Trang chủ Lớp 7 Toán lớp 7 sách Chân trời sáng tạo CHƯƠNG 8: HÌNH HỌC PHẲNG. TAM GIÁC Các trường hợp bằng nhau của hai tam giác trang 49, 50, 51, 52, 53, 54 Toán 7 tập 2 CTST...

Các trường hợp bằng nhau của hai tam giác trang 49, 50, 51, 52, 53, 54 Toán 7 tập 2 CTST...

Giải mục 2 Các trường hợp bằng nhau của hai tam giác trang 49, 50, 51, 52, 53, 54 SGK Toán 7 tập 2 - Chân trời sáng tạo - Bài 2. Tam giác bằng nhau

HĐ 2

Cho tam giác ABC như trong Hình 6a. Lấy một tờ giấy, trên đó vẽ tam giác A’B’C’có ba cạnh bằng ba cạnh của tam giác ABC (A’B’= AB, A’C’= AC, B’C’= BC) theo các bước:

-Vẽ đoạn thẳng B’C’= BC

-Vẽ cung tròn tâm B’có bán kính bằng BA, vẽ cung trong tâm C’ có bán kính bằng CA.

-Hai cung tròn trên cắt nhau tại A’ (chỉ lấy một trong hai giao điểm của hai cung)

-Vẽ các đoạn thẳng B’A, C’A’, ta được tam giác A’B’C’ (Hình 6b)

Em hãy cắt rời tam giác A’B’C’ ra khỏi tờ giấy vừa vẽ và thử xem có thể đặt chồng khít tam giác A’B’C’ lên tam giác ABC hay không.

Theo em, hai tam giác ABC và A’B’C’ trong trường hợp này có bằng nhau hay không?

image

Hướng dẫn giải :

Vẽ hình và so sánh độ dài các cạnh các góc của 2 tam giác

Lời giải chi tiết :

Xét tam giác ABC và tam giác A’B’C’ có :

BC = B’C’ ( giả thiết )

B’A’ = BA

A’C’ = CA

Hai tam giác có thể đặt chồng khít lên nhau nên 2 tam giác bằng nhau

HĐ 3

Cho tam giác ABC như trong Hình 8a. Lấy một tờ giấy, trên đó vẽ tam giác A’B’C’có \(\widehat {B’} = \widehat B\), B’A’ = BA, B’C’ = BC theo các bước:

- Vẽ \(\widehat {xB’y} = \widehat {ABC}\)

- Trên tia B’x lấy đoạn B’A’= BA.

- Trên tia B’y lấy đoạn B’C’ = BC.

-Vẽ đoạn A’C’, ta được tam giác A’B’C’(Hình 8b)

Em hãy cắt rời tam giác A’B’C’ra khỏi tờ giấy vừa vẽ và thử xem có thể đặt chồng khít tam giác A’B’C’lên tam giác ABC hay không.

Theo em, hai tam giác ABC và A’B’C’ trong trường hợp này có bằng nhau hay không?

image

Hướng dẫn giải :

- Vẽ góc trước rồi vẽ 2 cạnh theo đề bài

- Cắt giấy theo hình vẽ được

- So sánh hai tam giác xem chúng bằng nhau hay không

Lời giải chi tiết :

Ta thấy 2 tam giác có thể chồng khít lên nhau nên 2 tam giác bằng nhau.

Chú ý: 2 tam giác bằng nhau khi có 2 cặp cạnh bằng nhau và góc xen giữa 2 cặp cạnh đó cũng bằng nhau .

HĐ 4

Cho tam giác ABC như trong Hình 10a. Lấy một tờ giấy, trên đó vẽ tam giác A’B’C’có B’C’ = BC, \(\widehat {B’} = \widehat B\), \(\widehat {C’} = \widehat C\)theo các bước:

-Vẽ đoạn thẳng B’C’ = BC.

-Ở về cùng một phía của tờ giấy đối với đường thẳng B’C’vẽ \(\widehat {C’B’x} = \widehat {CBA}\), và vẽ \(\widehat {B’C’y} = \widehat {BCA}\).

-Vẽ giao điểm A’của hai tia B’x và C’y, ta được tam giác A’B’C’ (Hình 10b).

Em hãy cắt rời tam giác A’B’C’ra khỏi tờ giấy vừa vẽ và thử xem có thể đặt chồng khít tam giác A’B’C’lên tam giác ABC hay không.

Theo em, hai tam giác ABC và A’B’C’ trong trường hợp này có bằng nhau hay không?

image

Hướng dẫn giải :

- Ta vẽ đoạn thẳng trước rồi từ 2 đầu đoạn thẳng lần lượt vẽ các góc theo số đo của tam giác ABC

- Sau khi cắt và chồng lên nhau sẽ thu được kết quả

Lời giải chi tiết :

Ta thấy 2 tam giác có thể chồng khít lên nhau nên 2 tam giác bằng nhau.

Từ đó ta suy ra 2 tam giác bằng nhau khi có 2 góc bằng nhau và cạnh xen giữa 2 góc đó cũng bằng nhau

Thực hành 2

Hãy chỉ ra các cặp tam giác bằng nhau trong Hình 13 và cho biết chúng bằng nhau theo trường hợp nào.

image

Hướng dẫn giải :

Dựa vào các trường hợp 2 tam giác bằng nhau c-c-c; c-g-c; g-c-g

Lời giải chi tiết :

a) Ta thấy tam giác MNQ = tam giác MPQ ( c-c-c )

b) Ta thấy tam giác GHK  = tam giác GIK ( c-g-c )

c) Ta thấy tam giác ADB = tam giác ACE ( g-c-g )

    Tam giác ADC = tam giác AEB ( g-c-g )

Thực hành 3

Hai tam giác trong mỗi hình bên (Hình 14a,b) có bằng nhau không? Vì sao?

image

Hướng dẫn giải :

Sử dụng các trường hợp bằng nhau của tam giác: c-c-c;   c-g-c; g-c-g

Lời giải chi tiết :

a) Xét \(\Delta{ABC}\) và \(\Delta{EDC}\), ta có:

AC = CE

\(\widehat {ACB}\)= \(\widehat {DCE}\) ( 2 góc đối đỉnh )

CB = CD

\(\Rightarrow \Delta{ABC}=\Delta{EDC}\) (c.g.c)

b) Ta thấy 2 tam giác ABC và BDE không bằng nhau vì

\(AC \ne BE;BC \ne BD;DE \ne AC\)

Vận dụng 2

Nêu thêm điều kiện để hai tam giác trong mỗi hình bên (Hình 15a,b) bằng nhau theo trường hợp cạnh – góc – cạnh.

image

Hướng dẫn giải :

Dựa vào trường hợp cạnh – góc – cạnh

Lời giải chi tiết :

a) Theo trường hợp cạnh – góc – cạnh ta cần AD = CD để 2 tam giác bằng nhau

b) Theo trường hợp cạnh – góc – cạnh ta cần KN = MN để 2 tam giác bằng nhau

Vận dụng 3

Cho \(\widehat {xOy}\). Vẽ cung tròn tâm O, cung này cắt Ox, Oy theo thứ tự tại M, N. Vẽ hai cung tròn tâm M và tâm N có cùng bán kính sao cho chúng cắt nhau tại điểm P nằm trong \(\widehat {xOy}\). Nối O với P (Hình 16). Hãy chứng minh rằng , từ đó suy ra OP là tia phân giác của \(\widehat {xOy}\).

image

Hướng dẫn giải :

- Ta chứng minh 2 tam giác bằng nhau bằng phương pháp cạnh – cạnh – cạnh

Lời giải chi tiết :

Vì M, N thuộc đường tròn tâm O có cùng bán kính nên OM = ON = bán kính cung tròn tâm O

Từ M, N vẽ 2 cung tròn có cùng bán kính và 2 đường tròn cắt nhau tại P

Suy ra P thuộc cả 2 cung tròn tâm M, N có cùng bán kính nên MP = NP

Xét tam giác OMP và tam giác ONP ta có :

OM = ON

OP cạnh chung

MP =  NP

\(\Rightarrow \Delta{OMP}=\Delta{ONP}\) ( c-c-c )

\( \Rightarrow \widehat {MOP} = \widehat {PON}\) (2 góc tương ứng)

Do đó, OP là phân giác \(\widehat {xOy}\)

Dụng cụ học tập

Để học tốt môn Toán, chúng ta cần có sách giáo khoa, vở bài tập, bút chì, bút mực, thước kẻ, compa, máy tính cầm tay và giấy nháp.

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Sách Giáo Khoa: Chân trời sáng tạo

- CHÂN TRỜI SÁNG TẠO là bộ sách giáo khoa hiện đại.

- Bộ sách giáo khoa CHÂN TRỜI SÁNG TẠO sẽ truyền cảm hứng để giúp các em học sinh phát triển toàn diện về tư duy, phẩm chất và năng lực, giúp người học dễ dàng vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn cuộc sống; giải quyết một cách linh hoạt, hài hoà các vấn đề giữa cá nhân và cộng đồng; nhận biết các giá trị bản thân và năng lực nghề nghiệp mà còn nuôi dưỡng lòng tự hào, tình yêu tha thiết với quê hương đất nước, mong muốn được góp sức xây dựng non sông này tươi đẹp hơn.

Đọc sách

Có thể bạn chưa biêt?

Toán học, được ví như "ngôn ngữ của vũ trụ", không chỉ là môn học về số và hình học. Đó là lĩnh vực nghiên cứu trừu tượng về các cấu trúc, không gian và phép biến đổi, góp phần quan trọng vào việc giải mã các hiện tượng tự nhiên và phát triển công nghệ.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Lời chia sẻ Lớp 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, chúng ta đã dần quen với nhịp điệu học tập. Hãy tiếp tục nỗ lực và khám phá thêm những kiến thức mới mẻ!

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Loi Giai SGK