Sưu tầm hình ảnh và bài viết về hoạt động yêu nước của Phan Bội Châu...

Sưu tầm tư liệu trên sách, báo, internet. Hướng dẫn trả lời Vận dụng, Bài 17. Việt Nam đàu thế kỉ XX.

2. Sưu tầm hình ảnh và bài viết về hoạt động yêu nước của Phan Bội Châu, PhanChâu Trinh và Nguyễn Tất Thành đầu thế kỉ XX. Giới thiệu những hình ảnh,bài viết đó với thầy cô và bạn học.

Hướng dẫn giải :

Sưu tầm tư liệu trên sách, báo, internet,…

Lời giải chi tiết :

2.Sử dụng hình ảnh trong SGK để giới thiệuvề hoạt động của Nguyễn Tất Thành

imageimage

Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước

Ngày 5-6-1911, từ bến cảng Nhà Rồng, Nguyễn Tất Thành (sau này là Chủ tịch Hồ Chí Minh) rời Tổ quốc ra đi tìm đường cứu nước với thân phận người đầu bếp mang tên Văn Ba trên con tàu Amiral Latouche Tréville (tàu Đô đốc Latouche Tréville) rời cảng Sài Gòn đi Marseille. Đây là một trong 6 con tàu cỡ lớn chuyên chạy tuyến Pháp – Đông Dương của hãng Năm Sao.

Sau này, khi được hỏi về chuyến đi ngày 5-6-1911, Bác đã trả lời một nhà báo Nga như sau: “Khi tôi độ mười ba tuổi, lần đầu tiên tôi được nghe ba chữ Pháp Tự do, Bình đẳng, Bác ái... Tôi rất muốn làm quen với nền văn minh Pháp, muốn tìm xem những gì ẩn giấu đằng sau những chữ ấy”. Trả lời một nhà văn Mỹ cũng về câu hỏi này, Người nói: “Nhân dân Việt Nam trong đó có ông cụ thân sinh ra tôi, lúc này thường tự hỏi nhau ai sẽ là người giúp mình thoát khỏi ách thống trị của Pháp. Người này nghĩ là Anh, có người lại cho là Mỹ. Tôi thấy phải đi ra nước ngoài xem cho rõ. Sau khi xem xét họ làm ăn ra sao, tôi sẽ trở về giúp đồng bào tôi”.

Như vậy, có thể thấy rằng, trước Nguyễn Tất Thành, đã có nhiều người Việt Nam trăn trở ra đi tìm đường cứu nước cho dân tộc. Tiêu biểu trong số đó có hai trí thức nổi tiếng là Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh. Đều là những nhà yêu nước nhiệt thành, nhưng Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh đã đi hai con đường khác nhau, song cùng mong muốn Nguyễn Ái Quốc đi theo con đường của mình. Thế nhưng, Nguyễn Ái Quốc đã chọn cho mình một con đường đi riêng, mặc dù rất kính trọng hai bậc tiền bối.

Dụng cụ học tập

Chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, bản đồ, quả địa cầu và sách tham khảo về lịch sử và địa lý.

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Sách Giáo Khoa: Cánh diều

- Bộ sách Cánh Diều được lựa chọn bởi phù hợp nhiều đối tượng học sinh. Mỗi cuốn sách giáo khoa Cánh Diều đều chứa đựng rất nhiều sáng tạo, tâm huyết, mang đầy tri thức và cảm xúc của các tác giả biên soạn.

Đọc sách

Có thể bạn chưa biêt?

Lịch sử và Địa lí là môn học bắt buộc, được dạy học từ lớp 6 đến lớp 9. Môn học gồm các nội dung giáo dục lịch sử, địa lí và một số chủ đề liên môn, đồng thời lồng ghép, tích hợp kiến thức ở mức độ đơn giản về kinh tế, văn hoá, khoa học, tôn giáo,...

Nguồn : Bộ giáo dục và đào tạo

Lời chia sẻ Lớp 8

Lớp 8 - Năm học đầy thách thức với những bài học khó hơn. Đừng lo lắng, hãy chăm chỉ học tập và luôn giữ tinh thần lạc quan!

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Loi Giai SGK