Trang chủ Lớp 9 Soạn văn 9 Cánh diều Bài 2. Truyện thơ Nôm Câu hỏi 2 trang 45 Văn 9 Cánh diều: Dựa vào chú thích trong Truyện Kiều của Nguyễn Du, giải thích nguồn gốc và ý nghĩa của các điển cố...

Câu hỏi 2 trang 45 Văn 9 Cánh diều: Dựa vào chú thích trong Truyện Kiều của Nguyễn Du, giải thích nguồn gốc và ý nghĩa của các điển cố...

Tìm hiểu ngoài SGK, đọc kĩ chú thích trong tác phẩm. Vận dụng kiến thức giải Câu hỏi 2 trang 45 SGK Văn 9 Cánh diều - Thực hành tiếng Việt bài 2.

Dựa vào chú thích trong Truyện Kiều của Nguyễn Du, giải thích nguồn gốc và ý nghĩa của các điển cố, điển tích (in đậm) trong những câu dưới đây:

a) Trải qua một cuộc bể dâu,

Những điều trông thấy mà đau đớn lòng.

b) Bấy lâu nghe tiếng má đào,

Mắt xanh chẳng để ai vào có không?

Hướng dẫn giải :

Tìm hiểu ngoài SGK, đọc kĩ chú thích trong tác phẩm

Lời giải chi tiết :

Cách 1

a, Hình ảnh bể dâu trong câu thơ được nhà thơ lấy ý từ câu chữ Hán: Thương hải biến vi tang điền (Bể xanh hóa thành ruộng dâu). Đó chính là hình ảnh của sự thay đổi, sự biến chuyển nhanh chóng ngay trước mắt ta.

b, Nguyễn Tịch, người đời nhà Tấn (265- 419) là người rất thích rượu và đàn. Làm quan rồi cáo bệnh về nhà, kết bạn cùng Kê Khang, Lưu Linh, Nguyễn Hàm, Sơn Ðào, Hướng Tú và Vương Nhương, thường gọi là "Trúc lâm” thất hiền” (bảy người hiền trong rừng trúc). Nguyễn Tịch lại còn có một thái độ lạ lùng. Khi tiếp khách, nếu khách thuộc hạng người ông thích, ông vừa lòng thì nhìn thẳng để lộ tròng mắt xanh; trái lại tiếp người ông không ưa thích thì ông nhìn ngang (lườm) để lộ lòng mắt trắng. Thái độ đãi nhân tiếp vật như thế kể cũng không hay ho gì. Nhưng dần về sau, người ta dùng chữ "mắt xanh” để chỉ sự bằng lòng, vừa ý. Cũng như câu hỏi của Từ Hải "mắt xanh chẳng để ai vào có không” tức là nàng chưa tiếp ai bằng mắt xanh, có nghĩa là nàng chưa thấy ai là người vừa ý vừa lòng phải không?

Cách 2:

a) “Bể dâu” – Điển tích, Theo sách Thần tiên truyện, thời Đông Hán, có ông Vương Phương Bình thông minh học giỏi, thi đỗ cao và được bổ làm quan đến chức Trung tán đại phu. Nhưng ông sớm từ quan để tu tiên học đạo. Khi đắc đạo, Phương Bình giáng xuống nhà Thái Kinh, cho sứ giả mời tiên nữ Ma Cô (vị thọ tiên trong thần thoại Trung Hoa) đến để hỏi về thời gian cách biệt. Ma Cô tiên nữ trả lời rằng: “Từ khi biết ông đến nay, đã thấy ba lần biển xanh biến thành ruộng dâu”. Cuộc bể dâu mà Nguyễn Du trải qua đây không phải là ảo giác mà là sự thật rành rành trước mắt. Đó là hình ảnh của xã hội với sự thay đổi nhanh chóng không thể ngờ của nó mà Nguyễn Du đã chứng kiến. Chính vì thế, nhưng điều trông thấy đã làm cho nhà thơ đau đớn lòng. Tâm can tác giả quặn thắt, đau xót vô cùng trước những hình ảnh diễn ra hằng ngày, hằng giờ. Nhà thơ chua xót và thông cảm với những kiếp người cơ cực trong xã hội bấy giờ.

b) “Mắt xanh” – Điển cố, “mắt xanh: Chữ Hán là “thanh nhãn”. Nguyễn Tịch đời Tấn khi tiếp người mình ưa thì nhìn thẳng nên để lộ tròng mắt xanh, khi tiếp người mình ghét thì nhìn nghiêng (lườm) mà để lộ tròng mắt trắng. ”Mắt xanh chẳng để ai vào, có không?” chỉ người con gái được nhiều người đàn ông tìm đến hỏi cưới, nhưng không ai lọt vào mắt xanh của cô gái ấy.

Dụng cụ học tập

Học Văn cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, sách tham khảo về các tác phẩm văn học và từ điển.

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Sách Giáo Khoa: Cánh diều

- Bộ sách Cánh Diều được lựa chọn bởi phù hợp nhiều đối tượng học sinh. Mỗi cuốn sách giáo khoa Cánh Diều đều chứa đựng rất nhiều sáng tạo, tâm huyết, mang đầy tri thức và cảm xúc của các tác giả biên soạn.

Đọc sách

Có thể bạn chưa biêt?

Ngữ văn là môn học khai phá vẻ đẹp của ngôn ngữ và văn học, giúp chúng ta hiểu sâu sắc hơn về văn hóa, lịch sử và tâm hồn con người qua từng tác phẩm văn chương và các hiện tượng ngôn ngữ học.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Lời chia sẻ Lớp 9

Lớp 9 - Năm cuối cấp trung học cơ sở, chuẩn bị cho kỳ thi quan trọng. Những áp lực sẽ lớn nhưng hãy tin tưởng vào khả năng của bản thân và nỗ lực hết mình!

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Loi Giai SGK