Trang chủ Lớp 2 VBT Tiếng Việt 2 - Cánh diều Bài 17: Chị ngã em nâng Bài đọc 2: Câu chuyện bó đũa VBT Tiếng Việt 2 - Cánh diều tập 1: Thấy các con không hòa thuận, người cha gọi họ đến, bảo họ làm gì? Viết tiếp...

Bài đọc 2: Câu chuyện bó đũa VBT Tiếng Việt 2 - Cánh diều tập 1: Thấy các con không hòa thuận, người cha gọi họ đến, bảo họ làm gì? Viết tiếp...

Giải Phần I, 2, 3, 4, Phần II, 2, Phần III, Phần IV - Giải Bài đọc 2: Câu chuyện bó đũa VBT Tiếng Việt 2 tập 1 Cánh diều - Bài 17: Chị ngã em nâng. Thấy các con không hòa thuận, người cha gọi họ đến, bảo họ làm gì? Vì sao không có người con nào bẻ gãy được bó đũa. Người cha bẻ gãy bó đũa bằng cách nào? Qua câu chuyện...

Câu hỏi:

Phần I

Thấy các con không hòa thuận, người cha gọi họ đến, bảo họ làm gì? Viết tiếp:

Người cha gọi họ đến, bảo….

Hướng dẫn giải :

Em đọc đoạn văn thứ hai.

Lời giải chi tiết :

Người cha gọi họ đến, bảo họ rằng nếu ai bẻ gãy được bó đũa này thì cha thưởng cho túi tiền.


Câu hỏi:

Câu 2

Vì sao không có người con nào bẻ gãy được bó đũa.

a. Vì họ cầm cả bó đũa mà bẻ.

b. Vì họ bẻ từng chiếc một.

c. Vì họ bẻ không đủ mạnh.

Hướng dẫn giải :

Em đọc kĩ các đáp án rồi lựa chọn.

Lời giải chi tiết :

Không người con nào bẻ gãy được bó đũa vì họ cầm cả bó đũa mà bẻ.

Chọn đáp án: a


Câu hỏi:

Câu 3

Người cha bẻ gãy bó đũa bằng cách nào?

a. Cầm cả bó đũa mà bẻ.

b. Bẻ từng chiếc một.

c. Lấy hết sức mà bẻ.

Hướng dẫn giải :

Em đọc kĩ đoạn thứ 2, chú ý phần cuối.

Lời giải chi tiết :

Người cha bẻ gãy bó đũa bằng cách bẻ từng chiếc một.

Chọn b.


Câu hỏi:

Câu 4

Qua câu chuyện, người cha muốn khuyên các con điều gì? Đánh dấu tích vào ô trống trước ý em thích:

□ Anh em phải thương yêu, đùm bọc nhau.

□ Đoàn kết mới tạo nên sức mạnh.

□ Chia lẻ ra thì yếu, hợp lại thì mạnh.

Hướng dẫn giải :

Em đọc kĩ lời người cha nói ở cuối đoạn 3.

Lời giải chi tiết :

Qua câu chuyện, người cha muốn khuyên các con: anh em phải biết thương yêu, đùm bọc lẫn nhau.


Câu hỏi:

Phần II

Các dấu phẩy trong câu sau có tác dụng gì? Khoanh tròn chữ cái trước ý đúng:

Ông cụ bèn gọi con trai, con gái, con dâu, con rể cho dễ đọc.

a. Tách các từ ngữ con trai, con gái, con dâu, con rể cho dễ đọc, dễ hiểu.

b. Phân biệt nghĩa các từ con trai, con gái, con dâu, con rể.

c. Thể hiện lời nói ngắt quãng của ông cụ khi gọi các con đến.

Hướng dẫn giải :

Em đọc kĩ câu và chọn đáp án đúng.

Lời giải chi tiết :

Dấu phẩy trong câu đã cho có tác dụngtách các từ ngữ con trai, con gái, con dâu, con rể cho dễ đọc, dễ hiểu.


Câu hỏi:

Câu 2

Đặt thêm dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu in nghiêng:

Anh Sơn đố Linh: “Đố em xe nào được đi trên vỉa hè?”. Linh lẩm nhẩm: “Xe máy xe đạp xe xích lô xe bò...”, rồi lắc đầu:

- Không xe nào được đi trên vỉa hè đâu. Vìa hè là của người đi bộ.

- Xe nôi được đi trên vỉa hè, em ạ.

Theo sách Ngụ ngôn hè phố

Hướng dẫn giải :

Em hãy tìm những chỗ có thể đặt dấu phẩy để ngăn cách các từ cùng chỉ các loại xe khác nhau.

Lời giải chi tiết :

Anh Sơn đố Linh: “Đố em xe nào được đi trên vỉa hè?”. Linh lẩm nhẩm: “Xe máy, xe đạp, xe xích lô, xe bò...”, rồi lắc đầu:

- Không xe nào được đi trên vỉa hè đâu. Vỉa hè là của người đi bộ.

- Xe nôi được đi trên vỉa hè, em ạ.


Câu hỏi:

Phần III

Viết tin nhắn theo 1 trong 2 đề:

a. Viết theo tình huống em tự nghĩ ra.

b. Viết theo tình huống sau: Chủ nhật, bố mẹ về quê. Anh đi học vẽ, trưa mới về. Ông ngoại đón em đến nhà ông bà chơi và ăn cơm ở đó. Hãy nhắn tin để anh biết.

Hướng dẫn giải :

Em hãy viết tin nhắn theo mẫu sau:

- Thời gian

- Người nhận

- Nội dung tin nhắn

- Người gửi

Lời giải chi tiết :

a.

2 giờ chiều, chủ nhật

Bố mẹ ơi,

Con đi học nhóm với các bạn trong lớp. 5 giờ chiều con sẽ về nhà. Bố mẹ cứ yên tâm nhé!

Con gái

Bích Ngọc

b.

8 giờ sáng, chủ nhật

Anh Minh ơi,

Ông ngoại đến nhà mình sáng nay. Ông đón em về nhà ông bà chơi và ăn cơm ở đó. Trưa anh về thì không phải chờ em nhé! Chiều ông sẽ đưa em về nhà.

Em gái

Ngọc Anh


Câu hỏi:

Phần IV

Viết một đoạn văn kể về 1 việc tốt em đã làm cho em bé (hoặc anh, chị) của em hoặc viết vài dòng thơ tặng em bé (anh, chị).

Hướng dẫn giải :

Em dựa vào gợi ý sau để hoàn thành bài tập:

- Đó là việc gì (trông em, nhường đồ chơi cho em; giúp anh, chị, chia vui hoặc động viên, an ủi anh, chị,...)?

- Việc ấy diễn ra như thế nào?

- Làm được một việc tốt, em vui như thế nào?

Lời giải chi tiết :

Tuần trước em đã làm một việc tốt nên được bố mẹ khen ngợi. Bố mẹ có việc gấp nên phải ra ngoài. Em đã ở nhà trông em Bống giúp bố mẹ suốt buổi chiều. Em chơi với Bống, nhường đồ chơi của mình cho Bống. Em còn ru Bống ngủ và cho Bống uống sữa khi Bống đói. Khi về nhà, bố mẹ em đã rất vui khi thấy em Bống ngủ say trên giường. Em cũng cảm thấy rất vui vì đã giúp đỡ được bố mẹ khi bố mẹ bận.

Dụng cụ học tập

Học môn Tiếng Việt thì chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, tẩy, và sách tham khảo thêm như từ điển Tiếng Việt.

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Sách Giáo Khoa: Cánh diều

- Bộ sách Cánh Diều được lựa chọn bởi phù hợp nhiều đối tượng học sinh. Mỗi cuốn sách giáo khoa Cánh Diều đều chứa đựng rất nhiều sáng tạo, tâm huyết, mang đầy tri thức và cảm xúc của các tác giả biên soạn.

Đọc sách

Có thể bạn chưa biêt?

Tiếng Việt là ngôn ngữ chính thức của Việt Nam và là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam. Tiếng Việt không chỉ là phương tiện giao tiếp mà còn là biểu tượng văn hóa và tinh thần của dân tộc Việt.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Lời chia sẻ Lớp 2

Lớp 2 - Năm học thứ hai, chúng ta đã quen với việc học tập và có những người bạn thân thiết. Hãy tiếp tục học tập chăm chỉ và tận hưởng niềm vui khi khám phá những điều mới mẻ!

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Loi Giai SGK