Trang chủ Lớp 8 Soạn văn 8 Cánh diều chi tiết Bài 10. Văn bản thông tin Nêu những yêu cầu cần bảo đảm khi thực hành hoạt động nói và nghe ở sách Ngữ văn 8, tập hai...

Nêu những yêu cầu cần bảo đảm khi thực hành hoạt động nói và nghe ở sách Ngữ văn 8, tập hai...

Xem lại kiến thức về kĩ năng nói và nghe Hướng dẫn giải soạn văn Câu 13 trang 124 SGK Ngữ văn 8 tập 2, Câu 13 - Ôn tập học kì 2, Bài 10. Văn bản thông tin Soạn văn 8 - Cánh diều.

Câu 13 (trang 124, SGK Ngữ văn 8, tập 2)

Nêu những yêu cầu cần bảo đảm khi thực hành hoạt động nói và nghe ở sách Ngữ văn 8, tập hai.

Hướng dẫn giải :

Xem lại kiến thức về kĩ năng nói và nghe

Lời giải chi tiết :

Những yêu cầu cần bảo đảm khi thực hành hoạt động nói và nghe ở sách Ngữ văn 8, tập hai:

Khi thực hiện

* Người nói:

- Nội dung trình bày:

+ Vấn đề trình bày được nêu rõ ràng, cụ thể.

+ Nội dung phong phú, có trọng tâm, được trình bày lô gích; lí lẽ và bằng chứng làm nổi bật được vấn đề.

- Hình thức trình bày:

+ Bài trình bày có bố cục rõ ràng.

+ Các nội dung minh hoạ có chất lượng.

+ Sử dụng phương tiện hỗ trợ phù hợp.

+ Có sự sáng tạo, tạo được điểm nhấn cho nội dung trình bày.

- Tác phong, thái độ trình bày:

+ Phong thái tự tin, tôn trọng người nghe, sử dụng ngôn ngữ cơ thể sinh động, phù hợp.

+ Nói trôi chảy, mạch lạc, không bị ngắt quãng hoặc không có những từ ngữ chêm xen quá nhiều.

+ Tốc độ nói vừa phải, có nhấn giọng ở những nội dung quan trọng.

+ Nội dung giải đáp thắc mắc cụ thể, ngắn gọn, thoả đáng.

+ Bảo đảm yêu cầu về thời gian trình bày.

* Người nghe:

- Lắng nghe, xác định và ghi lại các thông tin chính của bài trình bày, những nội dung cần hỏi lại.

- Thể hiện thái độ chú ý lắng nghe; sử dụng cử chỉ, nét mặt, ánh mắt để khích lệ người nói. - Hỏi lại những điểm chưa rõ (nếu cần); có thể trao đổi thêm quan điểm cá nhân về nội dung của bài trình bày.

Khi nhận xét

* Người nói:

- Lắng nghe nhận xét của các bạn và thầy, cô về bài trình bày.

- Rút kinh nghiệm về nội dung, cách thức và thái độ trình bày,...

- Tự đánh giá:

+ Điều em hài lòng về bài trình bày của mình là gì?

+ Điều gì em muốn thay đổi trong bài trình bày đó?

* Người nghe:

- Kiểm tra việc nghe và ghi chép các nội dung thông tin đã chính xác chưa.

- Nêu nhận xét về nội dung, hình thức bài trình bày.

- Đánh giá:

+ Em thấy bài trình bày của bạn có thuyết phục không? Vì sao?

+ Điều em rút ra được từ bài trình bày của bạn là gì?

Dụng cụ học tập

Học Văn cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, sách tham khảo về các tác phẩm văn học và từ điển.

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Sách Giáo Khoa: Cánh diều

- Bộ sách Cánh Diều được lựa chọn bởi phù hợp nhiều đối tượng học sinh. Mỗi cuốn sách giáo khoa Cánh Diều đều chứa đựng rất nhiều sáng tạo, tâm huyết, mang đầy tri thức và cảm xúc của các tác giả biên soạn.

Đọc sách

Có thể bạn chưa biêt?

Ngữ văn là môn học khai phá vẻ đẹp của ngôn ngữ và văn học, giúp chúng ta hiểu sâu sắc hơn về văn hóa, lịch sử và tâm hồn con người qua từng tác phẩm văn chương và các hiện tượng ngôn ngữ học.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Lời chia sẻ Lớp 8

Lớp 8 - Năm học đầy thách thức với những bài học khó hơn. Đừng lo lắng, hãy chăm chỉ học tập và luôn giữ tinh thần lạc quan!

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Loi Giai SGK