Trang chủ Lớp 9 SGK Khoa học tự nhiên 9 - Chân trời sáng tạo Chủ đề 9. Lipid - Carbohydrate - Protein. Polymer Bài Ôn tập chủ đề 9 trang 133, 134 Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo: Ô nhiễm môi trường từ rác thải polymer ngày càng trầm trọng, trở thành vấn nạn của thế giới...

Bài Ôn tập chủ đề 9 trang 133, 134 Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo: Ô nhiễm môi trường từ rác thải polymer ngày càng trầm trọng, trở thành vấn nạn của thế giới...

Lời Giải Câu hỏi trang 134: Câu 1, 2, 3 bài Ôn tập chủ đề 9 trang 133, 134 Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo. Nhỏ dung dịch iodine vào một lát củ sắn (khoai mì) hoặc một lát trái...Ô nhiễm môi trường từ rác thải polymer ngày càng trầm trọng, trở thành vấn nạn của thế giới

Câu hỏi:

Câu hỏi trang 134 Câu 1

Hãy giải thích vì sao:

a) Nhỏ dung dịch iodine vào một lát củ sắn (khoai mì) hoặc một lát trái chuối xanh thấy chúng chuyển sang màu xanh tím.

b) Khi ăn cơm, nếu nhai kĩ cơm trắng, thấy có vị ngọt

c) Cho vài giọt giấm ăn vào cốc sữa đậu nành, sau đó đun nhẹ

Hướng dẫn giải :

Dựa vào tính chất của tinh bột và protein

Lời giải chi tiết :

a) Vì lát sủ sắn (khoai mì) hoặc lát trái chuối xanh có chứa tinh bột. Tinh bột có phản ứng với dung dịch iodine làm chúng chuyển sang màu xanh tím

b) Khi nhai cơm kĩ, xảy ra phản ứng thủy phân tinh bột bằng xúc tác enzyme tạo glucose nên thấy có vị ngọt

c) Sữa đậu nành chứa nhiều protein, khi đun nóng hoặc làm nóng bằng lò vi sóng, sữa đậu nành bị đông tụ.


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 134 Câu 2

Tìm hiểu qua internet, sách, báo,… hãy cho biết “giấy gói kẹo ăn được” làm từ chất liệu gì, giải thích sự tự tan của nó khi ngậm kẹo.

Hướng dẫn giải :

Tìm hiểu qua internet, sách, báo,…

Lời giải chi tiết :

“ Giấy gói kẹo ăn được” được là từ bột gạo hoặc bột ngô (tinh bột), nên khi ăn có thể tan được là do phản ứng thủy phân tinh bột bằng enzym trong cơ thể.


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 134 Câu 3

Ô nhiễm môi trường từ rác thải polymer ngày càng trầm trọng, trở thành vấn nạn của thế giới. Để giảm sử dụng vật liệu polymer không phân hủy sinh học, vật liệu giấy đang dần trở nên quen thuộc hơn với người tiêu dùng, thân thiện với môi trường. Theo em, việc sử dụng vật liệu giấy thay cho vật liệu lolymẻ không phân hủy sinh học có tác dụng gì?

Hướng dẫn giải :

Dựa vào đặc điểm của vật liệu giấy

Lời giải chi tiết :

Vật liệu giấy có khả năng phân hủy nhanh hơn vật liệu polymer giảm thiểu tác hại đến môi trường.

Dụng cụ học tập

Chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, máy tính cầm tay, các dụng cụ thí nghiệm như kính hiển vi, ống nghiệm, hóa chất,...

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Sách Giáo Khoa: Chân trời sáng tạo

- CHÂN TRỜI SÁNG TẠO là bộ sách giáo khoa hiện đại.

- Bộ sách giáo khoa CHÂN TRỜI SÁNG TẠO sẽ truyền cảm hứng để giúp các em học sinh phát triển toàn diện về tư duy, phẩm chất và năng lực, giúp người học dễ dàng vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn cuộc sống; giải quyết một cách linh hoạt, hài hoà các vấn đề giữa cá nhân và cộng đồng; nhận biết các giá trị bản thân và năng lực nghề nghiệp mà còn nuôi dưỡng lòng tự hào, tình yêu tha thiết với quê hương đất nước, mong muốn được góp sức xây dựng non sông này tươi đẹp hơn.

Đọc sách

Có thể bạn chưa biêt?

Môn Khoa Học Tự Nhiên là môn gì? Đây là môn học được xây dựng và phát triển dựa trên nền tảng của các môn Vật Lí, Hóa Học, Sinh Học và Khoa học Trái Đất. Có thể hiểu một cách đơn giản hơn là gộp các môn: Vật Lí, Hóa Học và Sinh Học ở chương trình THCS vào làm một.

Nguồn : Gia sư đất việt

Lời chia sẻ Lớp 9

Lớp 9 - Năm cuối cấp trung học cơ sở, chuẩn bị cho kỳ thi quan trọng. Những áp lực sẽ lớn nhưng hãy tin tưởng vào khả năng của bản thân và nỗ lực hết mình!

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Loi Giai SGK