Trang chủ Lớp 7 SGK Khoa học tự nhiên 7 - Cánh diều Chủ đề 8. Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật Ánh sáng ảnh hưởng như thế nào đến trao đổi nước và các chất dinh dưỡng của cây?...

Ánh sáng ảnh hưởng như thế nào đến trao đổi nước và các chất dinh dưỡng của cây?...

Ánh sáng ảnh hưởng đến quá trình quang hợp nên ảnh hưởng đến quá trình đóng Hướng dẫn giải Câu hỏi trang 120 - Chủ đề 8. Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật SGK Khoa học tự nhiên 7 - Cánh diều.

Câu hỏi

5. Ánh sáng ảnh hưởng như thế nào đến trao đổi nước và các chất dinh dưỡng của cây?

Phương pháp giải :

Ánh sáng ảnh hưởng đến quá trình quang hợp nên ảnh hưởng đến quá trình đóng, mở khí khổng; ảnh hưởng đến quá trình trao đổi nước và hấp thụ các chất dinh dưỡng của cây.

Lời giải chi tiết :

Ánh sáng ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ nước và muối khoáng ở thực vật và thoát hơi nước ở cây vì ánh sáng liên quan chặt chẽ với quá trình quang hợp. Khi quang hợp mạnh, thực vật hút nhiều nước và muối khoáng (chứa chủ yếu các nguyên tố như N, P, K, Ca, Mg, Fe, K, Na,...) và cường độ thoát hơi nước cũng tăng lên.

Câu hỏi

6. Nhiệt độ ảnh hưởng như thế nào đến trao đổi nước và các chất dinh dưỡng của cây?

Phương pháp giải :

Nhiệt độ ảnh hưởng đến cả sự hút nước và muối khoáng ở rễ cây và cả sự thoát hơi nước của lá cây.

Lời giải chi tiết :

Nhiệt độ của đất ảnh hưởng rất lớn đến sự hút nước và muối khoáng của rễ cây. Nhiệt độ không khí ảnh hưởng tới quá trình thoát hơi nước ở lá cây. Ban ngày trời nắng, nhiệt độ tăng cao, thực vật cần thoát hơi nước mạnh giữ cho cây không bị đốt nóng, khi đó quá trình hút nước và muối khoáng của rễ cây tăng lên.

Luyện tập

3. Lấy ví dụ về ảnh hưởng của các yếu tố môi trường tới trao đổi nước và các chất dinh dưỡng của cây trồng.

Phương pháp giải :

Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở thực vật chịu ảnh hưởng của một số yếu tố

môi trường như ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm và độ thoáng khí của đất.

Lời giải chi tiết :

Ví dụ về ảnh hưởng của các yếu tố môi trường tới trao đổi nước và các chất dinh dưỡng của cây trồng:

- Vào mùa hè, cây thoát hơi nước nhiều hơn, rễ cây hút nhiều nước và dinh dưỡng hơn.

- Vào buổi tối, cây không quang hợp nên cây không thoát hơi nước nhiều, tốc độ hút nước của rễ cũng giảm xuống.

- Khi cây bị ngập úng, sau một thời gian cây bị chết do rễ không lấy được các chất cần thiết, sự trao đổi nước và dinh dưỡng của cây trồng bị ức chế.

Vận dụng

3. Nêu một số biện pháp làm cho đất tơi xốp, thoáng khí thuận lợi cho quá trình hút nước và chất khoáng ở cây.

Phương pháp giải :

Đất tơi xốp, thoáng khí có hàm lượng khí oxygen cao giúp cho hệ rễ hô hấp mạnh làm tăng quá trình hút nước và chất khoáng của cây.

Lời giải chi tiết :

- Trong điều kiện bình thường ta nên thường xuyên cày xới để đất tơi xốp, chứa không khí tạo điều kiện cho rễ hô hấp, làm cỏ sục bùn, phơi ải đất để diệt vi sinh vật có hại.

- Trong điều kiện ngập lụt phải tháo nước, xới đất…

Câu hỏi

7.Thế nào là cân bằng nước của cây trồng?

8. Khi nào cần tưới nước cho cây? Cần tưới với lượng nước và cách tưới như thế nào để cây sinh trưởng phát triển tốt?

Phương pháp giải :

Cân bằng nước trong cây là sự cân bằng giữa hấp thụ, sử dụng và thoát hơi nước của cây. Để giữ cân bằng nước cho cây trồng, chúng ta cần tưới tiêu nước hợp lý.

Lời giải chi tiết :

7.Cân bằng nước trong cây là sự cân bằng giữa hấp thụ, sử dụng và thoát hơi nước của cây.

8.Thời điểm và lượng nước cần tưới cần dựa vào:

- Loài cây, thời điểm sinh trưởng và nhu cầu nước của cây.

- Loại đất (đất thịt, đất cát,...) và điều kiện thời tiết.

Để cây sinh trường tốt, cần tưới nước với lượng vừa đủ và tưới đúng cách.

Dụng cụ học tập

Chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, máy tính cầm tay, các dụng cụ thí nghiệm như kính hiển vi, ống nghiệm, hóa chất,...

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Sách Giáo Khoa: Cánh diều

- Bộ sách Cánh Diều được lựa chọn bởi phù hợp nhiều đối tượng học sinh. Mỗi cuốn sách giáo khoa Cánh Diều đều chứa đựng rất nhiều sáng tạo, tâm huyết, mang đầy tri thức và cảm xúc của các tác giả biên soạn.

Đọc sách

Có thể bạn chưa biêt?

Môn Khoa Học Tự Nhiên là môn gì? Đây là môn học được xây dựng và phát triển dựa trên nền tảng của các môn Vật Lí, Hóa Học, Sinh Học và Khoa học Trái Đất. Có thể hiểu một cách đơn giản hơn là gộp các môn: Vật Lí, Hóa Học và Sinh Học ở chương trình THCS vào làm một.

Nguồn : Gia sư đất việt

Lời chia sẻ Lớp 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, chúng ta đã dần quen với nhịp điệu học tập. Hãy tiếp tục nỗ lực và khám phá thêm những kiến thức mới mẻ!

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Loi Giai SGK