Trang chủ Lớp 11 Soạn văn 11 - Chân trời sáng tạo - chi tiết Bài 3: Khát khao đoàn tụ Dựa vào phần kiến thức đã học về truyện thơ Nôm ở lớp 9, bạn hãy cho biết khi đọc một truyện thơ, chúng ta cần chú ý điều gì?...

Dựa vào phần kiến thức đã học về truyện thơ Nôm ở lớp 9, bạn hãy cho biết khi đọc một truyện thơ, chúng ta cần chú ý điều gì?...

Dựa vào phần kiến thức đã học về truyện thơ Nôm ở lớp 9 đã học hoặc tài liệu tham khảo đã đọc qua, sau đó rút ra những chú ý khi đọc một truyện thơ. Soạn văn Câu hỏi trang 59 SGK Ngữ Văn 11 tập một, Trước khi đọc - Lời tiễn dặn, Bài 3: Khát khao đoàn tụ Soạn văn 11 - Chân trời sáng tạo - chi tiết.

Câu hỏi ( trang 59, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Dựa vào phần kiến thức đã học về truyện thơ Nôm ở lớp 9, bạn hãy cho biết khi đọc một truyện thơ, chúng ta cần chú ý điều gì?

Hướng dẫn giải :

Dựa vào phần kiến thức đã học về truyện thơ Nôm ở lớp 9 đã học hoặc tài liệu tham khảo đã đọc qua, sau đó rút ra những chú ý khi đọc một truyện thơ.

Lời giải chi tiết :

Cách 1

- Trước hết, chúng ta cần tìm hiểu đề nhằm xác định ngoài việc đọc nội dung truyện thơ, đề còn yêu cầu phân tích truyện thơ, phân tích đối tượng trong truyện thơ.

- Sau khi đã xác định mục tiêu của đề, hãy đọc và lập dàn ý, chuẩn bị nội dung để trả lời cho các yêu cầu của đề.

- Phân tích nội dung ý thơ, câu thơ, đối tượng trong truyện thơ để sáng tỏ về các yêu cầu của đề đồng thời đưa ra các đánh giá về truyện thơ đó.

Cách 2:

Khi đọc một truyện thơ, chúng ta cần chú ý:

– Những yếu tố về hình thức:

+ Số đoạn (khổ thơ), số dòng thơ trong mỗi đoạn (khổ), số từ trong mỗi dòng thơ

+ Cách gieo vần trong bài thơ (vần chân, vần lưng…)

– Những yếu tố về nội dung:

+ Yếu tố miêu tả: làm rõ đặc điểm, tính chất của sự vật, hiện tượng

+ Yếu tố tự sự: thuật lại sự việc, câu chuyện khi cần

+ Ngôn ngữ thơ: hàm súc, giàu nhạc điệu, hình ảnh, thể hiện những rung động, suy tư của người viết.

Cách 3:

Bước 1: Tìm hiểu đề (xác định yêu cầu của đề bài)

Xác định yêu cầu đề bài là bước đầu tiên cũng là bước quan trọng không thể bỏ qua khi làm bài phân tích bài thơ, đoạn thơ cũng như với tất cả các dạng bài tập làm văn khác.
* Khi phân tích bài thơ, đoạn thơ các em cần đọc kĩ đề bài để xác định yêu cầu của đề bài gồm có:
- Bài thơ ấy cần phần tích (Đặc biệt chú ý đến: tên bài thơ, tác giả)
- Đối tượng cần phân tích: Xét về hình thức: câu thơ, khổ thơ hay bài thơ Xét về nội dung: nội dung chính, hình ảnh trong bài thơ, cảm xúc của nhân vật trữ tình…
→ Khi đã xác định được yêu cầu của đề bài, việc phân tích và triển khai nội dung bài viết của các em cũng được tập trung, bám sát đề và dễ “ăn” điểm hơn.
* Ví dụ: Phân tích hình tượng chiếc xe không kính trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính.
Qua tìm hiểu đề, ta xác định được: Bài thơ cần phân tích: Bài thơ về tiểu đội xe không kính Tác giả: Phạm Tiến Duật Đối tượng cần phân tích: Hình tượng chiếc xe không kính

Bước 2: Lập dàn ý

Việc lập dàn ý cho bài phân tích không chỉ giúp các em ghi lại những ý tưởng, nội dung cho bài phân tích mà còn hỗ trợ trực tiếp cho quá trình viết bài. Dựa vào dàn ý đã xây dựng, các em có thể triển khai bài phân tích theo đúng dự kiến/ý tưởng ban đầu. Từ đó có thể đảm bảo đúng và đủ ý, cũng như tính mạch lạc, thống nhất của bài viết.
* Cấu trúc dàn ý: Mở bài: Giới thiệu về đối tượng cần phân tích (Có thể giới thiệu trực tiếp hoặc gián tiếp - nhưng cần giới thiệu đúng vấn đề cần phân tích). Thân bài: Triển khai nội dung bài phân tích. Kết bài: Đánh giá bài thơ, đoạn thơ hoặc trình bày khái quát cảm nhận về bài thơ, đoạn thơ ấy.

Bước 3: Phân tích câu thơ, khổ thơ, bài thơ

* Đọc lại bài thơ, đoạn thơ: Đọc lại bài thơ, đoạn thơ để tái hiện kiến thức, khơi dậy cảm hứng cho bài phân tích. Những cảm nhận về hình ảnh, chi tiết đặc sắc trong bài thơ sẽ là tư liệu, nguồn cảm hứng quan trọng cho các em khi phân tích.
* Phân tích chi tiết từng câu thơ, ý thơ:
- Đi sâu phân tích từng câu thơ, ý thơ, tìm ra nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật trong câu thơ ấy giúp cho bài phân tích được chi tiết, sâu sắc hơn. Khi phân tích một bài thơ dài: các em có thể phân tích theo khổ thơ, sau khi khái quát nội dung của khổ thơ ấy, các em có thể lựa chọn một vài câu thơ đặc sắc hoặc ấn tượng nhất trong cảm nhận của mình để phân tích. Đối với đoạn thơ, các em có thể chia tách thành từng ý nhỏ, có thể theo câu thơ hoặc theo nội dung của đoạn thơ.
- Phân tích bài thơ các em cũng có thể dựa vào cấu trúc của thể thơ. Chẳng hạn thơ tứ tuyệt có cấu trúc: khai thừa chuyển hợp; thể thơ thất ngôn bát cú có thể phân tích đề thực luận kết, thể thơ lục bát phân tích theo câu 6 câu 8...
Ví dụ: Phân tích bài thơ Qua đèo ngang có thể phân tích theo kiểu 2 cặp: Hai câu đề: Cái nhìn chung về cảnh vật Đèo Ngang. Hai câu thực: Cảnh vật và cuộc sống con người ở Đèo Ngang. Hai câu luận: Tâm trạng của tác giả. Hai câu kết: Nỗi cô đơn tột cùng của tác giả.
- Đưa ra nhận định, đánh giá bài thơ: Nhận định, đánh giá ý chính của bài thơ cũng là một bước quan trọng giúp cho bài viết được chặt chẽ, logic, mạch lạc hơn. Ví dụ trước khi chuyển sang phân tích hai câu thơ cuối, các em cần chốt lại nội dung, ý chính của 2 câu thơ đầu.
- Các bước đánh giá: Bước 1: Đánh giá đoạn thơ ấy hay hoặc dở ở chỗ nào(nếu hay thì nó xúc động ở tình cảm, tư tưởng gì?). Bước 2: Vì sao (Cái hay, cái độc đáo được toát nên bởi nội dung như thế nào, nhờ những phương diện nghệ thuật nào?). Bước 3: Tác dụng: Khẳng định vai trò đóng góp của đoạn thơ đối với sự thành công của tác phẩm, tác giả, đối với nền văn học dân tộc, đối với cuộc sống... (Tùy từng trường hợp cụ thể).

Dụng cụ học tập

Học Văn cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, sách tham khảo về các tác phẩm văn học và từ điển.

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Sách Giáo Khoa: Chân trời sáng tạo

- CHÂN TRỜI SÁNG TẠO là bộ sách giáo khoa hiện đại.

- Bộ sách giáo khoa CHÂN TRỜI SÁNG TẠO sẽ truyền cảm hứng để giúp các em học sinh phát triển toàn diện về tư duy, phẩm chất và năng lực, giúp người học dễ dàng vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn cuộc sống; giải quyết một cách linh hoạt, hài hoà các vấn đề giữa cá nhân và cộng đồng; nhận biết các giá trị bản thân và năng lực nghề nghiệp mà còn nuôi dưỡng lòng tự hào, tình yêu tha thiết với quê hương đất nước, mong muốn được góp sức xây dựng non sông này tươi đẹp hơn.

Đọc sách

Có thể bạn chưa biêt?

Ngữ văn là môn học khai phá vẻ đẹp của ngôn ngữ và văn học, giúp chúng ta hiểu sâu sắc hơn về văn hóa, lịch sử và tâm hồn con người qua từng tác phẩm văn chương và các hiện tượng ngôn ngữ học.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Lời chia sẻ Lớp 11

Lớp 11 - Năm học quan trọng, bắt đầu hướng đến những mục tiêu sau này. Hãy học tập chăm chỉ và tìm ra đam mê của mình để có những lựa chọn đúng đắn cho tương lai!'

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Loi Giai SGK