Trang chủ Lớp 4 SGK Toán 4 - Cánh diều Bài 45: Luyện tập Bài 5 trang 222 SGK Hóa 12 nâng cao , Giải thích và viết phương trình hóa học của phản ứng hóa học xảy ra khi sắt, thép bị ăn mòn....

Bài 5 trang 222 SGK Hóa 12 nâng cao , Giải thích và viết phương trình hóa học của phản ứng hóa học xảy ra khi sắt, thép bị ăn mòn....

Bài 45. Luyện tập - Bài 5 trang 222 SGK hóa học 12 nâng cao . Giải thích và viết phương trình hóa học của phản ứng hóa học xảy ra khi sắt, thép bị ăn mòn.
Bài 45. Luyện tập - Bài 5 trang 222 SGK hóa học 12 nâng cao . Giải thích và viết phương trình hóa học của phản ứng hóa học xảy ra khi sắt, thép bị ăn mòn.

Bài 5. Sự ăn mòn sắt thép là quá trình oxi hóa khử

a) Giải thích và viết phương trình hóa học của phản ứng hóa học xảy ra khi sắt, thép bị ăn mòn.

b) Kẽm hoặc thiếc tráng ngoài vật bằng sắt, thép có tác dụng bảo vệ sắt khỏi bị ăn mòn. Hãy giải thích một thực tế là sau một thời gian sử dụng thì vật được tráng bằng kẽm có hiệu quả bảo vệ tốt hơn vật được tráng thiếc.

Biết \(E_{Z{n^{2 + }}/Zn}^0 =  - 0,76V\,;\,E_{F{e^{2 + }}/Fe}^0 =  - 0,44\,V\,;\,E_{S{n^{2 + }}/Sn}^0 =  - 0,14V.\)

c) Vì sao thiếc được dùng nhiều hơn kẽm để bảo vệ kim loại dùng chế tạo hộp đựng thực phẩm. Còn kẽm lại được dùng thiếc để bảo vệ ống dẫn nước, xô chậu..?

Lời giải chi tiết :

a) Sắt, thép bị ăn mòn trong không khí ẩm đó là ăn mòn điện hóa.

- Sắt, thép có chứa tạp chất là cacbon và một số kim loại khác đóng vai trò các điện cực.

- Trong màng nước trên bề mặt sắt, thép có những chất tan như \(CO_2\) …tạo thành môi trường điện li.

- Trong môi trường điện li, giữa sắt và tạp chất xuất hiện những pin điện hóa.

+ Tại cực âm sắt bị oxi hóa: \(Fe \to F{e^{2 + }} + 2e.\)

+ Tại cực dương oxi của không khí bị khử: \(2{H_2}O + {O_2} + 4e \to 4O{H^ - }\)

+ Những ion trong màng nước tác dụng với nhau tạo ra kết tủa

\(F{e^{2 + }} + 2O{H^ - } \to Fe{(OH)_2} \downarrow \)

+ Kết tủa tạo ra trong không khí tạo thành gỉ sắt.

\(4Fe{(OH)_2} + {O_2} + 2{H_2}O\buildrel {} \over
\longrightarrow 4Fe{(OH)_3}\) 

b) Kẽm hoặc thiếc tráng ngoài vật bằng sắt, thép có tác dụng bảo vệ chống ăn mòn. Nhưng trên thực tế vật được tráng bằng kẽm có hiệu quả bảo vệ tốt hơn vật được tráng bằng thiếc là do: thế điện cực chuẩn của sắt nhỏ hơn thế điện cực chuẩn của thiếc. sắt là cực âm nên bị ăn mòn. Ngược lại thế điện cực chuẩn của kẽm nhỏ hơn thế điện cực chuẩn của sắt. kẽm là cực âm nên bị ăn mòn.

c) Thiếc được dùng nhiều hơn kẽm để bảo vệ những đồ hộp đựng thực phẩm vì thiếc rẻ và bền trong không khí, trong nước, trong chất hữu cơ có tính axit yếu và không độc. Kẽm thường được dùng nhiều hơn thiếc để bảo vệ ống dẫn nước, xô, chậu…là vì kẽm bảo vệ hơn thiếc.

baitapsgk.com

Câu hỏi trên thuộc chương

Bài 45: Luyện tập

SGK Toán 4 - Cánh diều

Dụng cụ học tập

Để học tốt môn Toán, chúng ta cần có sách giáo khoa, vở bài tập, bút chì, bút mực, thước kẻ, compa, máy tính cầm tay và giấy nháp.

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Sách Giáo Khoa: Cánh diều

- Bộ sách Cánh Diều được lựa chọn bởi phù hợp nhiều đối tượng học sinh. Mỗi cuốn sách giáo khoa Cánh Diều đều chứa đựng rất nhiều sáng tạo, tâm huyết, mang đầy tri thức và cảm xúc của các tác giả biên soạn.

Đọc sách

Có thể bạn chưa biêt?

Toán học, được ví như "ngôn ngữ của vũ trụ", không chỉ là môn học về số và hình học. Đó là lĩnh vực nghiên cứu trừu tượng về các cấu trúc, không gian và phép biến đổi, góp phần quan trọng vào việc giải mã các hiện tượng tự nhiên và phát triển công nghệ.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Lời chia sẻ Lớp 4

Lớp 3 - Những áp lực học tập bắt đầu hình thành, nhưng tuổi này vẫn là tuổi ăn, tuổi chơi. Hãy cân bằng giữa việc học và giải trí để có những kỷ niệm đẹp trong tuổi thơ.

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Loi Giai SGK