Trang chủ Lớp 10 Hóa lớp 10 - Chân trời sáng tạo Chương 1. Cấu tạo nguyên tử Bài 2: Thành phần của nguyên tử trang 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19 Hóa 10 Chân trời sáng tạo...

Bài 2: Thành phần của nguyên tử trang 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19 Hóa 10 Chân trời sáng tạo...

Giải bài 2 Thành phần của nguyên tử SGK Hóa 10 Chân trời sáng tạo - Chương 1. Cấu tạo nguyên tử. Cho biết thành phần nguyên tử gồm những loại hạt nào? Cho biết vai trò của màn huỳnh quang trong thí nghiệm ở Hình 2.2... Hướng dẫn trả lời câu hỏi trang 14,16,17,18, 19 và giải bài tập hóa 1,2,3,4 trang 19 lớp 10 chân trời sáng tạo.

CH tr 19 BT1

Bài 1: Hãy cho biết dữ kiện nào trong thí nghiệm của Rutherford chứng minh nguyên tử có cấu tạo rỗng

Hướng dẫn giải :

Quan sát Hình 2.4

 image

Lời giải chi tiết :

- Khi bắn các hạt α vào lá vàng, hầu hết các hạt α đi thẳng, không va vào hạt nào (trừ các hạt va vào hạt nhân)

=> Nguyên tử có cấu tạo rỗng

CH tr 19 BT2

Bài 2: Thông tin nào sau đây không đúng?

A. Proton mang điện tích dương, nằm trong hạt nhân, khối lượng gần bằng 1 amu

B. Electron mang điện tích âm, nằm trong hạt nhân, khối lượng gần bằng 0 amu

C. Neutron không mang điện, khối lượng gần bằng 1 amu

D. Nguyên tử trung hòa về điện, có kích thước lớn hơn nhiều so với hạt nhân, nhưng có khối lượng gần bằng khối lượng hạt nhân

Hướng dẫn giải :

- Thành phần cấu tạo của nguyên tử:

   + Hạt nhân: proton (mang điện dương) và neutron (không mang điện) có khối lượng gần bằng 1 amu

   + Vỏ nguyên tử: electron (mang điện âm) có khối lượng gần bằng 0 amu

Lời giải chi tiết :

Thông tin ở đáp án B không đúng vì electron nằm ở lớp vỏ, không nằm ở trong hạt nhân

Đáp án B

CH tr 19 BT3

Bài 3: Mỗi phát biểu dưới đây mô tả loại hạt nào trong nguyên tử?

a) Hạt mang điện tích dương

b) Hạt được tìm thấy trong hạt nhân và không mang điện

c) Hạt mang điện tích âm

Hướng dẫn giải :

- Thành phần cấu tạo của nguyên tử:

   + Hạt nhân: proton (mang điện dương) và neutron (không mang điện)

   + Vỏ nguyên tử: electron (mang điện âm)

Lời giải chi tiết :

a) Hạt mang điện tích dương => Proton

b) Hạt được tìm thấy trong hạt nhân và không mang điện => Neutron

c) Hạt mang điện tích âm => Electron

CH tr 19 BT4

Bài 4: a) Cho biết 1g electron có bao nhiêu hạt

b) Tính khối lượng của 1 mol electron (biết hằng số Avogadro có giá trị là 6,022×1023)

Hướng dẫn giải :

a)

1 electron có khối lượng = 9,11.10-28 gamimage

b)

1 electron có khối lượng = 9,11.10-28 gam

1 mol electron có 6,022×1023 hạt electron

Lời giải chi tiết :

a)

1 electron có khối lượng = 9,11.10-28 gam

image

\( = \frac{1}{{9,{{11.10}^{ - 28}}}} = 1,098{\rm{ }} \times {\rm{ }}{10^{27}}\;\) (hạt)

b)

1 electron có khối lượng = 9,11.10-28 gam

1 mol electron có 6,022×1023 hạt electron

=> Khối lượng 1 mol electron = 9,11.10-28 x 6,022×1023 = 5,49.10-4 gam

Câu hỏi trang 13 

Từ rất lâu, các nhà khoa học đã nghiên cứu các mô hình nguyên tử và cập nhật chúng thông qua việc thu thập những dữ liệu thực nghiệm. Nguyên tử gồm những hạt cơ bản nào? Cơ sở nào để phát hiện ra các hạt cơ bản đó và chúng có tính chất gì?

image

Lời giải chi tiết :

- Nguyên tử gồm 3 hạt cơ bản:

   + Hạt electron: mang điện tích âm

   + Hạt proton: mang điện tích dương

   + Hạt neutron: không mang điện

- Cơ sở tìm ra:

   + Electron: phóng điện trong ống thủy tinh chân không (ống tia âm cực)

   + Proton và neutron: tiến hành bắn phá 1 chùm hạt alpha lên 1 lá vàng siêu mỏng

CH tr 13 CH

1. Quan sát Hình 2.1, cho biết thành phần nguyên tử gồm những loại hạt nào?

 image

Hướng dẫn giải :

Quan sát Hình 2.1, nêu các hạt cấu tạo nên nguyên tử

Lời giải chi tiết :

- Các hạt cấu tạo nên nguyên tử là:

   + Electron

   + Proton

   + Neutron

CH tr 14 CH

2. Cho biết vai trò của màn huỳnh quang trong thí nghiệm ở Hình 2.2

image

Hướng dẫn giải :

Ông quan sát thấy màn huỳnh quang trong ống phát sáng

Lời giải chi tiết :

Ông quan sát thấy màn huỳnh quang trong ống phát sáng do những tia phát ra từ cực âm (tia âm cực)

=> Quan sát và phát hiện ra tia âm cực

CH tr 14 CH

3. Quan sát Hình 2.2, giải thích vì sao tia âm cực bị hút về cực dương của trường điện

image

Hướng dẫn giải :

Trái dấu thì hút nhau

Lời giải chi tiết :

Tia âm cực mang điện tích âm

=> Sẽ bị hút về cực dương của trường điện (trái dấu hút nhau, cùng dấu đẩy nhau)

CH tr 14 CH

4. Nếu đặt một chong chóng nhẹ trên đường đi của tia âm cực thì chong chóng sẽ quay. Từ hiện tượng đó, hãy nêu kết luận về tính chất của tia âm cực

Hướng dẫn giải :

- Các electron chuyển động hỗn loạn

Lời giải chi tiết :

Tia âm cực (các electron) chuyển động hỗn loạn, va đập vào chong chóng làm chong chóng quay

CH tr 16 CH

5. Quan sát Hình 2.3, cho biết các hạt α có đường đi như thế nào. Dựa vào Hình 2.4, giải thích kết quả thí nghiệm thu được

image

image

Hướng dẫn giải :

- Quan sát Hình 2.3 để nhận xét đường đi

- Quan sát Hình 2.4 để giải thích đường đi

Lời giải chi tiết :

- Quan sát Hình 2.3 thấy được: hầu hết các hạt α đi thẳng, có vài hạt bị bắn theo đường gấp khúc

- Quan sát Hình 2.4 giải thích: các hạt α bị bắn theo đường gấp khúc là do va vào hạt nhân của nguyên tử vàng, các hạt không va vào hạt nhân thì đi thẳng

CH tr 16 LT

Nguyên tử oxygen có 8 electron, cho biết hạt nhân của nguyên tử này có điện tích là bao nhiêu

Hướng dẫn giải :

Nguyên tử trung hòa về điện: số đơn vị điện tích dương của hạt nhân = số đơn vị điện tích âm của các electron trong nguyên tử

Lời giải chi tiết :

- Nguyên tử oxygen có 8 electron

=> Số đơn vị điện tích âm của các electron trong nguyên tử oxygen là 8

- Mà số đơn vị điện tích dương hạt nhân = số đơn vị điện tích âm của các electron trong nguyên tử

=> Hạt nhân của nguyên tử oxygen có điện tích: +8

CH tr 16 CH

6. Điện tích của hạt nhân nguyên tử do thành phần nào quyết định? Từ đó, rút ra nhận xét về mối quan hệ giữa số đơn vị điện tích hạt nhân và số proton

Hướng dẫn giải :

- Hạt nhân gồm 2 hạt:

   + Proton mang điện tích dương: +1

   + Neutron không mang điện

Lời giải chi tiết :

- Hạt nhân gồm 2 hạt:

   + Proton mang điện tích dương: +1

   + Neutron không mang điện

- Hạt nhân nguyên tử mang điện tích dương

=> Điện tích của hạt nhân nguyên tử do hạt proton quyết định

=> Số đơn vị điện tích hạt nhân = số proton trong hạt nhân

CH tr 17 LT

Nguyên tử natri (sodium) có điện tích hạt nhân là +11. Cho biết số proton và số electron trong nguyên tử này

Hướng dẫn giải :

- Đơn vị điện tích hạt nhân = số proton

- Số đơn vị điện tích dương của hạt nhân = số đơn vị điện tích âm của các electron trong nguyên tử

=> Số đơn vị điện tích hạt nhân = số proton = số electron trong nguyên tử

Lời giải chi tiết :

- Nguyên tử natri có điện tích hạt nhân là +11

=> Số đơn vị điện tích hạt nhân = 11

- Mà số đơn vị điện tích hạt nhân = số proton = số electron trong nguyên tử

=> Nguyên tử natri có 11 proton và 11 electron

CH tr 17 CH

7. Quan sát Hình 2.6, hãy lập tỉ lệ giữa đường kính nguyên tử và đường kính hạt nhân của nguyên tử carbon. Từ đó, rút ra nhận xét

image

Hướng dẫn giải :

- Đường kính nguyên tử = 10-10m

- Đường kính hạt nhân = 10-14m

Lời giải chi tiết :

- Đường kính nguyên tử = 10-10m

- Đường kính hạt nhân = 10-14m

=> Tỉ lệ đường kính nguyên tử và đường kính hạt nhân:

image

=> Đường kính nguyên tử lớn hơn rất nhiều so với đường kính hạt nhân

CH tr 18 CH

8. Dựa vào Bảng 2.1, hãy lập tỉ lệ khối lượng của một proton với khối lượng của một electron. Kết quả này nói lên điều gì?

 image

Hướng dẫn giải :

Tỉ lệ khối lượng 1 proton với 1 electron

image

Lời giải chi tiết :

Tỉ lệ khối lượng 1 proton với 1 electron:

image

=> Khối lượng 1 electron nhỏ hơn rất nhiều so với khối lượng 1 proton

=> Có thể coi khối lượng nguyên tử = khối lượng hạt nhân do khối lượng của electron không đáng kể so với khối lượng của proton và neutron

CH tr 18 LT

Nguyên tử oxygen -16 có 8 proton, 8 neutron và 8 electron. Tính khối lượng nguyên tử oxygen theo đơn vị gam và amu

Hướng dẫn giải :

Khối lượng nguyên tử = số p x khối lượng p + số n x khối lượng n + số e x khối lượng e

Lời giải chi tiết :

Khối lượng p = 1,673.10-24 gam = 1 amu

Khối lượng n = 1,675.10-24 gam = 1 amu

Khối lượng e = 9,11.10-28 gam = 0,00055 amu

- Khối lượng nguyên tử oxygen theo đơn vị gam:

8 x 1,673.10-24 + 8 x 1,675.10-24 + 8 x 9,11.10-28 = 2,679.10-23 gam

- Khối lượng nguyên tử oxygen theo đơn vị amu:

8 x 1 + 8 x 1 + 8 x 0,00055 = 16,0044 amu

CH tr 19 VD

Sử dụng sơ đồ tư duy để mô tả cấu tạo nguyên tử và hệ thống hóa kiến thức của bài học

Hướng dẫn giải :

- Nội dung chính bài học:

   + Cấu tạo nguyên tử

   + Kích thước nguyên tử, hạt nhân

   + Khối lượng của proton, electron, neutron => Khối lượng nguyên tử

Lời giải chi tiết :

image

Dụng cụ học tập

Học Hóa học cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, máy tính cầm tay và các dụng cụ thí nghiệm như ống nghiệm, hóa chất, bếp đun.

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Sách Giáo Khoa: Chân trời sáng tạo

- CHÂN TRỜI SÁNG TẠO là bộ sách giáo khoa hiện đại.

- Bộ sách giáo khoa CHÂN TRỜI SÁNG TẠO sẽ truyền cảm hứng để giúp các em học sinh phát triển toàn diện về tư duy, phẩm chất và năng lực, giúp người học dễ dàng vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn cuộc sống; giải quyết một cách linh hoạt, hài hoà các vấn đề giữa cá nhân và cộng đồng; nhận biết các giá trị bản thân và năng lực nghề nghiệp mà còn nuôi dưỡng lòng tự hào, tình yêu tha thiết với quê hương đất nước, mong muốn được góp sức xây dựng non sông này tươi đẹp hơn.

Đọc sách

Có thể bạn chưa biêt?

Hóa học là môn khoa học nghiên cứu về thành phần, cấu trúc, tính chất và sự biến đổi của vật chất. Với vai trò là "khoa học trung tâm", hóa học liên kết các ngành khoa học khác và là chìa khóa cho nhiều công nghệ hiện đại.'

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Lời chia sẻ Lớp 10

Lớp 10 - Năm đầu tiên ở cấp trung học phổ thông, bước vào một môi trường mới với nhiều bạn bè từ khắp nơi. Hãy tận hưởng thời gian này và bắt đầu định hướng tương lai cho mình!

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Loi Giai SGK