Trang chủ Lớp 7 SBT Lịch sử và Địa lí 7 - Chân trời sáng tạo Chương 2. Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX Bài 7. Các thành tựu văn hóa chủ yếu của Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX SBT Lịch sử và Địa lý 7 Chân trời sáng tạo: Tứ đại phát minh của Trung Quốc gồm...

Bài 7. Các thành tựu văn hóa chủ yếu của Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX SBT Lịch sử và Địa lý 7 Chân trời sáng tạo: Tứ đại phát minh của Trung Quốc gồm...

Hướng dẫn cách giải/trả lời 1: Bài tập 1, 2, 2, 3, 4, 5 Bài 7. Các thành tựu văn hóa chủ yếu của Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX SBT Lịch sử và Địa lí 7 Chân trời sáng tạo. Trong thời phong kiến, Nho giáo trở thành hệ tư tưởng và đạo đức của giai cấp phong kiến bởi vì...Tứ đại phát minh của Trung Quốc gồm những phát minh nào sau đây?

Câu hỏi:

1 Bài tập 1

Trong thời phong kiến, Nho giáo trở thành hệ tư tưởng và đạo đức của giai cấp phong kiến bởi vì

A. nó phù hợp với phong tục tập quán của người dân Trung Quốc.

B. Nho giáo tạo ra hệ thống tôn ti trật tự, lễ giáo phục vụ cho sự thống trị của giai cấp phong kiến.

C. Nho giáo được mọi giai cấp trong xã hội Trung Quốc ủng hộ.

D. nó chủ trương dùng pháp luật hà khắc để duy trì trật tự xã hội.

Lời giải chi tiết :

Trả lời: Chọn B


Câu hỏi:

1 Bài tập 2

Tứ đại phát minh của Trung Quốc gồm những phát minh nào sau đây?

A. Giấy, thuốc súng, đồ sứ, la bàn

B. Giấy, kỹ thuật in, thuốc súng, la bàn

C. Giấy, la bàn, kỹ thuật luyện sắt, thuốc súng

D. Giấy, nghề in, đồ sứ, la bàn

Lời giải chi tiết :

Hướng dẫn giải: Chọn B


Câu hỏi:

Câu 2:

Nối các dữ liệu ở cột bên trái với dữ liệu ở cột bên phải cho phù hợp tên tác giả và tác phẩm của văn học Trung Quốc.

Giải:

image

Tác phẩm nào được em ưa thích nhất? Hãy viết 5 dòng giải thích lý do em thích tác phẩm đó.

Lời giải chi tiết :

Em thích nhất tác phẩm "Tây du ký” của Ngô Thừa Ân vì đây là một bộ phim đi liền theo năm tháng tuổi thơ của em. Các nhân vật trong phim với những phép thần thông biến hóa, nội dung phim cũng rất cuốn hút khiến em không thể rời mắt khỏi màn hình.


Câu hỏi:

Câu 3:

Chọn các từ hoặc cụm từ đã cho dưới đây, điền vào chỗ trống (........) thích hợp.

1987

Tử Cẩm Thành

UNESCO

24 vị vua

quần thể kiến trúc cung điện

Lời giải chi tiết :

Nhắc tới các công trình kiến trúc Trung Quốc nổi tiếng thời phong kiến, không thể không nhắc đến Cố Cung còn được gọi là Tử Cấm Thành nằm ngay ở trung tâm Bắc Kinh, là nơi ở của 24 vị vua dưới thời Minh, Thanh.

Được thiết kế và xây dựng từ năm 1406 tới năm 1424, dưới thời nhà Minh, đây là quần thể kiến trúc cung điện quy mô lớn nhất và được bảo tồn hoàn chỉnh nhất trên thế giới cho tới ngày nay. Diện tích công trình này lên đến 720 000 m2, gồm 980 toà nhà và 9999 phòng. Năm 1987, công trình này đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hoá thế giới đồng thời còn được tổ chức này xếp vào danh sách các công trình kiến trúc cổ bằng gỗ được bảo tồn lớn nhất thế giới.


Câu hỏi:

Câu 4:

Hãy kể tên ít nhất 3 thành tựu văn hoá của Trung Quốc còn ảnh hưởng đến ngày nay. Trong các thành tựu đó, em có ấn tượng nhất với thành tựu nào? Vì sao?

Lời giải chi tiết :

- 3 thành tựu văn hoá của Trung Quốc còn ảnh hưởng đến ngày nay: Nho giáo; kỹ thuật làm giấy; la bàn…

- Em ấn tượng nhất với thành tựu “la bàn” của cư dân Trung Quốc, vì: hiện nay, la bàn vẫn được ứng dụng rất nhiều trong các hoạt động: đi biển, đi rừng, xác định phương hướng khi tham gia giao thông; xác định phương hướng theo phong thủy…


Câu hỏi:

Câu 5:

Hoàn thành sơ đồ tư duy dưới đây về một số thành tựu văn hóa tiêu biểu của Trung Quốc.

Lời giải chi tiết :

image

Dụng cụ học tập

Chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, bản đồ, quả địa cầu và sách tham khảo về lịch sử và địa lý.

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Sách Giáo Khoa: Chân trời sáng tạo

- CHÂN TRỜI SÁNG TẠO là bộ sách giáo khoa hiện đại.

- Bộ sách giáo khoa CHÂN TRỜI SÁNG TẠO sẽ truyền cảm hứng để giúp các em học sinh phát triển toàn diện về tư duy, phẩm chất và năng lực, giúp người học dễ dàng vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn cuộc sống; giải quyết một cách linh hoạt, hài hoà các vấn đề giữa cá nhân và cộng đồng; nhận biết các giá trị bản thân và năng lực nghề nghiệp mà còn nuôi dưỡng lòng tự hào, tình yêu tha thiết với quê hương đất nước, mong muốn được góp sức xây dựng non sông này tươi đẹp hơn.

Đọc sách

Có thể bạn chưa biêt?

Lịch sử và Địa lí là môn học bắt buộc, được dạy học từ lớp 6 đến lớp 9. Môn học gồm các nội dung giáo dục lịch sử, địa lí và một số chủ đề liên môn, đồng thời lồng ghép, tích hợp kiến thức ở mức độ đơn giản về kinh tế, văn hoá, khoa học, tôn giáo,...

Nguồn : Bộ giáo dục và đào tạo

Lời chia sẻ Lớp 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, chúng ta đã dần quen với nhịp điệu học tập. Hãy tiếp tục nỗ lực và khám phá thêm những kiến thức mới mẻ!

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Loi Giai SGK