Trang chủ Lớp 7 Ngữ văn lớp 7 sách Cánh diều Bài 7: Thơ Soạn bài Mẹ và quả trang 26, 27 Văn 7 tập 2 sách cánh diều: Em hiểu “lớn lên” và “lớn xuống” ở các dòng thơ số 5,6 như thế nào?...

Soạn bài Mẹ và quả trang 26, 27 Văn 7 tập 2 sách cánh diều: Em hiểu “lớn lên” và “lớn xuống” ở các dòng thơ số 5,6 như thế nào?...

Hướng dẫn soạn bài Mẹ và quả - Trả lời câu hỏi chuẩn bị và đọc hiểu trang 26, 27 SGK Ngữ Văn lớp 7 tập 2 sách Cánh diều
Hướng dẫn soạn bài Mẹ và quả - Trả lời câu hỏi chuẩn bị và đọc hiểu trang 26, 27 SGK Ngữ Văn lớp 7 tập 2 sách Cánh diều

1. Chuẩn bị

- Đọc trước văn bản Mẹ và quả, tìm hiểu thêm thông tin về tác giả Nguyễn Khoa Điềm.

- Khi nghĩ về cha mẹ, điều gì khiến em xúc động nhất? Hãy chia sẻ điều đó với các bạn.

Bài giải :

- Tác giả Nguyễn Khoa Điềm: 

+ Nguyễn Khoa Điềm sinh ngày 15 tháng 4 năm 1943, tại thôn Ưu Điềm, xã Phong Hòa, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế. Ông từng hoạt động cách mạng, viết báo làm thơ và giữ nhiều chức vụ quan trọng: Thứ trưởng Bộ Văn hoá – Thông tin, Tổng Thư ký Hội Nhà văn Việt Nam khóa V; Ông là Đại biểu Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khoá X và là Bộ trưởng Bộ Văn hóa – Thông tin…

+ Một số tác phẩm tiêu biểu: Đất ngoại ô (thơ, 1973); Cửa thép (ký, 1972); Mặt đường khát vọng (trường ca, 1974); Ngôi nhà có ngọn lửa ấm (thơ, 1986); Thơ Nguyễn Khoa Điềm (thơ, 1990);

+ Đặc điểm thơ văn:  Giàu sức suy tư, cảm xúc dồn nén mang màu sắc chính luận.

- Khi nghĩ về cha mẹ, điều làm em xúc động nhất là sự quan tâm, ân cần và dịu dàng của cha. Cha chăm chút cho em từng chút một cẩn thận và yêu thương vô bờ.

2. Đọc hiểu 

Câu 1: Chú ý số chữ ở mỗi dòng, vần và nhịp của bài thơ. Từ “lặn” và “mọc” ở đây nghĩa là gì?

Trả lời: 

- Số chữ ở mỗi dòng thơ không giống nhau, dòng 8 chữ, dòng 7 chữ.

- Vần và nhịp thơ linh hoạt

- Từ “lặn” và “mọc” có nghĩa là chỉ mùa quả hết rồi lại có, hết lứa quả này lại có lứa quả khác.

Câu 2: Hình ảnh minh hoạ cho nội dung nào của bài thơ?

Trả lời: 

- Hình ảnh minh hoạ cho nội dung của bài thơ:

Còn những bí và bầu lớn xuống

Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn

Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi

Câu 3: Em hiểu “lớn lên” và “lớn xuống” ở các dòng thơ số 5,6 như thế nào?

Trả lời: 

- Hình ảnh trong câu thơ: Còn những bí và bầu lớn xuống/ Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn => Tác giả dựa vào hình dáng quả bí quả bầu khi lớn lên, tác giả liên hệ ngay đến giọt mồ hôi của mẹ, thể hiện sự hi sinh, vất vả khó nhọc của mẹ. Biết bao giọt mồ hôi mặn của mẹ đã nhỏ xuống âm thầm, lặng lẽ để “kết nên” những quả bí, quả bầu.

Câu 4: Từ “quả” ở khổ 1 và từ “quả” ở khổ 3 có gì giống và khác nhau về nghĩa?

Trả lời: 

- Từ quả ở khổ 1: là chỉ quả thông thường mà mẹ vun trồng mà được.

-Từ quả ở khổ 3: là chỉ những đứa con được mẹ sinh thành dưỡng dục.

Nội dung chính mẹ và quả

Bằng sự trải nghiệm cuộc sống, với một tâm hồn giàu suy tư trăn trở trước lẽ đời, Nguyễn Khoa Điềm đã nhận thức được mẹ là hiện thân của sự vun trồng bồi đắp để con là một thứ quả ngọt ngào, giọt mồ hôi mẹ nhỏ xuống như một thứ suối nguồn bồi đắp để những mùa quả thêm ngọt thơm. Qủa không còn là một thứ quả bình thường mà là “quả” của sự thành công, là kết quả của suối nguồn nuôi dưỡng. Những câu thơ trên không chỉ ngợi ca công lao của mẹ, của thế hệ đi trước với thế hệ sau này còn lay thức tâm hồn con người về ý thức trách nhiệm, sự đền đáp công ơn sinh thành của mỗi con người chúng ta với mẹ.

 

Dụng cụ học tập

Học Văn cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, sách tham khảo về các tác phẩm văn học và từ điển.

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Sách Giáo Khoa: Cánh diều

- Bộ sách Cánh Diều được lựa chọn bởi phù hợp nhiều đối tượng học sinh. Mỗi cuốn sách giáo khoa Cánh Diều đều chứa đựng rất nhiều sáng tạo, tâm huyết, mang đầy tri thức và cảm xúc của các tác giả biên soạn.

Đọc sách

Có thể bạn chưa biêt?

Ngữ văn là môn học khai phá vẻ đẹp của ngôn ngữ và văn học, giúp chúng ta hiểu sâu sắc hơn về văn hóa, lịch sử và tâm hồn con người qua từng tác phẩm văn chương và các hiện tượng ngôn ngữ học.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Lời chia sẻ Lớp 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, chúng ta đã dần quen với nhịp điệu học tập. Hãy tiếp tục nỗ lực và khám phá thêm những kiến thức mới mẻ!

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Loi Giai SGK