Trang chủ Lớp 11 SGK Hóa học 11 - Chân trời sáng tạo Chương 2: Nitrogen và Sulfur Bài 7. Sulfuric acid và muối sulfate trang 40, 41, 42, 43, 44, 45 Hóa học 11 Chân trời sáng tạo: Sulfuric acid là hoá chất hàng đầu trong nhiều ngành sản xuất...

Bài 7. Sulfuric acid và muối sulfate trang 40, 41, 42, 43, 44, 45 Hóa học 11 Chân trời sáng tạo: Sulfuric acid là hoá chất hàng đầu trong nhiều ngành sản xuất...

Giải chi tiết bài 7. Sulfuric acid và muối sulfate trang 40, 41, 42, 43, 44, 45 Hóa lớp 11 Chân trời sáng tạo. Sulfuric acid là hoá chất hàng đầu trong nhiều ngành sản xuất, được mệnh danh là “máu” của các ngành công nghiệp...

Câu hỏi:

Câu hỏi trang 40 Mở đầu

Sulfuric acid là hoá chất hàng đầu trong nhiều ngành sản xuất, được mệnh danh là “máu” của các ngành công nghiệp. Sản lượng sulfuric acid của một quốc gia là một trong những chỉ số đánh giá sức mạnh công nghiệp hoá chất của quốc gia đó. Sulfuric acid có tính chất và ứng dụng gì trong đời sống?

Hướng dẫn giải :

Sulfuric acid có công thức là H2SO4. Dung dịch sulfuric acid loãng là một acid mạnh, thể hiện đầy đủ tính chất hóa học của một acid. Dung dịch acid sulfuric đặc ngoài là một acid mạnh còn có tính oxi hóa. Dựa vào các tính chất của sulfuric acid, người ta sử dụng sulfuric acid trong nhiều lĩnh vực.

Lời giải chi tiết :

- Tính chất của sulfuric acid:

+ Tính chất vật lí: chất lỏng sánh như dầu, không màu, không bay hơi, nặng gần gấp hai lần nước (H2SO4 98% có khối lượng riêng là 1,84 g/mL),

+ Tính chất hóa học:

• Dung dịch sulfuric acid loãng là một trong các acid mạnh và có đầy đủ tính chất của acid:

Đổi màu quỳ tím thành đỏ.

Tác dụng với kim loại hoạt động trong dãy hoạt động hoá học.

Tác dụng với basic oxide và base.

Tác dụng với nhiều muối.

• Dung dịch sulfuric acid đặc có tính oxi hoá mạnh và tính háo nước.

- Ứng dụng: dùng trong sản xuất phân bón, thuốc trừ sâu, chất tẩy rửa tổng hợp, tơ sợi hoá học, chất dẻo, sơn màu,...


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 40 Câu hỏi

Quan sát Hình 7.1 nhận xét màu, trạng thái của sulfuric acid ở điều kiện thường và cho biết tại sao sulfuric acid lại không bay hơi.

Hướng dẫn giải :

- Quan sát Hình 7.1 để trả lời được tính chất vật lý của sulfuric acid (màu, trạng thái).

- Liên kết hydrogen là một loại liên kết yếu, được hình thành giữa nguyên tử H (đã liên kết với một nguyên tử có độ âm điện lớn, thường là F, O, N) với một nguyên tử khác có độ âm điện lớn (thường là F, O, N) còn cặp electron hóa trị chưa tham gia liên kết. Liên kết hydrogen thường được biểu diễn bằng dấu ba chấm (…). Các hợp chất có liên kết hydrogen đều có nhiệt độ sôi cao hơn do tạo được liên kết hydrogen liên phân tử và tan tốt hơn trong nước do tạo được liên kết hydrogen với các phân tử nước.

Lời giải chi tiết :

- Ở điều kiện thường sulfuric acid là một chất lỏng không màu.

- Trong phân tử sulfuric acid tồn tại liên kết hydrogen liên phân tử hình thành từ nguyên tử H linh động và nguyên tử O. Do đó ở điều kiện thườn, sulfuric acid không bay hơi.


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 41 Câu hỏi 1

Quan sát Hình 7.2, mô tả cấu tạo phân tử của H2SO4.

Hướng dẫn giải :

Liên kết cộng hóa trị là liên kết được hình thành giữa hai nguyên tử bằng một hay nhiều cặp electron chung.

Liên kết cộng hóa trị được hình thành giữa các nguyên tử của cùng một nguyên tố hoặc giữa các nguyên tử của các nguyên tố không khác nhau nhiều về độ âm điện.

Lời giải chi tiết :

Trong phân tử của H2SO4, các nguyên tử liên kết với nhau bằng liên kết cộng hóa trị. 2 liên kết đơn O – H, 2 liên kết đơn O – S và 2 liên kết đôi S = O.


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 41 Câu hỏi 2

Trong phân tử của H2SO4, các nguyên tử liên kết với nhau bằng liên kết cộng hóa trị. 2 liên kết đơn O – H, 2 liên kết đơn O – S và 2 liên kết đôi S = O.

Hướng dẫn giải :

Dung dịch sulfuric acid loãng là một trong các acid mạnh và có đầy đủ tính chất của acid:

+ Đổi màu quỳ tím thành đỏ.

+ Tác dụng với kim loại hoạt động trong dãy hoạt động hoá học.

+ Tác dụng với basic oxide và base.

+ Tác dụng với nhiều muối.

Lời giải chi tiết :

- Hình 7.3 a) Phản ứng giữa sulfuric acid với barium hydroxide

+ Hiện tượng: Xuất hiện kết tủa trắng BaSO4.

+ Phương trình:

H2SO4 + Ba(OH)2 → BaSO4 + 2H2O

- Hình 7.3 b) Phản ứng giữa sulfuric acid với sodium carbonate

+ Hiện tượng: Sủi bọt khí CO2.

+ Phương trình:

H2SO4 + Na2CO3 → Na2SO4 + CO2 + H2O


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 41 TN1

Thí nghiệm 1. Phản ứng của dung dịch H2SO4 đặc, nóng với Cu

Dụng cụ: ống nghiệm, kẹp ống nghiệm, đèn cồn.

Hoá chất: dung dịch H2SO4 đặc, dung dịch NaOH, mảnh đồng, bông.

Tiến hành: Cho khoảng 2 mL dung dịch H2SO4 đặc vào ống nghiệm. Cho một mảnh đồng vào ống nghiệm, đun nóng nhẹ trên ngọn lửa đèn cồn. Dùng bông tẩm dung dịch NaOH đậy trên miệng ống nghiệm.

Quan sát và mô tả hiện tượng xảy ra.

Hướng dẫn giải :

Dung dịch sulfuric acid đặc có tính oxi hoá mạnh.

Lời giải chi tiết :

Hiện tượng: Mảnh đồng tan dần, xuất hiện khí không màu, dung dịch sau phản ứng có màu xanh.


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 41 TN2

Thí nghiệm 2. Phản ứng của dung dịch H2SO4 đặc với đường

Dụng cụ: cốc thuỷ tinh.

Hoá chất: dung dịch H2SO4 đặc, đường tinh luyện.

Tiến hành: Cho một thìa nhỏ đường vào cốc thuỷ tinh. Nhỏ vàigiọt dung dịch H2SO4 đặc vào cốc.

Quan sát và mô tả hiện tượng xảy ra.

Hướng dẫn giải :

Dung dịch sulfuric acid đặc có tính háo nước.

Lời giải chi tiết :

Hiện tượng: Đường kính dần dần hoá thành chất rắn màu đen, sau đó trong cốc sủi bọt đẩy chất rắn màu đen trào ra ngoài cốc.


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 41 Câu hỏi 1

Viết quá trình oxi hoá và quá trình khử trong phản ứng của H2SO4 đặc với Cu ở Thí nghiệm 1.

Hướng dẫn giải :

- Trong phản ứng oxi hóa khử, chất khử là chất cho electron, có số oxi hóa tăng; chất oxi hóa là chất nhận electron, có số oxi hóa giảm.

- Chất khử thực hiện quá trình oxi hóa, chất oxi hóa thực hiện quá trình khử.

Lời giải chi tiết :

image


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 41 Câu hỏi 2

Giải thích hiện tượng xảy ra trong Thí nghiệm 2.

Hướng dẫn giải :

Dung dịch sulfuric acid đặc có tính háo nước.

Lời giải chi tiết :

Đường kính bị sulfuric acid đặc hút nước tạo ra chất rắn màu đen là carbon. Một phần carbon sinh ra tiếp tục bị oxi hoá bởi sulfuric acid tạo thành khí CO2 và SO2 , đẩy carbon trào ra ngoài cốc.

image


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 43 Câu hỏi 1

Quan sát Hình 7.5, mô tả cách pha loãng sulfuric acid. Giải thích.

Hướng dẫn giải :

Sulfuric acid 98% có khối lượng riêng là 1,84 g/cm3, nước có khối lượng riêng là 1 g/cm3.

Sulfuric acid tan trong nước và tỏa nhiều nhiệt.

Lời giải chi tiết :

Vì sulfuric acid 98% có khối lượng riêng là 1,84 g/cm3, nước có khối lượng riêng là 1 g/cm3, do đó sulfuric acid đặc nặng hơn nước, nếu đổ nước vào acid, nước nhẹ hơn nên nổi ở trên, một phần nước hòa tan với acid, tỏa lượng nhiệt lớn, làm phần nước còn lại sôi và bắn ra ngoài kèm theo các hạt acid, gây nguy hiểm cho người pha. Vậy nên cách pha đúng là đổ từ từ sulfuric acid đặc vào nước.


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 43 Câu hỏi 2

Hãy nêu nguyên tắc chung trong việc xử lý sơ bộ khi bỏng acid.

Hướng dẫn giải :

Dung dịch sulfuric acid đặc có tính háo nước và oxi hóa mạnh. Khi acid tác động lên cơ thể, acid phá hủy cấu trúc mô như da, mỡ, gân, cơ… gây hoại tử từ ngoài vào trong theo cơ chế đông vón protein của cơ thể.

Bỏng sulfuric acid có thể dẫn tới nhiễm trùng máu nếu xử lý không đúng trong bước sơ cứu. Vì vậy, chỉ nên dùng nước sạch để sơ cứu và đưa người bị bỏng đến cơ sở y tế gần nhất để được theo dõi và điều trị.

Lời giải chi tiết :

Khi bị bỏng acid, cần nhanh chóng bỏ quần áo bị dính acid, sau đó rửa ngay bằng nước sạch khoảng 20 phút. Sau đó, cần nhanh chóng chuyển người bị bỏng đến cơ sở y tế gần nhất để được theo dõi và điều trị.


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 43 Câu hỏi 3

Hãy giải thích vì sao ở giai đoạn tạo ra SO2 người ta chọn điều kiện phản ứng ở nhiệt độ cao (450 °C - 500 °C).

Hướng dẫn giải :

Nguyên lí chuyển dịch cân bằng Le Chatelier: Một phản ứng thuận nghịch đang ở trạng thái cân bằng khi chịu tác động từ bên ngoài như biến đổi nhiệt độ, nồng độ hay áp suất thì cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều làm giảm tác động bên ngoài đó.

Khi tăng nhiệt độ, tốc độ phản ứng tăng.

Lời giải chi tiết :

image
Phản ứng thuận là phản ứng tỏa nhiệt, theo nguyên lí chuyển dịch cân bằng Le Chatelier, để phản ứng chuyển dịch theo chiều thuận, ta cần giảm nhiệt độ. Tuy nhiên khi thực hiện phản ứng ở nhiệt độ thấp, thì tốc độ phản ứng nhỏ, phản ứng diễn ra chậm. Do đó, người ta chọn nhiệt độ phản ứng thích hợp, khoảng 450 °C - 500 °C.


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 43 Câu hỏi 4

Hãy cho biết giai đoạn nào trong quá trình sản xuất H2SO4 có nguy cơ cao gây ô nhiễm môi trường. Giải thích.

Hướng dẫn giải :

image

Lời giải chi tiết :

Sản xuất sulfur dioxide (SO2) có nguy cơ cao gây ô nhiễm môi trường. Vì những nguyên nhân sau:

+ Việc khai thác nguyên liệu (sulfur hoặc quặng pyrite sắt) tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ô nhiễm môi trường (như xói mòn, sụt đất, mất đa dạng sinh học, ô nhiễm đất, nước ngầm và nước mặt do hóa chất từ chế biến quặng).

+ Việc đốt nguyên liệu (sulfur hoặc quặng pyrite sắt) cần một lượng lớn nhiên liệu, khí thải khi đốt các nhiên liệu này gây ô nhiễm môi trường.

+ Trong quá trình sản xuất làm thất thoát SO2 ra môi trường cũng là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường (như mưa acid).


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 44 Câu hỏi 1

Nếu ứng dụng trong đời sống, sản xuất của một số muối sulfate mà em biết.

Hướng dẫn giải :

Muối sulfate là muối của sulfuric acid, có chứa ion . Muối sulfate có nhiều ứng dụng trong đời sống như chất phụ gia, bột màu, muối tắm, thuốc trừ sâu, phân bón,…

Lời giải chi tiết :

Muối sulfate có nhiều ứng dụng trong đời sống và sản xuất.

- Calcium sulfate (CaSO4) được dùng trong sản xuất vật liệu xây dựng; làm chất phụ gia để làm đông các sản phẩm như đậu hũ, đậu non; ...

- Barium sulfate (BaSO4) được sử dụng như một loại bột màu làm phụ gia pha màu cho công nghiệp sơn; cho thuỷ tinh, cho gốm sứ cách điện và cao su chất lượng cao, ...

- Magnesium sulfate (MgSO4) được sử dụng sản xuất muối tắm; làm giảm dịu cơ bắp khi sưng tấy cho con người; bổ sung magnesium cho tôm, cá, động vật thuỷ sinh khác; ...

- Ammonium sulfate (NH4)2SO4 là thành phần của thuốc trừ sâu hoà tan, thuốc diệt nấm; phân bón, sử dụng kết hợp với chlorine để tạo monochloramine để khử trùng trong nước uống


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 44 Câu hỏi 2

Quan sát Hình 7.6, trình bày cách nhận biết ion . Nêu hiện tượng xảy ra, viết phương trình hoá học.’

Hướng dẫn giải :

Để nhận biết anion ta sử dụng cation Ba2+ tạo kết tủa trắng BaSO4

Lời giải chi tiết :

image


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 45 Câu hỏi 1

Tính chất nào sau đây không phải tính chất của dung dịch sulfuric acid đặc?

A. Tính háo nước. B. Tính oxi hoá. C. Tính acid. D. Tính khử.

Hướng dẫn giải :

Dung dịch sulfuric acid đặc có tính acid mạnh, tính oxi hoá mạnh và tính háo nước.

Trong phản ứng oxi hóa khử, chất khử là chất cho electron, có số oxi hóa tăng; chất oxi hóa là chất nhận electron, có số oxi hóa giảm.

Lời giải chi tiết :

Các số oxi hóa có thể có của sulfur: -2; 0; +2; +4; +6.

Vì +6 là số oxi hóa lớn nhất của sulfur, do đó trong các phản ứng oxi hóa khử, số oxi hóa của sulfur chỉ có thể giảm về +4 (hoặc +2; 0; -2). Vậy trong phản ứng oxi hóa khử H2SO4 đặc không có khả năng thể hiện tính khử, mà chỉ thể hiện tính oxi hóa.

→ Chọn D.


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 45 Câu hỏi 2

Các số oxi hóa có thể có của sulfur: -2; 0; +2; +4; +6.

Vì +6 là số oxi hóa lớn nhất của sulfur, do đó trong các phản ứng oxi hóa khử, số oxi hóa của sulfur chỉ có thể giảm về +4 (hoặc +2; 0; -2). Vậy trong phản ứng oxi hóa khử H2SO4 đặc không có khả năng thể hiện tính khử, mà chỉ thể hiện tính oxi hóa.

→ Chọn D.

Hướng dẫn giải :

Cách nhận biết ion : Sử dụng cation Ba2+ (trong dung dịch muối barium hoặc barium hydroxide)

Lời giải chi tiết :

Vì muối MgSO4 là muối tan nên không nhận biết được anion bằng cation Mg2+. Dung dịch K2SO4 không phản ứng với dung dịch MgCl2 (không thỏa mãn điều kiện của phản ứng trao đổi).

→ Chọn D.


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 45 Câu hỏi 3

Dung dịch sulfuric acid đặc được dùng làm khô khí nào trong số các khí sau: CO, H2, CO2, SO2, O2 và NH3? Giải thích.

Hướng dẫn giải :

Để sử dụng dung dịch sulfuric acid đặc làm khô khí, khí cần làm khô không được phản ứng với sulfuric acid đặc.

Dung dịch sulfuric acid đặc có tính acid mạnh, tính oxi hoá mạnh nên khí cần làm khô phải là khí không có tính base và không có tính khử.

Lời giải chi tiết :

Trong các khí trên:

+ Khí có tính khử là: CO, H2.

+ Khí có tính base là: NH3.

Vì dung dịch sulfuric acid đặc có tính acid mạnh, tính oxi hoá mạnh nên các khí có tính base và tính khử sẽ phản ứng với sulfuric acid đặc. Vậy các khí có thể làm khô bằng sulfuric acid đặc là CO2, SO2, O2.


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 45 Câu hỏi 4

Cho các dung dịch không màu của mỗi chất sau: K2CO3, Na2SO4, Ba(NO3)2. Hãy trình bày cách phân biệt các dung dịch đã cho bằng phương pháp hoá học. Viết phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra.

Hướng dẫn giải :

Cách nhận biết ion : Sử dụng cation Ba2+ (trong dung dịch muối barium hoặc barium hydroxide)

Lời giải chi tiết :

image


Câu hỏi:

cH trang 45 Câu hỏi 5

Có 4 mẫu sau: dung dịch NaOH, dung dịch HCl, dung dịch H2SO4 và H2Ođược kí hiệu bằng các chữ cái: A, B, C và D (không theo trình tự trên). Kết quả của những thí nghiệm nhận biết những mẫu này được ghi trong bảng sau:

Mẫu

Thuốc thử

Quỳ tím

Dung dịch BaCl2

A

Đỏ

Kết tủa trắng

B

Xanh

Không kết tủa

C

Tím

Không kết tủa

D

Đỏ

Không kết tủa

Hãy cho biết A, B, C và D là kí hiệu của những chất nào. Giải thích và viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra.

Hướng dẫn giải :

- Cách nhận biết ion : Sử dụng cation Ba2+ (trong dung dịch muối barium hoặc barium hydroxide).

- Acid làm quỳ tím hóa đỏ, base làm quỳ tím hóa xanh.

Lời giải chi tiết :

- Chất A làm quỳ tím hóa đỏ, chứng tỏ A là acid (A có thể là dung dịch HCl hoặc dung dịch H2SO4). Chất A còn tạo kết tủa trắng với dung dịch BaCl2, vậy A là dung dịch H2SO4.

H2SO4 + BaCl2 → BaSO4 + 2HCl

- Chất B làm quỳ tím hóa xanh, chứng tỏ B là base. Vậy B là NaOH.

- Chất C không làm quỳ tím đổi màu, chứng tỏ B có môi trường trung tính. Vậy B là H2O.

- Chất D làm quỳ tím hóa đỏ, chứng tỏ D là acid còn lại, không tạo kết tủa với BaCl2. Vậy D là HCl.


Dụng cụ học tập

Học Hóa học cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, máy tính cầm tay và các dụng cụ thí nghiệm như ống nghiệm, hóa chất, bếp đun.

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Sách Giáo Khoa: Chân trời sáng tạo

- CHÂN TRỜI SÁNG TẠO là bộ sách giáo khoa hiện đại.

- Bộ sách giáo khoa CHÂN TRỜI SÁNG TẠO sẽ truyền cảm hứng để giúp các em học sinh phát triển toàn diện về tư duy, phẩm chất và năng lực, giúp người học dễ dàng vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn cuộc sống; giải quyết một cách linh hoạt, hài hoà các vấn đề giữa cá nhân và cộng đồng; nhận biết các giá trị bản thân và năng lực nghề nghiệp mà còn nuôi dưỡng lòng tự hào, tình yêu tha thiết với quê hương đất nước, mong muốn được góp sức xây dựng non sông này tươi đẹp hơn.

Đọc sách

Có thể bạn chưa biêt?

Hóa học là môn khoa học nghiên cứu về thành phần, cấu trúc, tính chất và sự biến đổi của vật chất. Với vai trò là "khoa học trung tâm", hóa học liên kết các ngành khoa học khác và là chìa khóa cho nhiều công nghệ hiện đại.'

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Lời chia sẻ Lớp 11

Lớp 11 - Năm học quan trọng, bắt đầu hướng đến những mục tiêu sau này. Hãy học tập chăm chỉ và tìm ra đam mê của mình để có những lựa chọn đúng đắn cho tương lai!'

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Loi Giai SGK