Trang chủ Lớp 9 SGK Khoa học tự nhiên 9 - Chân trời sáng tạo Chủ đề 6. Kim loại và sự khác nhau cơ bản giữa kim loại và phi kim Bài 17. Dãy hoạt động hóa học của kim loại. Một số phương pháp tách kim loại trang 77, 78, 79 Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo: Trong cuộc sống, ta thường thấy những kim loại...

Bài 17. Dãy hoạt động hóa học của kim loại. Một số phương pháp tách kim loại trang 77, 78, 79 Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo: Trong cuộc sống, ta thường thấy những kim loại...

Phân tích và lời giải Câu hỏi trang 77: MĐ, TL1, TL2; Câu hỏi trang 78: VD, TL1, TL2, LT, TL3, TL4; Câu hỏi trang 79: LT, TL; Câu hỏi trang 80: TL, VD, Lý thuyết bài 17. Dãy hoạt động hóa học của kim loại. Một số phương pháp tách kim loại trang 77, 78, 79 Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo. Trong cuộc sống, ta thường thấy những kim loại như sắt, đồng bị gỉ sét...

Câu hỏi:

Câu hỏi trang 77 Mở đầu

Trong cuộc sống, ta thường thấy những kim loại như sắt, đồng bị gỉ sét, mất vẻ sáng bóng khi để lâu trong không khí. Ngược lại, những đồng tiền vàng vẫn giữ sáng bóng. Vì sao lại có hiện tượng đó?

Hướng dẫn giải :

Dựa vào tính chất hóa học của kim loại

Lời giải chi tiết :

Vì vàng không tác dụng với oxygen trong không khí, trong khi đó đồng, sắt tác dụng với oxygen tạo oxide kim loại nên mất đi vẻ sáng bóng.


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 77 Tranh luận 1

Kim loại sodium và magnesium phản ứng với nước có hiện tượng giống nhau không?

Hướng dẫn giải :

Dựa vào tính chất kim loại tác dụng với nước

Lời giải chi tiết :

Kim loại sodium phản ứng với nước tạo bọt khí, magnesium không tác dụng với nước.


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 77 Tranh luận 2

Nhận xét mức độ hoạt động hóa học của kim loại Na và Mg

Hướng dẫn giải :

Dựa vào phản ứng của Na và Mg trong nước

Lời giải chi tiết :

Na tác dụng trực tiếp với nước nên mức độ hoạt động của Na mạnh hơn so với Mg


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 78 Vận dụng

Giải thích vì sao phòng thí nghiệm, kim loại sodium, potassium được bảo quản bằng cách ngâm trong dầu hỏa

Hướng dẫn giải :

Dựa vào phản ứng của Na, K trong nước

Lời giải chi tiết :

Vì Na, K phản ứng mãnh liệt với nước, nên cần tránh Na và K tiếp xúc với hơi nước trong không khí.


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 78 Tranh luận 1

Tiến hành thí nghiệm 1 và nêu hiện tượng quan sát được. Viết phương trình hóa học của các phản ứng

Hướng dẫn giải :

Dựa vào thí nghiệm phản ứng của một số kim loại với dung dịch hydrochloric acid

Lời giải chi tiết :

Ống nghiệm (1) và (2) mảnh Mg và đinh sắt tan dần, có bọt khí xuất hiện

Ống nghiệm (3) không có hiện tượng

PTHH: Mg + 2HCl \( \to \)MgCl2 + H2

Fe + 2HCl \( \to \) FeCl2 + H2


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 78 Tranh luận 2

Nhận xét mức độ hoạt động hóa học của kim loại Fe, Cu, Mg

Hướng dẫn giải :

Dựa vào kết quả của thí nghiệm 1

Lời giải chi tiết :

Mg và Fe tác dụng với HCl, Cu không tác dụng với HCl nên Mg, Fe hoạt động hóa học mạnh hơn so với Cu.

Tốc độ thoát khí của ống nghiệm (1) nhanh hơn (2) chứng tỏ Mg có mức độ hoạt động hóa học mạnh hơn Fe

Kết luận: Mg > Fe > Cu


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 78 Luyện tập

Khí nào sinh ra khi kim loại phản ứng với dung dịch HCl? Nêu ví dụ minh hoạt và viết phương trình hóa học của phản ứng

Hướng dẫn giải :

Dựa vào phương trình hóa học của thí nghiệm 1

Lời giải chi tiết :

Khí sinh ra khi kim loại phản ứng với dung dịch HCl là khí H2.

Ví dụ: Zn + 2HCl \( \to \) ZnCl2 + H2


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 78 Tranh luận 3

Tiến hành Thí nghiệm 2 và nêu hiện tượng quan sát được. Viết phương trình hóa học của phản ứng.

Hướng dẫn giải :

Dựa vào các bước tiến hành và hình ảnh minh họa của thí nghiệm 2

Lời giải chi tiết :

Ống nghiệm (1) không có hiện tượng gì

Ống nghiệm (2) dung dịch chuyển dần thành màu xanh lam và có lớp kim loại bám vào dây đồng

PTHH: Cu + 2AgNO3 \( \to \) Cu(NO3)2 + 2Ag


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 78 Tranh luận 4

Nhận xét mức độ hoạt động hóa học của kim loại Cu, Zn, Ag

Hướng dẫn giải :

Dựa vào kết quả thí nghiệm 2

Lời giải chi tiết :

Cu không đẩy được Zn ra khỏi dung dịch ZnSO4 nên Cu hoạt động hóa học yếu hơn Zn

Cu đẩy được Ag ra khỏi dung dịch AgNO3 nên Cu hoạt động hóa học mạnh hơn Ag

Kết luận: Zn > Cu > Ag


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 79 Luyện tập

Hoàn thành phương trình hóa học của các phản ứng sau:

a) Ca + H2O \( \to \)?

b) Fe + HCl \( \to \)?

c) Zn + CuSO4 \( \to \)?

Hướng dẫn giải :

Dựa vào các tính chất hóa học của kim loại

Lời giải chi tiết :

a) Ca + 2H2O \( \to \) Ca(OH)2 + 2H2

b) Fe + 2HCl \( \to \) FeCl2 + H2

c) Zn + CuSO4 \( \to \)ZnSO4 + Cu


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 79 Tranh luận

Trong công nghiệp, phương pháp nào được sử dụng để sản xuất nhôm? Nguyên liệu để sản xuất nhôm là gì?

Hướng dẫn giải :

Dựa vào các phương pháp tách một số kim loại

Lời giải chi tiết :

Nhôm được sản xuất bằng phương pháp điện phân nóng chảy từ Al2O3 có xúc tác cryolite


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 80 Tranh luận

Người ta đã dùng phương pháp nào để tách Zn từ zinc sulfide? Viết phương trình hóa học xảy ra.

Hướng dẫn giải :

Dựa vào các phương pháp tách một số kim loại

Lời giải chi tiết :

Zn được tách từ ZnS bằng phương pháp nhiệt luyện

PTHH: ZnS + O2 \( \to \)ZnO + SO2

ZnO + C \( \to \)Zn + CO


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 80 Vận dụng

Hãy giải thích vì sao vàng, đồng, sắt được con người biết đến và sử dụng trước nhôm hàng nghìn năm.

Hướng dẫn giải :

Dựa vào sự khác biệt giữa các phương pháp tách kim loại

Lời giải chi tiết :

Vì việc tách nhôm từ quặng nhôm khó hơn nhiều so với tách các kim loại khác, cần xúc tác và nhiệt độ cao, nhiều giai đoạn, hơn nữa mãi sau này người ta mới tìm ra phương pháp điện phân nóng chảy để sản xuất nhôm.


Dụng cụ học tập

Chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, máy tính cầm tay, các dụng cụ thí nghiệm như kính hiển vi, ống nghiệm, hóa chất,...

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Sách Giáo Khoa: Chân trời sáng tạo

- CHÂN TRỜI SÁNG TẠO là bộ sách giáo khoa hiện đại.

- Bộ sách giáo khoa CHÂN TRỜI SÁNG TẠO sẽ truyền cảm hứng để giúp các em học sinh phát triển toàn diện về tư duy, phẩm chất và năng lực, giúp người học dễ dàng vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn cuộc sống; giải quyết một cách linh hoạt, hài hoà các vấn đề giữa cá nhân và cộng đồng; nhận biết các giá trị bản thân và năng lực nghề nghiệp mà còn nuôi dưỡng lòng tự hào, tình yêu tha thiết với quê hương đất nước, mong muốn được góp sức xây dựng non sông này tươi đẹp hơn.

Đọc sách

Có thể bạn chưa biêt?

Môn Khoa Học Tự Nhiên là môn gì? Đây là môn học được xây dựng và phát triển dựa trên nền tảng của các môn Vật Lí, Hóa Học, Sinh Học và Khoa học Trái Đất. Có thể hiểu một cách đơn giản hơn là gộp các môn: Vật Lí, Hóa Học và Sinh Học ở chương trình THCS vào làm một.

Nguồn : Gia sư đất việt

Lời chia sẻ Lớp 9

Lớp 9 - Năm cuối cấp trung học cơ sở, chuẩn bị cho kỳ thi quan trọng. Những áp lực sẽ lớn nhưng hãy tin tưởng vào khả năng của bản thân và nỗ lực hết mình!

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Loi Giai SGK