Trang chủ Lớp 4 SGK Đạo đức 4 - Kết nối tri thức Chủ đề 8. Quyền và bổn phận của trẻ em Khám phá vì sao phải thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em qua bài Hành trình yêu thương...

Khám phá vì sao phải thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em qua bài Hành trình yêu thương...

Em đọc kĩ câu chuyện và trả lời các câu hỏi Phân tích, đưa ra lời giải khám phá 2 Bài 9. Quyền và bổn phận của trẻ em, Chủ đề 8. Quyền và bổn phận của trẻ em sách Đạo đức 4 - Kết nối tri thức.

Trả lời câu hỏi Khám phá 2 trang 58 SGK Đạo đức 4 – Kết nối tri thức

Khám phá vì sao phải thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em

Đọc câu chuyện dưới đây và trả lời câu hỏi:

Hành trình yêu thương

Tháng 7 năm 2006, người dân ở huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam phát hiện trong vườn hoang một bé sơ sinh đang thoi thóp với cơ thể lấm máu, bị kiến và súc vật cắn mất một phần cơ thể. Em được đưa vào bệnh viện điều trị và được các bác sĩ đặt tên là Thiện Nhân với mong muốn ghi nhận lòng thiện, điều nhân của những người đã giúp đỡ và cưu mang em.

Sau đó, Thiện Nhân may mắn trở thành con nuôi trong gia đình cô Trần Mai Anh (Hà Nội). Mẹ Mai Anh đã dạy em tập ăn, tập nói, kiên trì, bền bỉ song hành cùng em nhiều năm, tới nhiều quốc gia như I-ta-li-a, Đức, Mỹ… để chạy chữa, tái tạo một phần cơ thể bị mất

Ngày hôm nay, Thiện Nhân đã khỏe mạnh và có cuộc sống bình thường như bao bạn bè khác. Thiện Nhân rất mê thể thao, có thể chơi bóng rổ, bóng đá cả ngày mà không chán. Trong học tập, bạn luôn tự giác và tích cực tham gia mọi hoạt động của trường, lớp.

Sự độc lập trong tính cách của Thiện Nhân chính là điều khiến mẹ Mai Anh yêu thích. Bạn thường đặt báo thức để tự thức dậy mỗi sáng mà không cần ai gọi. Khi ở nhà, bạn luôn thể hiện sự quan tâm, chu đáo tới từng thành viên trong gia đình. Mỗi khi có thời gian rảnh, bạn thường giúp mẹ và các anh trai làm những việc như nấu cơm, quét dọn nhà cửa,…

(Theo lời kể của cô Mai Anh – mẹ Thiện Nhân)

- Theo em, những em nhỏ bị bỏ rơi ngay từ khi mới chào đời đã bị tước đi những quyền gì của trẻ em?

- Việc làm của cô Mai Anh có ý nghĩa gì đối với Thiện Nhân?

- Thiện Nhân đã thực hiện tốt những bổn phận gì của trẻ em?

- Theo em, vì sao phải thực hiện tốt quyền và bổn phận của trẻ em?

Hướng dẫn giải :

Em đọc kĩ câu chuyện và trả lời các câu hỏi

Lời giải chi tiết :

- Những em nhỏ bị bỏ rơi ngay từ khi mới chào đời đã bị tước đi những quyền như:

  • Quyền sống
  • Quyền được khai sinh
  • Quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng
  • Quyền được sống chung với cha, mẹ
  • Quyền được đoàn tụ, liên hệ và tiếp xúc với cha, mẹ

- Việc làm của cô Mai Anh giúp Thiện Nhân có một gia đình hạnh phúc và được chăm sóc sức khỏe, phát triển như một người bình thường

- Những bổn phận mà Thiện Nhân đã thực hiện tốt:

  • Bổn phận học tập, rèn luyện, phụ giúp cha mẹ và các thành viên trong gia đình những công việc phù hợp với độ tuổi, giới tính
  • Bổn phận rèn luyện đạo đức, ý thức tự học
  • Bổn phận giữ gìn vệ sinh, rèn luyện thân thể
  • Bổn phận chăm chỉ học tập

- Cần phải thực hiện tốt quyền và bổn phận của trẻ em để bảo đảm sự phát triển toàn diện của trẻ trong tương lai và xây dựng một xã hội lành mạnh và bền vững

Dụng cụ học tập

Học Đạo đức cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, và các tài liệu tham khảo về đạo đức, lối sống.

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Sách Giáo Khoa: Kết nối tri thức với cuộc sống

- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).

Đọc sách

Có thể bạn chưa biêt?

Đạo đức là hệ thống các quy tắc và chuẩn mực được cộng đồng và xã hội chấp nhận, giúp định hình hành vi và giá trị của con người. Đạo đức không chỉ là phẩm chất cá nhân mà còn là nền tảng của một xã hội văn minh và bền vững.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Lời chia sẻ Lớp 4

Lớp 3 - Những áp lực học tập bắt đầu hình thành, nhưng tuổi này vẫn là tuổi ăn, tuổi chơi. Hãy cân bằng giữa việc học và giải trí để có những kỷ niệm đẹp trong tuổi thơ.

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Loi Giai SGK