Trang chủ Lớp 5 SGK Lịch sử và Địa lí lớp 5 - Cánh diều Chủ đề 1: Đất nước và con người Việt Nam Bài 4: Dân cư và dân tộc Việt Nam - Lịch sử và Địa lý 5 Cánh diều: Ở địa phương em có những dân tộc nào cùng chung sống?...

Bài 4: Dân cư và dân tộc Việt Nam - Lịch sử và Địa lý 5 Cánh diều: Ở địa phương em có những dân tộc nào cùng chung sống?...

Vận dụng những kiến thức đã biết và tham khảo trên mạng. Vận dụng kiến thức giải Khởi động; Khám phá: 1, 2, 3, 4, 5, 6; Luyện tập: 1, 2, Vận dụng - Bài 4: Dân cư và dân tộc Việt Nam - SGK Lịch sử và Địa lí 5 Cánh diều - Chủ đề 1: Đất nước và con người Việt Nam. Quan sát Hình 1, em hãy: - Chia sẻ cảm nhận của em về bức ảnh này - Kể tên một số dân tộc ở Việt Nam mà em biết...Ở địa phương em có những dân tộc nào cùng chung sống?

Câu hỏi:

Khởi động

Quan sát Hình 1, em hãy:

- Chia sẻ cảm nhận của em về bức ảnh này

- Kể tên một số dân tộc ở Việt Nam mà em biết

image

Hướng dẫn giải :

- Vận dụng những kiến thức đã biết và tham khảo trên mạng

- Đưa ra được cảm nhận của em về bức ảnh và kể tên được một số dân tộc ở Việt Nam

Lời giải chi tiết :

- Bức tranh là hiện thân của tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái giữa các dân tộc. Trên khuôn mặt rạng rỡ của mỗi người là nụ cười niềm nở, ánh mắt chan hòa, thể hiện sự gắn kết và yêu thương. Họ cùng nhau chung tay góp sức, hỗ trợ lẫn nhau trong mọi công việc, tạo nên sức mạnh to lớn để vượt qua mọi khó khăn, thử thách.Bên cạnh những giá trị to lớn về mặt tinh thần, bức tranh còn là tác phẩm nghệ thuật ca ngợi tinh thần đoàn kết giữa các dân tộc luôn được người dân Việt Nam yêu thích và trân trọng.

- Một số dân tộc ở Việt Nam: Kinh, Tày, Mường, Thái, Hoa, Khmer, Nùng, H’mông,…


Câu hỏi:

Khám phá 1

Dựa vào bảng 1, em hãy cho biết:

+ Năm 2021, Việt Nam có số dân là bao nhiêu nghìn người

+ So sánh số dân của Việt Nam với số dân một số quốc gia trong khu vực Đông Nam Á

Hướng dẫn giải :

- Đọc kĩ bảng 1. Số dân các quốc gia khu vực Đông Nam Á năm 2021 (SGK trang 20)

- Chỉ ra được số dân Việt Nam vào năm 2021 và so sánh số dân của Việt Nam với một số quốc gia trong khu vực Đông Nam Á

Lời giải chi tiết :

- Dân số Việt Nam năm 2021 là 98 504 (nghìn người)

- Việt Nam có số dân đông thứ 3 Đông Nam Á (năm 2021), chỉ sau In-đô-nê-xi-a và Philippin.


Câu hỏi:

Khám phá 2

Đọc thông tin và quan sát các hình 2, 3, 4, em hãy:

+ Nhận xét về sự gia tăng dân số của Việt Nam.

+ Nêu một số hậu quả do dân số tăng nhanh ở Việt Nam.

Hướng dẫn giải :

- Đọc kĩ phần 1. Gia tăng dân số (SGK trang 21)

- Chỉ ra được một số hậu quả do dân số tăng nhanh ở Việt Nam

Lời giải chi tiết :

- Nhận xét: Dân số Việt Nam tăng nhanh, trung bình mỗi năm tăng thêm khoảng 1 triệu người. Những năm gần đây, tốc độ tăng dân số đã giảm hơn so với trước.

- Hậu quả: Dân số tăng nhanh gây nhiều hậu quả như: suy giảm tài nguyên thiên nhiên, gia tăng ô nhiễm môi trường, gây khó khăn trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân (giải quyết việc làm, nhà ở, cơ hội giáo dục, chăm sóc y tế,...).


Câu hỏi:

Khám phá 3

Quan sát hình 5 và đọc thông tin, em hãy:

- Nhận xét về sự khác nhau về mật độ dân số giữa đồng bằng, ven biển và miền núi

- Cho biết sự phân bố dân cư chưa hợp lý dẫn đến những hậu quả gì

Hướng dẫn giải :

- Đọc kĩ phần 1. Phân bố dân cư (SGK trang 21)

- Chỉ ra sự khác nhau về mật độ dân số giữa đồng bằng, ven biển và miền núi và những hậu quả của việc phân bố dân cư chưa hợp lí

Lời giải chi tiết :

- Sự khác nhau về mật độ dân số giữa đồng bằng, ven biển và miền núi:

+ Ở đồng bằng và ven biển, dân cư tập trung đồng đúc, ở miền núi, dân cư thưa thớt.

+ Phân bố dân cư nước ta còn có sự chênh lệch giữa thành thị và nông thôn. Ở thành thị có một độ dân số cao hơn ở nông thôn

- Hậu quả: Sự phân bố dân cư chưa hợp lý gây khó khăn cho việc khai thác tài nguyên và sử dụng nguồn lao động. Nhà nước đã và đang có sự điều chỉnh phân bố dân cư giữa các khu vực


Câu hỏi:

Khám phá 4

Đọc thông tin, em hãy:

- Cho biết Việt Nam có bao nhiêu dân tộc

- Kể tên một số dân tộc ở Việt Nam

Hướng dẫn giải :

- Đọc kĩ phần 2. Các dân tộc (SGK trang 22)

- Chỉ ra được tên một số dân tộc ở Việt Nam

Lời giải chi tiết :

- Việt Nam có 54 dân tộc, trong đó, dân tộc Kinh có số dân đông nhất.

- Một số dân tộc ở Việt Nam: Kinh, Dao, H-Mông, Tày, Lùng, Thái, Ê Đê, Chăm, Hoa,..


Câu hỏi:

Khám phá 5

Hãy giới thiệu tranh ảnh và nét văn hoá tiêu biểu của một số dân tộc Việt Nam mà em đã sưu tầm.

Hướng dẫn giải :

- Vận dụng những hiểu biết của bản thân và tham khảo trên mạng

- Chỉ ra một số ảnh và nét văn hoá tiêu biểu của một số dân tộc Việt Nam.

Lời giải chi tiết :

- Người Mường là một trong những dân tộc có số lượng đông thứ hai tại Việt Nam, với hơn 1,5 triệu người sinh sống chủ yếu ở các tỉnh Hòa Bình, Thanh Hóa, Sơn La, Nghệ An... Nổi tiếng với bản sắc văn hóa độc đáo và phong phú, người Mường đã góp phần tạo nên bức tranh văn hóa đa sắc màu của dân tộc Việt Nam.

image


Câu hỏi:

Khám phá 6

Đọc thông tin và kết hợp với hiểu biết của bản thân, em hãy kể lại một số câu chuyện về tình đoàn kết của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

Hướng dẫn giải :

- Đọc kĩ phần 2. Tinh thần đoàn kết của cộng đồng các dân tộc Việt Nam (SGK trang 23)

- Chỉ ra một số câu chuyện về tình đoàn kết của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

Lời giải chi tiết :

- Chiến thắng Điện Biên Phủ:

Chiến thắng Điện Biên Phủ là một trong những chiến thắng vĩ đại nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của Việt Nam. Để giành được chiến thắng này, quân và dân ta đã phải chiến đấu anh dũng, hy sinh to lớn. Chiến thắng Điện Biên Phủ là kết quả của sự đoàn kết toàn dân, tập trung sức mạnh của tất cả các dân tộc trên cả nước.

- Phong trào "Toàn dân chống Mỹ cứu nước”:

Trong suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, nhân dân ta đã nêu cao tinh thần đoàn kết, đồng lòng chung sức đánh giặc. Mỗi dân tộc, mỗi địa phương đều có những đóng góp to lớn cho sự nghiệp chung của dân tộc. Nhờ có sự đoàn kết, chúng ta đã chiến thắng kẻ thù hùng mạnh, giành lại độc lập, tự do cho đất nước.


Câu hỏi:

Luyện tập 1

Hoàn thành sơ đồ thể hiện tác động của dân số tăng nhanh ở nước ta theo gợi ý dưới đây và ghi vào vở

image

Hướng dẫn giải :

- Đọc kĩ phần 1. Dân cư (SGK trang 20)

- Chỉ ra những tác động của dân số tăng nhanh ở nước ta

Lời giải chi tiết :

image


Câu hỏi:

Luyện tập 2

Em cần làm gì để thể hiện thái độ tôn trọng đối với sự đa dạng văn hoá của các dân tộc Việt Nam

Hướng dẫn giải :

- Vận dụng các kiến thức đã biết và tham khảo trên mạng

- Chỉ ra những hành động thể hiện thái độ tôn trọng đối với sự đa dạng văn hoá của các dân tộc Việt Nam

Lời giải chi tiết :

- Tìm hiểu và học hỏi về văn hóa của các dân tộc khác bằng cách đọc sách, báo, tài liệu về văn hóa của họ . Xem phim ảnh, chương trình truyền hình , tham gia các lễ hội, sự kiện văn hóa và trò chuyện với người dân tộc để tìm hiểu về cuộc sống, phong tục tập quán của họ.

- Tôn trọng phong tục tập quán của các dân tộc; Không nên phán xét hay chỉ trích phong tục tập quán của họ, dù bạn có đồng ý hay không.

- Giao tiếp cởi mở và tôn trọng khi sử dụng ngôn ngữ phù hợp khi giao tiếp


Câu hỏi:

Vận dụng

Ở địa phương em có những dân tộc nào cùng chung sống? Hãy tìm hiểu một hoạt động của người dân thể hiện tình đoàn kết của cộng đồng các dân tộc ở địa phương và chia sẻ với các bạn trong lớp.

Hướng dẫn giải :

- Vận dụng các kiến thức đã biết và tham khảo trên mạng

- Chỉ ra được các hoạt động của người dân thể hiện tình đoàn kết của cộng đồng các dân tộc ở địa phương

Lời giải chi tiết :

- Địa phương em có dân tộc Kinh, Thái, Mường cùng sinh sống. Vào mỗi dịp lễ hội, mọi người sẽ cùng nhau làm những món ăn ngon cùng nhau. Ví dụ như: bánh chưng của người Kinh, xôi ngũ sắc của người Mường, gà nướng mắc khén của người Thái... Mỗi món ăn đều mang hương vị đặc trưng riêng, tạo nên một bữa tiệc ẩm thực vô cùng phong phú và hấp dẫn.

Dụng cụ học tập

Chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, bản đồ, quả địa cầu và sách tham khảo về lịch sử và địa lý.

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Sách Giáo Khoa: Cánh diều

- Bộ sách Cánh Diều được lựa chọn bởi phù hợp nhiều đối tượng học sinh. Mỗi cuốn sách giáo khoa Cánh Diều đều chứa đựng rất nhiều sáng tạo, tâm huyết, mang đầy tri thức và cảm xúc của các tác giả biên soạn.

Đọc sách

Có thể bạn chưa biêt?

Lịch sử và Địa lí là môn học bắt buộc, được dạy học từ lớp 6 đến lớp 9. Môn học gồm các nội dung giáo dục lịch sử, địa lí và một số chủ đề liên môn, đồng thời lồng ghép, tích hợp kiến thức ở mức độ đơn giản về kinh tế, văn hoá, khoa học, tôn giáo,...

Nguồn : Bộ giáo dục và đào tạo

Lời chia sẻ Lớp 5

Lớp 5 - Năm cuối cấp tiểu học, nhiều kỷ niệm với thầy cô, bạn bè sẽ trở thành hành trang quý báu. Hãy cố gắng hết mình trong học tập và chuẩn bị tốt cho những thử thách mới!

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Loi Giai SGK