Trang chủ Lớp 3 Tiếng Việt lớp 3 Cánh diều Bài 7: Khối óc và bàn tay Từ cậu bé làm thuê trang 90, 91 Tiếng Việt lớp 3 tập 1 Cánh diều: Ông Nguyễn Sơn Hà là người mở ra ngành nào ở Việt Nam? Vì sao sơn Tắc Kè được ưa chuộng trong cả nước?...

Từ cậu bé làm thuê trang 90, 91 Tiếng Việt lớp 3 tập 1 Cánh diều: Ông Nguyễn Sơn Hà là người mở ra ngành nào ở Việt Nam? Vì sao sơn Tắc Kè được ưa chuộng trong cả nước?...

Giải bài Từ cậu bé làm thuê Tiếng Việt 3 - Cánh diều - Bài 7: Khối óc và bàn tay: Ông Nguyễn Sơn Hà là người mở ra ngành nào ở Việt Nam? Vì sao sơn Tắc Kè được ưa chuộng trong cả nước? Ông Nguyễn Sơn Hà đã khắc phục khó khăn, tạo ra những sản phẩm gì phục vụ kháng chiến? Theo em, việc lấy tên ông Nguyễn Sơn Hà đặt cho một đường phố thể hiện điều gì?

Nội dung

Tiểu sử và hành trình lập nghiệp của ông Nguyễn Sơn Hà – người khai sinh ra ngành sơn Việt Nam.

Phần I

Bài đọc: 

Từ cậu bé làm thuê

image

Ông Nguyễn Sơn Hà là người khai sinh ra ngành sơn Việt Nam.

Vì hoàn cảnh gia đình khó khăn, từ nhỏ, ông đã phải rời làng ra Hà Nội kiếm sống. Lúc đầu, ông làm thuê cho một hãng sơn của Pháp. Với ý chí tự lập, ông đã mày mò tìm kiếm cách sản xuất sơn, rồi mở hàng sơn Tắc Kè ở Hải Phòng. Sơn Tắc Kè có giá rẻ hơn sơn ngoại mà chất lượng tốt nên dần dần được mọi người ưa chuộng.

Năm 1946, kháng chiến chống thực dân Pháp bùng nổ. Cả gia đình ông lên chiến khu, bỏ lại toàn bộ nhà xưởng. Nguyễn Sơn Hà vẫn không ngừng sáng tạo. Ở Việt Bắc, ông sản xuất vải nhựa cách điện, giấy than, mực in, vải mưa,... Đó là những sản phẩm rất hữu ích đối với kháng chiến lúc bấy giờ.

Nguyễn Sơn Hà rất tích cực tham gia các hoạt động yêu nước. Ông được bầu làm đại biểu Quốc hội khóa I của nước ta. Ngày nay, ở Hải Phòng có đường phố mang tên ông. 

HỒNG VŨ

image

Phần II

Đọc hiểu: 

Câu 1: Ông Nguyễn Sơn Hà là người mở ra ngành nào ở Việt Nam?  

Hướng dẫn giải :

Em đọc đoạn 1 bài đọc.   

Lời giải chi tiết :

Ông Nguyễn Sơn Hà là người mở ra ngành sơn ở Việt Nam. 

Câu 2

Câu 2: Vì sao sơn Tắc Kè được ưa chuộng trong cả nước? 

Hướng dẫn giải :

Em đọc bài đọc để trả lời câu hỏi. 

Lời giải chi tiết :

Sơn Tắc Kè được ưa chuộng trong cả nước vì giá rẻ hơn sơn ngoại và chất lượng tốt.  

Câu 3

Câu 3: Ông Nguyễn Sơn Hà đã khắc phục khó khăn, tạo ra những sản phẩm gì phục vụ kháng chiến? 

Hướng dẫn giải :

Em đọc đoạn 3 bài đọc để trả lời câu hỏi. 

Lời giải chi tiết :

Ông Nguyễn Sơn Hà đã khắc phục khó khăn, tạo ra những sản phẩm để phục vụ kháng chiến là: vải nhựa cách điện, giấy than, mực in, vải mưa,... 

Câu 4

Câu 4: Theo em, việc lấy tên ông Nguyễn Sơn Hà đặt cho một đường phố thể hiện điều gì? 

Hướng dẫn giải :

Em suy nghĩ và trả lời.  

Lời giải chi tiết :

Theo em, việc lấy tên ông Nguyễn Sơn Hà đặt cho một đường phố thể hiện sự tưởng nhớ, biết ơn của mọi người đối với những thành tựu mà ông đã cống hiến cho đất nước.  

Phần III

Luyện tập:

Câu 1: Tìm những từ ngữ chỉ địa điểm trong các câu sau:

a) Ông đã mày mò tìm cách sản xuất sơn, rồi mở hãng sơn Tắc Kè ở Hài Phòng.

b) Ở Việt Bắc, ông sản xuất vải nhựa cách điện, giấy than, mực in, vải mưa,...

c) Ngày nay, ở Hải Phòng có đường có mang tên ông. 

Hướng dẫn giải :

Em suy nghĩ và hoàn thành bài tập. 

Lời giải chi tiết :

Những từ ngữ chỉ địa điểm trong các câu sau:

a) Ông đã mày mò tìm cách sản xuất sơn, rồi mở hãng sơn Tắc Kè ở Hải Phòng.

b) Ở Việt Bắc, ông sản xuất vải nhựa cách điện, giấy than, mực in, vải mưa,...

c) Ngày nay, ở Hải Phòng có đường có mang tên ông.  

Câu 2

Câu 2: Dựa theo nội dung các câu a, b ở bài tập trên, viết tiếp vào vở câu có sử dụng dấu hai chấm để báo hiệu bộ phận liệt kê:

a) Ông đã là được những việc mà trước đó chưa ai thành công...

b) Ông vẫn tiếp tục nghiên cứu, tạo ra nhiều sản phẩm phục vụ kháng chiến... 

Hướng dẫn giải :

Em suy nghĩ và hoàn thành bài tập.  

Lời giải chi tiết :

Dựa theo nội dung các câu a, b ở bài tập trên, viết tiếp vào vở câu có sử dụng dấu hai chấm để báo hiệu bộ phận liệt kê:

a) Ông đã là được những việc mà trước đó chưa ai thành công như: tìm ra cách sản xuất sơn, mở hàng sơn Tắc Kè ở Hải Phòng.

b) Ông vẫn tiếp tục nghiên cứu, tạo ra nhiều sản phẩm phục vụ kháng chiến, cụ thể như: vải nhựa cách điện, giấy than, mực in, vải mưa,... 

Dụng cụ học tập

Học môn Tiếng Việt thì chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, tẩy, và sách tham khảo thêm như từ điển Tiếng Việt.

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Sách Giáo Khoa: Cánh diều

- Bộ sách Cánh Diều được lựa chọn bởi phù hợp nhiều đối tượng học sinh. Mỗi cuốn sách giáo khoa Cánh Diều đều chứa đựng rất nhiều sáng tạo, tâm huyết, mang đầy tri thức và cảm xúc của các tác giả biên soạn.

Đọc sách

Có thể bạn chưa biêt?

Tiếng Việt là ngôn ngữ chính thức của Việt Nam và là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam. Tiếng Việt không chỉ là phương tiện giao tiếp mà còn là biểu tượng văn hóa và tinh thần của dân tộc Việt.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Lời chia sẻ Lớp 3

Lớp 3 - Những áp lực học tập bắt đầu hình thành, nhưng tuổi này vẫn là tuổi ăn, tuổi chơi. Hãy cân bằng giữa việc học và giải trí để có những kỷ niệm đẹp trong tuổi thơ.

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Loi Giai SGK