Trang chủ Lớp 6 Khoa học tự nhiên lớp 6 - Cánh diều Chủ đề 7: Tế bào Giải Khoa học tự nhiên 6 Cánh diều: Bài tập Chủ đề 7...

Giải Khoa học tự nhiên 6 Cánh diều: Bài tập Chủ đề 7...

Hướng dẫn trả lời câu hỏi 1, 2, 3, 4, 5, 6 trang 83 SGK Khoa học tự nhiên lớp 6 Cánh diều. Bài tập chủ đề 7 Tế Bào

Câu 1. Hãy đóng vai một nhà khoa học và giới thiệu cho mọi người khám phá cấu tạo tế bào thực vật

image

Cấu tạo bế bào thực vật bao gồm:

  • Vách tế bào làm cho tế bào có hình dạng nhất định
  • Màng sinh chất bao bọc ngoài tế bào chất
  • Chất tế bào là chất keo lỏng chứa các bào quan
  • Nhân điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào.
  • Ngoài ra, tế bào còn có không bào chứa dịch tế bào

Câu 2. Khi quan sát hình vẽ một tế bào, thành phần nào giúp em xác định đó là tế bào nhân sơ hay tế bào nhân thực?

image

Dựa vào nhân để phân biệt đó là tế bào nhân sơ hay nhân thực. Tế bào nhân sơ có cấu trúc đơn giản, chưa có nhân hoàn chỉnh, tế bào nhân thực có nhân hoàn chỉnh được bọc bởi màng nhân.

Câu 3.  

a. Hình 13.9 là sơ đồ mô tả tế bào thực vật hay tế bào động vật? Hãy giải thích câu trả lời của em.

b. Hãy gọi tên các thành phần a, b, c trong hình và nêu chức năng của chúng trong tế bào.

image

image

a. Sơ đồ mô tả tế bào thực vật vì có lục lạp trong tế bào

b. Tên các thành phần và chức năng:

a - Màng tế bào: là lớp màng mỏng, kiểm soát sự di chuyển của các chất vào và ra khỏi tế bào

b - Tế bào chất: là chất keo lỏng, chứa các bào quan và là nơi diễn ra hầu hết các hoạt động sống của tế bào

c - Nhân tế bào: có màng nhân bao bọc chất di truyền và là trung tâm điều khiển và là trung tâm điều khiển hầu hết hoạt động sống của tế bào

Câu 4. Từ một tế bào sau khi phân chia liên tiếp tạo ra 32 tế bào con. Hãy xác định lần phân chia từ tế bào ban đầu.

image

Một tế bào con sau một lần phân chia sẽ tạo ra 2 tế bào con.

Từ một tế bào sau khi phân chia liên tiếp tạo ra 32 tế bào con = 25. Vậy tế bào ban đầu đã phân chia 5 lần.

Câu 5.  Những đặc điểm nào chứng tỏ sinh vật đa bào có cấu tạo phức tạp hơn sinh vật đơn bào?

image

Dựa vào cấu tạo và kích thước:

  • ĐV đơn bào: cấu tạo từ 1 tế bào duy nhất, kích thước nhỏ. Ví dụ: động vật nguyên sinh (trùng biến hình, trùng roi...)
  • ĐV đa bào: cấu tạo bởi nhiều tế bào kết hợp với nhau thành một cơ thể, kích thước lớn, các tế bào đóng góp một vai trò nhất định trong sự thống nhất của cơ thể. Ví dụ: thủy tức, ốc, cá, bò sát, chim, thú...

Câu 6. Nêu tên các cấp độ tổ chức cấu tạo của cơ thể người có trong hình 13.10

image

imageTế bào - Mô - Cơ quan (Tim) - Hệ cơ quan - Cơ thể người

Dụng cụ học tập

Chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, máy tính cầm tay, các dụng cụ thí nghiệm như kính hiển vi, ống nghiệm, hóa chất,...

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Sách Giáo Khoa: Cánh diều

- Bộ sách Cánh Diều được lựa chọn bởi phù hợp nhiều đối tượng học sinh. Mỗi cuốn sách giáo khoa Cánh Diều đều chứa đựng rất nhiều sáng tạo, tâm huyết, mang đầy tri thức và cảm xúc của các tác giả biên soạn.

Đọc sách

Có thể bạn chưa biêt?

Môn Khoa Học Tự Nhiên là môn gì? Đây là môn học được xây dựng và phát triển dựa trên nền tảng của các môn Vật Lí, Hóa Học, Sinh Học và Khoa học Trái Đất. Có thể hiểu một cách đơn giản hơn là gộp các môn: Vật Lí, Hóa Học và Sinh Học ở chương trình THCS vào làm một.

Nguồn : Gia sư đất việt

Lời chia sẻ Lớp 6

Lớp 6 - Năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở, mọi thứ đều mới mẻ và đầy thách thức. Hãy tự tin làm quen với bạn bè mới và đón nhận những cơ hội học tập thú vị!

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Loi Giai SGK