cánh bướm, trâu bò + sà xuống mổ vu vơ, rập rờn, thong thả

+ cúi, cuốc, cào, chốc chốc vụt qua

Là những hình ảnh đặc trưng cho làng quê Bắc Bộ, bức tranh đẹp nhưng đượm buồn.

Bức tranh đổi từ gam màu buồn sang màu sôi động, từ tĩnh

sang động, làm vơi nỗi cô đơn của bến vắng.

Diễn tả nhịp sống khoan thai nơi đồng quê


Câu hỏi cuối bài 5

Chỉ ra màu sắc hội họa trong ngôn ngữ của bài thơ. Hãy vẽ hoặc viết một đoạn văn miêu tả lại bức tranh chiều xuân theo sự hình dung, tưởng tượng của em.

Hướng dẫn giải :

Đọc văn bản, đưa ra lời giải phù hợp

Lời giải chi tiết :

- Màu sắc hội họa trong ngôn ngữ của bài thơ được thể hiện như: hoa tím, cỏ non tràn biếc cỏ, đàn sáo đen, đồng lúa xanh, cô nàng yếm thắm.

- Bức tranh chiều xuân mở ra trên bến vắng với khung cảnh yên lặng và thanh bình. Quán tranh đứng lặng yên bên cây hoa xoan tím. Bên cạnh đó vạn vật như đang có sự chuyển động: cỏ non tràn biếc cỏ, đàn sáo đen sà xuống hòa cùng vào mấy cánh bướm trôi trước gió. Trên cánh đồng, đàn trâu đang thung thăng gặm cỏ, lũ cò chốc chốc lại vụt ra, cô nàng yếm thắm cào cỏ hi vọng một mùa màng bội thu.

Cách #:

- Màu sắc hội họa: hoa tím, cỏ non tràn biếc cỏ, đàn sáo đen, đồng lúa xanh, cô nàng yếm thắm.

- Bức tranh chiều xuân:

image

Dụng cụ học tập

Học Văn cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, sách tham khảo về các tác phẩm văn học và từ điển.

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Sách Giáo Khoa: Cánh diều

- Bộ sách Cánh Diều được lựa chọn bởi phù hợp nhiều đối tượng học sinh. Mỗi cuốn sách giáo khoa Cánh Diều đều chứa đựng rất nhiều sáng tạo, tâm huyết, mang đầy tri thức và cảm xúc của các tác giả biên soạn.

Đọc sách

Có thể bạn chưa biêt?

Ngữ văn là môn học khai phá vẻ đẹp của ngôn ngữ và văn học, giúp chúng ta hiểu sâu sắc hơn về văn hóa, lịch sử và tâm hồn con người qua từng tác phẩm văn chương và các hiện tượng ngôn ngữ học.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Lời chia sẻ Lớp 9

Lớp 9 - Năm cuối cấp trung học cơ sở, chuẩn bị cho kỳ thi quan trọng. Những áp lực sẽ lớn nhưng hãy tin tưởng vào khả năng của bản thân và nỗ lực hết mình!

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Loi Giai SGK