Trang chủ Lớp 7 SBT Lịch sử và Địa lí 7 - Cánh diều Chương 2. Châu Á Bài 7. Bản đồ chính trị Châu Á. Các khu vực Châu Á SBT Lịch sử và Địa lý 7 - Cánh diều: Khu vực nào sau đây của châu Á nằm sâu trong nội địa?...

Bài 7. Bản đồ chính trị Châu Á. Các khu vực Châu Á SBT Lịch sử và Địa lý 7 - Cánh diều: Khu vực nào sau đây của châu Á nằm sâu trong nội địa?...

Giải Câu 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 Bài 7. Bản đồ chính trị Châu Á. Các khu vực Châu Á SBT Lịch sử và Địa lí 7 - Cánh diều. Khu vực nào sau đây của châu Á nằm sâu trong nội địa?...

Câu hỏi:

Câu 1

Câu 1. Khu vực nào sau đây của châu Á nằm sâu trong nội địa?

A. Đông Á.

B. Trung Á.

C. Tây Á.

D. Nam Á.

Lời giải chi tiết :

Đáp án đúng là: B


Câu hỏi:

Câu 2

Câu 2. Khu vực nào sau đây của châu Á có diện tích lớn nhất?

A. Đông Á.

B. Tây Á.

C. Nam Á.

D. Trung Á.

Lời giải chi tiết :

Đáp án đúng là: A


Câu hỏi:

Câu 3

Câu 3. Khu vực nào sau đây của châu Á phần lớn có khí hậu nhiệt đới gió mùa với hai mùa mưa và khô rõ rệt?

A. Trung Á.

B. Tây Á.

C. Nam Á.

D. Đông Á.

Lời giải chi tiết :

Đáp án đúng là: C


Câu hỏi:

Câu 4

Câu 4. Khu vực nào sau đây của châu Á có khí hậu khô hạn, mùa hè nóng, mùa đông lạnh, thỉnh thoảng có tuyết rơi?

A. Đông Nam Á.

B. Tây Á.

C. Nam Á.

D. Trung Ả.

Lời giải chi tiết :

Đáp án đúng là: D


Câu hỏi:

Câu 5

Câu 5. Quan sát hình sau

image

Cho biết đây là biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa thuộc khu vực nào sau đây của châu Á?

A. Đồng Ả.

B. Đông Nam Á.

C. Tây Á.

D. Nam Á.

Lời giải chi tiết :

Đáp án đúng là: C


Câu hỏi:

Câu 6

Câu 6. Cảnh quan nào sau đây phát triển trên phần lớn diện tích khu vực Trung Á?

A. Xa-van.

B. Rừng nhiệt đới.

C. Hoang mạc.

D. Rừng lá kim.

Lời giải chi tiết :

Đáp án đúng là: C


Câu hỏi:

Câu 7

Câu 7. Hãy nối tên quốc gia ở cột A với tên khu vực tương ứng ở cột B sao cho đúng

image

Lời giải chi tiết :

Ghép nối:

1 - B

2 - D

2 - E

4 - A

5 - C


Câu hỏi:

Câu 8

Câu 8. Lựa chọn và trình bày về đặc điểm tự nhiên của một trong các khu vực ở châu Á

Lời giải chi tiết :

(*) Trình bày về khu vực Đông Á

- Địa hình: Đông Á gồm 2 bộ phận là lục địa và hải đảo.

+ Bộ phận lục địa: phía tây là hệ thống núi, cao nguyên hiểm trở xen kẽ bồn địa, hoang mạc; phía đông là vùng đồi, núi thấp và những đồng bằng rộng, bằng phẳng.

+ Bộ phận hải đảo: có những dãy núi uốn nếp, xen kẽ các cao nguyên, thường xuyên xảy ra động đất và núi lửa.

- Khí hậu: phân hóa từ bắc xuống nam, từ tây sang đông. Khu vực phía tây và phía bắc khi hậu khắc nghiệt hơn phía đông và phía nam.

- Thực vật: đa dạng.

+ Rừng lá kim ở phía bắc.

+ Sâu trong nội địa là vùng thảo nguyên rộng lớn.

+ Phía nam là rừng lá rộng cận nhiệt.

- Nhiều sông lớn như: Trường Giang, Tây Giang,…

- Tập trung nhiều mỏ khoáng sản: than, sắt, dầu mỏ, man-gan,...

Dụng cụ học tập

Chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, bản đồ, quả địa cầu và sách tham khảo về lịch sử và địa lý.

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Sách Giáo Khoa: Cánh diều

- Bộ sách Cánh Diều được lựa chọn bởi phù hợp nhiều đối tượng học sinh. Mỗi cuốn sách giáo khoa Cánh Diều đều chứa đựng rất nhiều sáng tạo, tâm huyết, mang đầy tri thức và cảm xúc của các tác giả biên soạn.

Đọc sách

Có thể bạn chưa biêt?

Lịch sử và Địa lí là môn học bắt buộc, được dạy học từ lớp 6 đến lớp 9. Môn học gồm các nội dung giáo dục lịch sử, địa lí và một số chủ đề liên môn, đồng thời lồng ghép, tích hợp kiến thức ở mức độ đơn giản về kinh tế, văn hoá, khoa học, tôn giáo,...

Nguồn : Bộ giáo dục và đào tạo

Lời chia sẻ Lớp 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, chúng ta đã dần quen với nhịp điệu học tập. Hãy tiếp tục nỗ lực và khám phá thêm những kiến thức mới mẻ!

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Loi Giai SGK