Trang chủ Lớp 2 SGK Đạo đức lớp 2 - Cánh diều Bài 5. Khi em bị bắt nạt Câu hỏi Khám phá trang 25 Đạo đức 2 - Cánh Diều: Chuyện gì đã xảy ra với Heo con?...

Câu hỏi Khám phá trang 25 Đạo đức 2 - Cánh Diều: Chuyện gì đã xảy ra với Heo con?...

Phân tích và lời giải Bài 1, 2, 3, 4 câu hỏi Khám phá trang 25 SGK Đạo đức lớp 2 - Cánh Diều. Kể chuyện theo tranh và trả lời câu hỏi...Chuyện gì đã xảy ra với Heo con?

Câu hỏi:

Bài 1

Kể chuyện theo tranh và trả lời câu hỏi

imageimage

Ở trường, Heo con hay bị các bạn trêu chọc. Khỉ thường đón đường và bắt nạt Heo con.

imageimage

Heo con lo lắng, sợ hãi. Heo con không thể tập trung học bài.

imageimage

Heo con tìm đến cô giáo và kể lại mọi chuyện Cô giáo đã nhắc nhở các bạn.

imageimage

Các bạn nhận ra lỗi của mình. Heo con vui vẻ chơi đùa cùng các bạn.

a. Chuyện gì đã xảy ra với Heo con?

b. Khi đó, Heo con cảm thấy như thế nào?

c. Heo con đã làm gì?

Hướng dẫn giải :

- Trực quan.

- Chia học sinh tương ứng với các nhân vật trong truyện.

- Thảo luận nhóm.

- Liên hệ thực tế.

Lời giải chi tiết :

* Kể chuyện theo tranh:

Hình 1:

image

(Hình ảnh: Trang 25 SGK)

Ở trường, Heo con luôn bị các bạn trêu chọc, chê bạn ấy mập. Không ai thân thiết với Heo con cả.

Hình 2:

image

(Hình ảnh: Trang 25 SGK)

Trong số các bạn thì Khỉ là người rất hay đón đường và bắt nạt Heo con. Một hôm Khỉ đã chặn đường Heo con ở cầu thang và nói với một giọng lớn rằng: “Mai phải mang cho ta một quả chuối”.

Hình 3:

image

(Hình ảnh: Trang 25 SGK)

Sau khi nghe xong lời dọa của Khỉ, Heo con đã rất lo lắng và sợ hãi vì Heo không biết tìm chuối ở đâu cả (Tìm chuối ở đâu bây giờ?).

Hình 4:

image

(Hình ảnh: Trang 25 SGK)

Nỗi lo sợ ấy cứ theo Heo con vào tận trong lớp học khiến cho cậu ấy không thể tập trung học bài.

Hình 5:

image

(Hình ảnh: Trang 25 SGK)

Nỗi sợ hãi trong Heo con cứ lớn dần, Heo con không thể tập trung vào việc gì cả. Vì vậy, Heo con đã tìm đến cô giáo và kể lại toàn bộ câu chuyện: “Cô ơi, em sợ lắm! Các bạn hay bắt nạt và đón đường con. Hôm trước, bạn Khỉ còn bắt em phải mang chuối cho bạn ấy nữa ạ!”.

Hình 6:

image

(Hình ảnh: Trang 25 SGK)

Nghe xong câu chuyện của Heo con, cô giáo đã đến gặp những bạn bắt nạt Heo con và nghiêm khắc nhắc nhở: “Chúng ta đều là bạn cùng lớp, các em không được trêu chọc và bắt nạt bạn”.

Hình 7:

image

(Hình ảnh: Trang 26 SGK)

Sau khi được cô giáo nghiêm khắc nhắc nhở về hành vi sai lầm đó, các bạn đã nhận ra lỗi lầm và đến gặp Heo con để xin lỗi: “Chúng tớ xin lỗi Heo con! Lần sau chúng tớ sẽ không bắt nạt cậu nữa. Cậu tha lỗi cho chúng tớ nhé!”.

Hình 8:

image

(Hình ảnh: Trang 26 SGK)

Nghe được lời xin lỗi chân thành từ các bạn, Heo con đã đồng ý tha thứ cho các bạn. Từ đó, các bạn không còn bắt nạt Heo con nữa. Họ trở thành những người bạn tốt và chơi đùa rất vui vẻ cùng nhau.

* Gợi ý giải câu hỏi:

a. Bạn Heo con đã bị các bạn bắt nạt và trêu chọc, chê rằng Heo con “mập” và bị bạn Khỉ bắt nộp đồ “Mai phải mang cho ta một quả chuối”, không ai chơi cùng Heo con.

b. Khi đó, bạn Heo con đã cảm thấy rất lo lắng và sợ hãi:

- Heo con rất lo lắng vì không biết tìm chuối ở đâu. (Tìm chuối ở đâu bây giờ?).

- Vì sợ hãi nên Heo con không thể tập trung được vào việc học.

c. Heo con đã đến tìm cô giáo và kể cho cô nghe việc mình bị các bạn bắt nạt, trêu chọc.


Câu hỏi:

Bài 2

Tìm hiểu một số hành vi bắt nạt người khác

image

Hướng dẫn giải :

- Trực quan.

- Thảo luận nhóm.

- Liên hệ thực tế.

Lời giải chi tiết :

Hình 1:

image

Bạn nữ đã cố tình đẩy bạn ngã, làm cho bạn bị đau.

Hình 2:

image

Các bạn đã xua đuổi và không cho bạn nữ chơi cùng, nói với một giọng khó chịu: “Tránh xa ra!”.

Hình 3:

image

Hai bạn nam đang dọa nạt bạn/đánh bạn, làm cho bạn cảm thấy sợ hãi.

Hình 4:

image

Khi nhìn thấy bạn nữ mắc chiếc áo không may bị rách, bạn nam đã có lời nói khiếm nhã, thiếu tôn trọng “Mặc áo rách kìa”.

c. Chú ý

Tổng kết: Các bạn trong tranh đang bị bạn khác bắt nạt. Nếu như học sinh chứng kiến hay bị bắt nạt thì cần tìm kiếm sự giúp đỡ.


Câu hỏi:

Bài 3

Chia sẻ vì sao cần tìm kiếm sự hỗ trợ khi bị bắt nạt

Nếu không tìm kiếm sự hỗ trợ khi bị bắt nạt, điều gì có thể xảy ra?

Hướng dẫn giải :

- Nêu vấn đề, giả thiết (Nếu như không tìm kiếm sự hỗ trợ khi bị bắt nạt thì điều gì sẽ xảy ra với bản thân và những người xung quanh?)

- Quan sát lại các bức tranh về hành vi bắt nạt trong mục 2.

- Thảo luận nhóm.

- Liên hệ thực tế.

Lời giải chi tiết :

Cần tìm kiếm sự hỗ trợ khi bị bắt nạt vì nếu như không làm vậy sẽ gây ra những hậy quả nghiêm trọng cho bản thân và mọi người xung quanh:

- Đối với bản thân: Khi bị bắt nạt sẽ cảm thấy lo sợ, không tập trung học hành, sức khỏe dần suy yếu, ảnh hưởng đến tinh thần.

- Đối với người xung quanh: Các bạn có những hành vi sai trái đó sẽ không rút ra được bài học và tiếp tục bắt nạt các bạn khác.


Câu hỏi:

Bài 4

Thảo luận những việc nên làm khi bị bắt nạt

image

Hướng dẫn giải :

- Trực quan.

- Nêu giả thiết (Khi bị bắt nạt, em cần làm gì?).

- Thảo luận nhóm.

- Liên hệ thực tế.

Lời giải chi tiết :

Hình 1:

image

Bạn nhỏ đang hét to cho người khác nghe thấy.

Hình 2:

image

Nói chuyện với bạn về việc mình bị bắt nạt.

Hình 3:

image

Trao đổi với thầy, cô giáo về việc mình bị bắt nạt.

Hình 4:

image

Tâm sự cùng cha mẹ hoặc những người mình tin tưởng về việc mình bị bắt nạt.

Hình 5:

image

Báo với bác bảo vệ rằng mình đang bị bắt nạt để được giúp đỡ.

Hình 6:

image

Báo công an về việc mình bị bắt nạt để được giúp đỡ.

* Chú ý

Cần gặp những người thực sự đáng tin cậy để được giúp đỡ. Khi nhờ hỗ trợ, cần phải nói rõ về việc mình đang bị bắt nạt, trêu chọc để người giúp dễ dàng hiểu. Sau khi đã được giúp đỡ thì cần biết nói lời cảm ơn với người đã giúp đỡ mình.

Dụng cụ học tập

Học Đạo đức cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, và các tài liệu tham khảo về đạo đức, lối sống.

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Sách Giáo Khoa: Cánh diều

- Bộ sách Cánh Diều được lựa chọn bởi phù hợp nhiều đối tượng học sinh. Mỗi cuốn sách giáo khoa Cánh Diều đều chứa đựng rất nhiều sáng tạo, tâm huyết, mang đầy tri thức và cảm xúc của các tác giả biên soạn.

Đọc sách

Có thể bạn chưa biêt?

Đạo đức là hệ thống các quy tắc và chuẩn mực được cộng đồng và xã hội chấp nhận, giúp định hình hành vi và giá trị của con người. Đạo đức không chỉ là phẩm chất cá nhân mà còn là nền tảng của một xã hội văn minh và bền vững.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Lời chia sẻ Lớp 2

Lớp 2 - Năm học thứ hai, chúng ta đã quen với việc học tập và có những người bạn thân thiết. Hãy tiếp tục học tập chăm chỉ và tận hưởng niềm vui khi khám phá những điều mới mẻ!

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Loi Giai SGK