Trang chủ Lớp 5 SGK Hoạt động trải nghiệm 5 - Chân trời sáng tạo Bản 1 Chủ đề 1. Em và trường tiểu học thân yêu Tuần 1 trang 5, 6, 7, 8 Hoạt động trải nghiệm 5 Chân trời sáng tạo Bản 1: Tham gia các hoạt động chào năm học mới Chia sẻ cảm xúc của em khi là học sinh lớp...

Tuần 1 trang 5, 6, 7, 8 Hoạt động trải nghiệm 5 Chân trời sáng tạo Bản 1: Tham gia các hoạt động chào năm học mới Chia sẻ cảm xúc của em khi là học sinh lớp...

Hướng dẫn giải SHDC; HĐ 1: CH 1, CH 2; HĐ 2: CH 1, CH 2, CH 3; SHL: CH 1, CH 2 Tuần 1 trang 5, 6, 7, 8 SGK Hoạt động trải nghiệm 5 Chân trời sáng tạo Bản 1. Tham gia các hoạt động chào năm học mới Chia sẻ cảm xúc của em khi là học sinh lớp

Câu hỏi:

Sinh hoạt dưới cờ (SHDC)

1. Tham gia các hoạt động chào năm học mới

2. Chia sẻ cảm xúc của em khi là học sinh lớp 5

Hướng dẫn giải :

HS liên hệ bản thân để hoàn thành bài tập trên. HS tham gia biểu diễn, cổ vũ các tiết mục văn nghệ chào mừng năm học mới và chia sẻ cảm xúc của em khi là học sinh lớp 5.

Lời giải chi tiết :

1. HS tích cực tham gia biểu diễn, cổ vũ các tiết mục văn nghệ (hát, nhảy dân vũ, múa, diễn kịch,..) của các khối lớp chào mừng năm học mới.

2. Chia sẻ cảm xúc của em:

Em cảm thấy rất vui khi mình đã là học sinh lớp 5, em thấy mình ngày càng trưởng thành và chững chạc hơn. Em rất háo hức nhưng cũng có phần lo lắng vì đây là năm cuối cấp, em sẽ cố gắng rèn luyện để đạt kết quả tốt nhất trong năm học này.


Câu hỏi:

Hoạt động 1 Câu hỏi 1

Chia sẻ về cảm xúc của em trong những ngày qua

image

Hướng dẫn giải :

HS liên hệ bản thân chia sẻ cảm xúc của bản thân trong 7 ngày qua (vui vẻ, buồn bã, tức giận, sợ hãi, lo lắng).

Lời giải chi tiết :

Cảm xúc

Ngày thứ nhất

Ngày thứ hai

Ngày thứ ba

Ngày thứ tư

Ngày thứ năm

Ngày thứ sáu

Ngày thứ bảy (hiện tại)

Vui vẻ

ü

ü

ü

ü

ü

ü

ü

Buồn bã

Tức giận

Sợ hãi

Lo lắng

ü

ü


Câu hỏi:

Hoạt động 1 Câu hỏi 2

Trao đổi về cảm xúc của em trong những ngày qua

- Cảm xúc em có nhiều nhất

- Cảm xúc em có ít nhất

- Cảm xúc ảnh hưởng đến cuộc sống của em

- Cảm xúc mà em cần kiểm soát

Hướng dẫn giải :

HS liên hệ bản thân trao đổi về cảm xúc của bản thân trong những ngày qua.

Lời giải chi tiết :

- Cảm xúc em có nhiều nhất: vui vẻ, tự hào

- Cảm xúc em có ít nhất: buồn bã, sợ hãi

- Cảm xúc ảnh hưởng đến cuộc sống của em: vui vẻ

- Cảm xúc mà em cần kiểm soát: tức giận


Câu hỏi:

Hoạt động 2 Câu hỏi 1

Trao đổi về những tình huống mà em không kiểm soát được cảm xúc.

Hướng dẫn giải :

- Tình huống khiến em không kiểm soát được cảm xúc

- Lời nói, việc làm của em và những người tham gia

- Hậu quả của việc em không kiểm soát được cảm xúc trong tình huống đó.

Lời giải chi tiết :

- Tình huống khiến em không kiểm soát được cảm xúc: khi em trai em làm rách quyển truyện tranh mà em yêu thích em đã rất tức giận.

- Lời nói, việc làm của em và những người tham gia: em mắng em trai mình rằng: “em chẳng được tích sự gì cả”, em trai em không nói gì chỉ cúi đầu.

- Hậu quả của việc em không kiểm soát được cảm xúc trong tình huống đó: em đã làm tổn thương em trai, em trai đã khóc rất nhiều và sợ em nên không chia sẻ mọi chuyện với em như mọi ngày nữa.


Câu hỏi:

Hoạt động 2 Câu hỏi 2

Chia sẻ về những tình huống mà em kiểm soát được cảm xúc

Hướng dẫn giải :

- Diễn biến của tình huống

- Lời nói việc làm của em và những người tham gia

- Kết quả của việc em kiểm soát được cảm xúc.

Lời giải chi tiết :

- Diễn biến của tình huống: Trang làm rách một trang sách của em

- Lời nói việc làm của em và những người tham gia: Trang đã nói với em: “Xin lỗi bạn! Thật sự tớ không cố ý”, em mỉm cười và đáp lại Trang: “Không sao! Bạn cho tớ mượn cuộn băng dính, tớ có thể gắn lại được”.

- Kết quả của việc em kiểm soát được cảm xúc: Trang cảm thấy nhẹ lòng hơn, em và bạn có thể trò chuyện vui vẻ với nhau.


Câu hỏi:

Hoạt động 2 Câu hỏi 3

Tự đánh giá khả năng kiểm soát cảm xúc của em.

Hướng dẫn giải :

- Kiểm soát được cảm xúc: Thường xuyên/ Thi thoảng/ Hiếm khi.

- Không kiểm soát được cảm xúc: Thường xuyên/ Thi thoảng/ Hiếm khi.

Lời giải chi tiết :

- Kiểm soát được cảm xúc: Thường xuyên

- Không kiểm soát được cảm xúc: Thi thoảng


Câu hỏi:

Sinh hoạt lớp (SHL) Câu hỏi 1

Thảo luận về chủ đề năm học của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.

Hướng dẫn giải :

- Thiếu nhi Việt Nam chăm ngoan học tốt, tiếp bước cha anh.

- Thiếu nhi Việt Nam học tập tốt rèn luyện chăm.

- ...

Lời giải chi tiết :

- Thiếu nhi Việt Nam chăm ngoan học tốt, tiếp bước cha anh.

- Thiếu nhi Việt Nam học tập tốt rèn luyện chăm.

- Thiếu nhi Việt Nam làm nghìn việc tốt, tiến bước lên Đoàn


Câu hỏi:

Sinh hoạt lớp (SHL) Câu hỏi 2

Đăng kí học tập, làm theo các chương trình rèn luyện củaĐội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.

Hướng dẫn giải :

- Xây dựng tình bạn đẹp

- Đọc và làm theo báo Đội

- Tham gia và tuyên truyền giao thông an toàn

- Chi đội 3 tốt

- ...

Lời giải chi tiết :

- Xây dựng tình bạn đẹp

- Đọc và làm theo báo Đội

- Tham gia và tuyên truyền giao thông an toàn

- Chi đội 3 tốt

- Kính yêu Bác Hồ và hiểu biết truyền thống.

- Rèn luyện đạo đức, nếp sống và hiểu biết pháp luật.

- Thi đua học tập, tìm hiểu khoa học.

- Rèn luyện sức khỏe và kỹ năng.

- Yêu Sao, yêu Đội, tiến bước lên Đoàn.

Dụng cụ học tập

Môn này chúng ta cần vở ghi chép, bút mực, và có thể là các dụng cụ tham gia các hoạt động trải nghiệm như găng tay, mũ bảo hiểm,...

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Sách Giáo Khoa: Chân trời sáng tạo

- CHÂN TRỜI SÁNG TẠO là bộ sách giáo khoa hiện đại.

- Bộ sách giáo khoa CHÂN TRỜI SÁNG TẠO sẽ truyền cảm hứng để giúp các em học sinh phát triển toàn diện về tư duy, phẩm chất và năng lực, giúp người học dễ dàng vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn cuộc sống; giải quyết một cách linh hoạt, hài hoà các vấn đề giữa cá nhân và cộng đồng; nhận biết các giá trị bản thân và năng lực nghề nghiệp mà còn nuôi dưỡng lòng tự hào, tình yêu tha thiết với quê hương đất nước, mong muốn được góp sức xây dựng non sông này tươi đẹp hơn.

Đọc sách

Có thể bạn chưa biêt?

Hoạt động trải nghiệm và Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp là hoạt động giáo dục do nhà giáo dục định hướng, thiết kế và hướng dẫn thực hiện, tạo cơ hội cho học sinh tiếp cận thực tế, thể nghiệm các cảm xúc tích cực, khai thác những kinh nghiệm đã có và huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng của các môn học để thực hiện những nhiệm vụ được giao

Nguồn : Thư viện pháp luật

Lời chia sẻ Lớp 5

Lớp 5 - Năm cuối cấp tiểu học, nhiều kỷ niệm với thầy cô, bạn bè sẽ trở thành hành trang quý báu. Hãy cố gắng hết mình trong học tập và chuẩn bị tốt cho những thử thách mới!

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Loi Giai SGK