Trang chủ Lớp 7 SBT Khoa học tự nhiên 7 - Chân trời sáng tạo Chủ đề 4. Âm thanh Bài 13. Độ to và độ cao của âm trang 39, 40, 41 SBT Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo: Hình dưới đây là đồ thị dao động âm của một sóng âm trên màn hình dao động ký...

Bài 13. Độ to và độ cao của âm trang 39, 40, 41 SBT Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo: Hình dưới đây là đồ thị dao động âm của một sóng âm trên màn hình dao động ký...

Lời Giải 13.1, 13.2, 13.3, 13.4, 13.5, 13.6, 13.7, 13.8, 13.9, 13.10 bài 13. Độ to và độ cao của âm trang 39, 40, 41 SBT Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo. Hình dưới đây là đồ thị dao động âm của một sóng âm trên màn hình dao động ký. Độ dài của đoạn nào mô tả biên độ âm?...

Câu hỏi:

13.1

Hình dưới đây là đồ thị dao động âm của một sóng âm trên màn hình dao động ký. Độ dài của đoạn nào mô tả biên độ âm?

image

A. (1).

B. (2).

C. (3).

D. (4).

Lời giải chi tiết :

Ta có: Biên độ dao động là khoảng cách giữa đỉnh đồ thị và đường vẽ cắt ngang ở giữa đồ thị.

Chọn B.


Câu hỏi:

13.2

Một âm thoa thực hiện 512 dao động mỗi giây thì sóng âm do nó phát ra có tần số bao nhiêu?

A. 512 Hz.

B. 8,5 Hz.

C. 1024 Hz.

D. 256 Hz.

Hướng dẫn giải :

Biểu thức tính tần số dao động: \(f = \frac{n}{t}\)

+) f: tần số dao động của vật (Hz)

+) n: Số dao động của vật (dao động)

+) t: thời gian vật thực hiện dao động (s)

Lời giải chi tiết :

Tóm tắt:

n = 512 dao động

t = 1 s

f = ?

Lời giải:

Tần số dao động của vật là:

\(f = \frac{n}{t} = \frac{{512}}{1} = 512\)(Hz)

Chọn A.


Câu hỏi:

13.3

Khi điều chỉnh nút âm lượng (volume) trên loa là ta đang điều chỉnh đặc trưng nào của sóng âm phát ra?

A. Biên độ âm.

B. Tần số âm.

C. Tốc độ truyền âm.

D. Môi trường truyền âm.

Lời giải chi tiết :

Ta có: Âm nghe được càng to khi biên độ âm càng lớn. Âm nghe được càng nhỏ khi biên độ âm càng nhỏ.

Chọn A.


Câu hỏi:

13.4

Bằng cách điều chỉnh độ căng của dây đàn (lên dây), người nghệ sĩ guitar muốn thay đổi đặc trưng nào của sóng âm phát ra?

A. Độ to.

B. Độ cao.

C. Tốc độ lan truyền.

D. Biên độ.

Lời giải chi tiết :

Ta có: Khi chúng ta nghe, âm bổng được gọi là âm cao, âm trầm được gọi là âm thấp.

Chọn B.


Câu hỏi:

13.5

Điền từ/ cụm từ thích hợp vào chỗ trống.

a) Sóng âm được tạo ra bởi (1)… của nguồn âm.

b) Độ to của âm có liên hệ với (2)…

c) Độ cao của âm có liên hệ với (3)…

d) Vật dao động càng mạnh thì (4)… Càng lớn, và sóng âm nghe được có (5)… càng lớn.

e) nguồn âm dao động càng nhanh thì (6)… càng lớn phải sóng âm nghe được có (7)… càng lớn.

Lời giải chi tiết :

a) (1) dao động.

b) (2) biên độ âm.

c) (3) tần số âm.

d) (4) biên độ, (5) độ to.

e) (6) tần số, (7) độ cao.


Câu hỏi:

13.6

Cho bốn âm thoa có tần số dao động tương ứng như hình. Hãy sắp xếp các âm thoa này theo thứ tự âm nghe được từ trầm nhất đến bổng nhất.

image

Lời giải chi tiết :

Ta có: Âm có tần số càng nhỏ thì nghe âm càng trầm, âm có tần số càng cao thì nghe âm càng bổng.

Thứ tự âm thoa có âm nghe được từ trầm nhất đến bổng nhất là: 128 Hz, 256 Hz, 512 Hz, 1024 Hz.


Câu hỏi:

13.7

Hình dưới đây là đồ thị dao động âm của một sóng âm trên màn hình dao động ký. Dựa trên đồ thị này, hãy vẽ phác họa đồ thị dao động âm của một sóng âm có tần số gấp đôi và độ to nhỏ hơn so với sóng âm trên.

image

Lời giải chi tiết :

Đồ thị dao động âm của một sóng âm có tần số gấp đôi (có số đỉnh gấp đôi) và độ to nhỏ hơn so với sóng âm đã cho (độ cao của đỉnh thấp hơn).

image


Câu hỏi:

13.8

Hãy dùng một chiếc đũa và ba cái nắp vung (nắp nồi) được làm bằng cùng loại vật liệu nhưng có kích cỡ khác nhau để tạo ra âm thanh.

a) Lần lượt gõ vào nắp, đo và ghi lại đường kính nắp vào bảng sau.

Lần gõ

Đường kính nắp (cm)

1

2

3

b) Âm thanh phát ra từ nắp vung nào nghe bổng nhất?

c) Với một lực gõ như nhau, đặc trưng nào của sóng âm phát ra thay đổi theo mỗi lượt gõ?

Lời giải chi tiết :

a) Ta có:

Lần gõ

Đường kính nắp (cm)

1

12

2

16

3

18

b) Âm phát ra từ nắp vung có đường kính 18 cm nghe bổng nhất.

c) Với một lực gõ như nhau, độ cao của sóng âm phát ra thay đổi theo mỗi lượt gõ.


Câu hỏi:

13.9

a) Hãy làm một chiếc kèn ống hút theo hướng dẫn sau đây:

Bước 1: Chọn ba ống hút nhựa và cắt chúng thành ba đoạn ống có chiều dài khác nhau.

Bước 2: Ép dẹt đầu trên mỗi đoạn ống và cắt vát góc của chúng.

Bước 3: Dùng băng dính dán ba đoạn ống hút thành một dãy.

image

b) Thổi hơi xuống mỗi đoạn ống hút và lắng nghe âm thanh do chúng phát ra. Âm thanh phát ra từ đoạn ống nào nghe bổng nhất?

Lời giải chi tiết :

a) Học sinh làm theo hướng dẫn.

b) Đoạn ống hút ngắn nhất cho âm khi thổi nghe bổng nhất.


Câu hỏi:

13.10

Một người thổi sáng tạo ra hai âm với hai thao tác sau:

- Dùng các ngón tay bịt kín tất cả các lỗ từ 1 đến 6 (Hình a).

- Để hở tất cả các lỗ từ 1 đến 6 (Hình b).

Trong trường hợp nào âm thanh phát ra trầm hơn? Giải thích.

image

Lời giải chi tiết :

Khi bịt chặt cả 6 lỗ trên ống sáo (Hình a) thì cột không khí dao động trong ống dài hơn so với khi để hở cả 6 lỗ (Hình b), tần số âm nhỏ. Vì vậy, thao tác ở Hình a sẽ tạo ra âm trầm hơn.

Dụng cụ học tập

Chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, máy tính cầm tay, các dụng cụ thí nghiệm như kính hiển vi, ống nghiệm, hóa chất,...

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Sách Giáo Khoa: Chân trời sáng tạo

- CHÂN TRỜI SÁNG TẠO là bộ sách giáo khoa hiện đại.

- Bộ sách giáo khoa CHÂN TRỜI SÁNG TẠO sẽ truyền cảm hứng để giúp các em học sinh phát triển toàn diện về tư duy, phẩm chất và năng lực, giúp người học dễ dàng vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn cuộc sống; giải quyết một cách linh hoạt, hài hoà các vấn đề giữa cá nhân và cộng đồng; nhận biết các giá trị bản thân và năng lực nghề nghiệp mà còn nuôi dưỡng lòng tự hào, tình yêu tha thiết với quê hương đất nước, mong muốn được góp sức xây dựng non sông này tươi đẹp hơn.

Đọc sách

Có thể bạn chưa biêt?

Môn Khoa Học Tự Nhiên là môn gì? Đây là môn học được xây dựng và phát triển dựa trên nền tảng của các môn Vật Lí, Hóa Học, Sinh Học và Khoa học Trái Đất. Có thể hiểu một cách đơn giản hơn là gộp các môn: Vật Lí, Hóa Học và Sinh Học ở chương trình THCS vào làm một.

Nguồn : Gia sư đất việt

Lời chia sẻ Lớp 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, chúng ta đã dần quen với nhịp điệu học tập. Hãy tiếp tục nỗ lực và khám phá thêm những kiến thức mới mẻ!

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Loi Giai SGK