Trang chủ Lớp 8 SGK Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 8 - Cánh diều Chủ đề 2. Phát triển bản thân Bài 2. Bảo vệ quan điểm của bản thân trang 22, 23, 24, 25 trải nghiệm hướng nghiệp lớp 8 Cánh diều: Đưa ra các tình huống cần thương thuyết khác và thực hành rèn luyện khả năng...

Bài 2. Bảo vệ quan điểm của bản thân trang 22, 23, 24, 25 trải nghiệm hướng nghiệp lớp 8 Cánh diều: Đưa ra các tình huống cần thương thuyết khác và thực hành rèn luyện khả năng...

Vận dụng kiến thức giải bài 2. Bảo vệ quan điểm của bản thân trang 22, 23, 24, 25 SGK trải nghiệm hướng nghiệp lớp 8 Cánh diều. Chỉ ra nội dung và cách tranh biện trong ví dụ dưới đây...

Câu hỏi:

Câu 1

CH 1

Đề bài: Chỉ ra nội dung và cách tranh biện trong ví dụ dưới đây

image

Phương pháp giải :

Chia sẻ tính cách của bản thân theo cảm nhận cá nhân

Lời giải chi tiết:

* Nội dung tranh biện: Mạng xã hội là phương tiện truyền thông tốt

* Cách tranh biện:

- Quan điểm ủng hộ

- Quan điểm phản đối

CH 2

Đề bài: Trao đổi về cách tranh biện

Hướng dẫn giải :

Bước 1: Nhận diện được nội dung (chủ đề) tranh biện

Bước 2: Xây dựng hệ thống luận điểm, luận cứ, dẫn chứng

Bước 3: Trình bày, phản biện khi cần, kết luận

Lời giải chi tiết:

Một số cách tranh biện hiểu quả như:

+ Đưa ra các luận điểm ủng hộ hay phản đối

+ Phân tích, lập luận có chứng cứ.

+ Kết luận được quan điểm của bản thân


Câu hỏi:

Câu 2

CH 1

Đề bài: Xác định mức độ xuất hiện các biểu hiện khi em tham gia tranh biện

Phương pháp giải :

HS xác định mức độ, trạng thái cảm xúc của mình khi đối diện với những vấn đề tranh biện

Lời giải chi tiết:

- Mức độ: Đôi khi

- Biểu hiện

+ Đưa ra các luận điểm ủng hộ hay phản đối phù hợp,

+ Sử dụng ngôn từ văn minh, lịch sự

+ Biết kiềm chế cảm xúc,…

CH 2

Đề bài: Chia sẻ về khả năng tranh biện của bản thân

Phương pháp giải :

HS chia sẻ những kinh nghiệm, trải nghiệm của bản thân khi tham gia tranh biện

Lời giải chi tiết:

- Tốt: Gọi tên được vấn đề, xác định mình ủng hộ hay phản đối để xây dựng đúng luận điểm, luận cứ, minh chứng và đưa ra kết luận chặt chẽ.

- Khá: Nhận diện được vấn đề nhưng lập luận chưa chặt chẽ, minh chứng chưa sắc nét,…

- Trung bình/ yếu: Nhút nhát, sợ hãi, chưa nhận diện được vấn đề,…


Câu hỏi:

Câu 3

Luyện tập tranh biện để bảo vệ quan điểm của bản thân đối với một trong các vấn đề sau:

image

Hướng dẫn giải :

Bước 1: Nhận diện được nội dung (chủ đề) tranh biện

Bước 2: Xây dựng hệ thống luận điểm, luận cứ, dẫn chứng

Bước 3: Trình bày, phản biện khi cần, kết luận

Lời giải chi tiết :

* Vấn đề 1: Tất cả học sinh cần phải làm việc nhà hằng ngày

- Nội dung tranh biện: Tất cả học sinh cẩn phải làm việc nhà hàng ngày

- Xây dựng luận điểm, luận cứ, minh chứng

+ Ủng hộ: Việc nhà là trách nhiệm của tất cả các thành viên trong gia đình nên làm việc nhà hàng ngày là đương nhiên,…

+ Phản đối: Điều này chưa đúng vì công việc chính của chúng ta vẫn là học tập, vậy nên khi rảnh cúng ta có thể làm việc nhà giúp gia đình. Ngoài ra không phải tất cả học sinh đều khỏe mạnh để có thể làm công việc nhà,…

- Rút ra kết luận

* Vấn đề 2: Cần có nhiều bài tập về nhà

- Nội dung tranh biện: Cần có nhiều bài tập về nhà

- Xây dựng luận điểm, luận cứ, minh chứng

+ Ủng hộ: Việc chính của chúng là là học nên việc làm bài tập củng cố kiến thức ở nhà là điều đương nhiên và cần thiết,…

+ Phản đối: bài tập về nhà nên được giao vừa phải, tránh tình trạng quá tải.

- Rút ra kết luận

* Vấn đề 3: Học sinh không nên sử dụng điện thoại trong trường học

- Nội dung tranh biện: Học sinh không nên sử dụng điện thoại trong trường học

- Xây dựng luận điểm, luận cứ, minh chứng

+ Ủng hộ: Sử dụng điện thoại gây mất tập trung,…

+ Phản đối: Sử dụng điện thoại giúp tìm kiếm, kết nối kiến thức rộng lớn hơn,…

- Rút ra kết luận


Câu hỏi:

Câu 4

CH 1

Đề bài: Chỉ ra cách thương thuyết trong ví dụ dưới đây

image

Hướng dẫn giải :

Bước 1: Tìm hiểu mong muốn của đối tượng thương thuyết

Bước 2: Đưa ra đề xuất của bản thân

Bước 3: Thuyết phục đối tác

Bước 4: Đề nghị sự đồng thuận, cam kết.

Lời giải chi tiết:

Bước 1: Tìm hiểu mong muốn của đối tượng thương thuyết: Muốn đi xa để khám phá nhiều hơn,…

Bước 2: Đưa ra đề xuất của bản thân: địa danh ở địa phương,…

Bước 3: Thuyết phục đối tác: địa điểm gần, nhiều cảnh đẹp, tiết kiệm thời gian cũng như chi phí, an toàn,…

Bước 4: Đề nghị sự đồng thuận, cam kết: Biểu quyết,…

CH 2

Đề bài: Thảo luận về cách thương thuyết hiệu quả

Phương pháp giải :

HS trình bày dựa trên kinh nghiệm phần trước và kinh nghiệm thực tế của cá nhân.

Lời giải chi tiết:

Bước 1: Tìm hiểu mong muốn của đối tượng thương thuyết

Bước 2: Đưa ra đề xuất của bản thân

Bước 3: Thuyết phục đối tác

Bước 4: Đề nghị sự đồng thuận, cam kết.


Câu hỏi:

Câu 5

Xác định mức độ xuất hiện các biểu hiện khi em thực hiện thương thuyết với người khác

Phương pháp giải :

HS dựa trên trải nghiệm thực tế của bản thân về những lần thực hiện thương thuyết.

Lời giải chi tiết:

+ Xác định được mục tiêu thương thuyết của bản thân ( luôn luôn)

+ Hiểu được mong muốn của người khác ( đôi khi)

+ Nêu được đề xuất của bản thân ( luôn luôn)

+ Thuyết phục được đối tác về sự hợp lí của phương án mình đề xuất (đôi khi),…


Câu hỏi:

Câu 6

CH 1

Đề bài: Đóng vai trong tình huống sau để thể hiện khả năng thương thuyết với người khác

Phương pháp giải :

tiến hành thương thuyết dựa trên các bước

Bước 1: Tìm hiểu mong muốn của đối tượng thương thuyết

Bước 2: Đưa ra đề xuất của bản thân

Bước 3: Thuyết phục đối tác

Bước 4: Đề nghị sự đồng thuận, cam kết.

Lời giải chi tiết:

Bước 1: Tìm hiểu mong muốn của đối tượng thương thuyết: Tham gia Hội diễn văn nghệ của trường

Bước 2: Đưa ra đề xuất của bản thân: Tốp ca để nhiều người có thể tham gia

Bước 3: Thuyết phục đối tác: Lợi ích của tốp ca,…

Bước 4: Đề nghị sự đồng thuận, cam kết: Thực hiện luyện tập, kết qủa mang lại,…

CH 2

Đề bài: Đưa ra các tình huống cần thương thuyết khác và thực hành rèn luyện khả năng thương thuyết của bản thân

Phương pháp giải :

HS đưa ra những tình huống trong cuộc sống thường xuyên xảy ra,…

Lời giải chi tiết:

- Thuê thợ chụp ảnh kỉ yếu hay tự chụp

- Du lịch tập thể gắn kết tình cảm hay đi ăn

Dụng cụ học tập

Môn này chúng ta cần vở ghi chép, bút mực, và có thể là các dụng cụ tham gia các hoạt động trải nghiệm như găng tay, mũ bảo hiểm,...

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Sách Giáo Khoa: Cánh diều

- Bộ sách Cánh Diều được lựa chọn bởi phù hợp nhiều đối tượng học sinh. Mỗi cuốn sách giáo khoa Cánh Diều đều chứa đựng rất nhiều sáng tạo, tâm huyết, mang đầy tri thức và cảm xúc của các tác giả biên soạn.

Đọc sách

Có thể bạn chưa biêt?

Hoạt động trải nghiệm và Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp là hoạt động giáo dục do nhà giáo dục định hướng, thiết kế và hướng dẫn thực hiện, tạo cơ hội cho học sinh tiếp cận thực tế, thể nghiệm các cảm xúc tích cực, khai thác những kinh nghiệm đã có và huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng của các môn học để thực hiện những nhiệm vụ được giao

Nguồn : Thư viện pháp luật

Lời chia sẻ Lớp 8

Lớp 8 - Năm học đầy thách thức với những bài học khó hơn. Đừng lo lắng, hãy chăm chỉ học tập và luôn giữ tinh thần lạc quan!

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Loi Giai SGK