Trang chủ Lớp 6 Mĩ thuật lớp 6 - Chân trời sáng tạo Bài 2: Họa tiết trống đồng Tìm hiểu nghệ thuật tạo hình trên trống đồng - trang 54 - Mĩ thuật 6 - Chân trời sáng tạo: Thông tin và cho biết: Nghệ thuật tạo hình trên trống đồng được thể...

Tìm hiểu nghệ thuật tạo hình trên trống đồng - trang 54 - Mĩ thuật 6 - Chân trời sáng tạo: Thông tin và cho biết: Nghệ thuật tạo hình trên trống đồng được thể...

Đọc và tổng hợp thông tin Hướng dẫn trả lời tìm hiểu nghệ thuật tạo hình trên trống đồng - trang 54 - SGK Mĩ thuật 6 - Chân trời sáng tạo. Đọc thông tin và cho biết: Nghệ thuật tạo hình trên trống đồng được thể hiện như thế nào?...

Đề bài :

Đọc thông tin và cho biết: Nghệ thuật tạo hình trên trống đồng được thể hiện như thế nào?

Trống đồng được coi là đỉnh cao của kĩ thuật chế tác kim loại thời kì Đồ đồng, cách đây khoảng 3000 - 4000 năm và là hiện vật tiêu biểu của thời kì này.

Họa tiết trang trí trên trống đồng rất phong phú và tinh tế, được thể hiện theo các nguyên lí trang trí như đối xứng, lặp lại, xen kẽ,... được đúc nổi theo những hình tòn đồng tâm bao quanh lấy ngôi sao nhiều cánh ở giữa mặt troosngm gợi về nguồn sáng của Mặt Trời.

Hình vẽ trên trống đồng được thể hiện đơn giản, chắt lọc, mang tính cách điệu bằng những đường kỉ hà (nét thẳng và nét cong...). Đối tượng thể hiện thường là các hoạt động của con người (hình người giã gạo, chèo thuyền, thổi kèn, vũ nữ, chiến binh) hay chim, thú, nhà, sóng nước,... phản ánh cuộc sống lao động, tín ngưỡng và vui chơi của các cư dân thời Hùng Vương.

Hướng dẫn giải :

Đọc và tổng hợp thông tin

Lời giải chi tiết :

- Nghệ thuật tạo hình trên trống đồng được thể hiện:

+ Trống đồng được coi là đỉnh cao của kỹ thuật chế tác kim loại thời kì đồ đồng, cách đây khoảng 3000 - 4000 năm và là hiện vật tiêu biểu của thời kì này.

+ Họa tiết trang trí trên trống đồng rất phong phú và tinh tế, được thể hiện theo các nguyên lý trang trí như đối xứng, lặp lại, xen kẽ,... Hình vẽ trên trống đồng được thể hiện đơn giản, chất lọc, mang tính cách điệu bằng những đường kỉ hà (nét thẳng và nét cong,...). Đối tượng thể hiện thường là các hoạt động của con người (hình người giã gạo, chèo thuyền, thổi khèn, vũ nữ, chiến binh) hay chim, thú, nhà, song nước,... phản ánh cuộc sống lao động, tín ngưỡng và vui chơi của các cư dân thời Hùng Vương.

Dụng cụ học tập

Chúng ta cần có sách giáo khoa, vở vẽ, bút chì, màu vẽ, cọ vẽ, giấy vẽ và các dụng cụ mỹ thuật khác để thực hiện các bài vẽ.

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Sách Giáo Khoa: Chân trời sáng tạo

- CHÂN TRỜI SÁNG TẠO là bộ sách giáo khoa hiện đại.

- Bộ sách giáo khoa CHÂN TRỜI SÁNG TẠO sẽ truyền cảm hứng để giúp các em học sinh phát triển toàn diện về tư duy, phẩm chất và năng lực, giúp người học dễ dàng vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn cuộc sống; giải quyết một cách linh hoạt, hài hoà các vấn đề giữa cá nhân và cộng đồng; nhận biết các giá trị bản thân và năng lực nghề nghiệp mà còn nuôi dưỡng lòng tự hào, tình yêu tha thiết với quê hương đất nước, mong muốn được góp sức xây dựng non sông này tươi đẹp hơn.

Đọc sách

Có thể bạn chưa biêt?

Mỹ thuật hiểu nôm na là "nghệ thuật của cái đẹp" ("mỹ",theo tiếng Hán-Việt, nghĩa là "đẹp"). Đây là từ dùng để chỉ các loại nghệ thuật tạo hình chủ yếu là: Hội họa, Đồ họa, Điêu khắc, Kiến trúc. Theo cách nhìn khác, từ "mỹ thuật" (đẹp + nghệ thuật), Mĩ thuật là một lĩnh vực văn hóa (vật thể) do con người tạo ra . Ví dụ: vẻ đẹp của một bức tranh, giá trị thẩm mỹ của một công trình kiến trúc.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Lời chia sẻ Lớp 6

Lớp 6 - Năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở, mọi thứ đều mới mẻ và đầy thách thức. Hãy tự tin làm quen với bạn bè mới và đón nhận những cơ hội học tập thú vị!

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Loi Giai SGK