Trang chủ Lớp 12 SGK Lịch sử 12 - Kết nối tri thức Chủ đề 2: ASEAN: Những chặng đường lịch sử Tóm tắt nét chính về ý tưởng, mục tiêu và kế hoạch xây dựng Cộng đồng ASEAN. Ý tưởng: + Khởi nguồn từ khi ASEAN thành lập...

Tóm tắt nét chính về ý tưởng, mục tiêu và kế hoạch xây dựng Cộng đồng ASEAN. Ý tưởng: + Khởi nguồn từ khi ASEAN thành lập...

Kết hợp các kiến thức đã học và đọc các thông tin trong sách để trả lời câu hỏi Giải chi tiết Luyện tập 1 - Bài 5: Cộng đồng ASEAN: Từ ý tưởng đến hiện thực.

Tóm tắt nét chính về ý tưởng, mục tiêu và kế hoạch xây dựng Cộng đồng ASEAN.

Phương pháp giải :

Kết hợp các kiến thức đã học và đọc các thông tin trong sách để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

- Ý tưởng:

+ Khởi nguồn từ khi ASEAN thành lập. Tuyên bố Băng Cốc (1967) đã nêu ra mục tiêu xây dựng một cộng đồng thịnh vượng và hoà bình ở Đông Nam Á.

+ Sau 30 năm phát triển và mở rộng, ASEAN chính thức khẳng định ý tưởng thành lập Cộng đồng ASEAN tại Hội nghị cấp cao ASEAN không chính thức được tổ chức tại Ma-lai-xi-a (1997).

+ Với ý tưởng xây dựng Cộng đồng ASEAN, hợp tác về kinh tế, chính trị - an ninh, văn hoá – xã hội giữa các nước thành viên sẽ được phát triển lên một nấc thang mới, đáp ứng nguyện vọng của các quốc gia thành viên về một khu vực Đông Nam Á gắn kết, hữu nghị và hợp tác.

- Mục tiêu:

Mục tiêu xây dựng Cộng đồng ASEAN là đưa ASEAN trở thành một cộng đồng với ba trụ cột có mức độ liên kết sâu rộng hơn, ràng buộc hơn trên cơ sở pháp lý là Hiến chương ASEAN, đồng thời mở rộng hợp tác với bên ngoài.

- Kế hoạch xây dựng:

+ Để thực hiện mục tiêu xây dựng Cộng đồng ASEAN, các nước thành viên đã thông qua kế hoạch triển khai cụ thể trên ba trụ cột: chính trị - an ninh, kinh tế, văn hoá - xã hội.

+ Về quan hệ đối ngoại, ASEAN tăng cường thực hiện các biện pháp mở rộng quan hệ hợp tác với bên ngoài, thông qua cơ chế hợp tác khu vực do ASEAN giữ vai trò chủ đạo.

+ Sau sáu năm thực hiện, đến năm 2015, ASEAN đã hoàn thành về cơ bản việc triển khai các kế hoạch xây dựng cộng đồng. Trên cơ sở đó, ngày 22-11-2015, các nhà lãnh đạo ASEAN đã kí Tuyên bố Cu-a-la Lăm-po chính thức thành lập Cộng đồng ASEAN kế từ ngày 31-12-2015.

Dụng cụ học tập

Học Lịch sử cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì và các tài liệu tham khảo về sự kiện, nhân vật lịch sử.

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Sách Giáo Khoa: Kết nối tri thức với cuộc sống

- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).

Đọc sách

Có thể bạn chưa biêt?

Lịch sử là môn học giúp ta nhìn lại quá khứ, hiểu rõ hơn về những sự kiện và con người đã góp phần hình thành thế giới hiện tại. Học lịch sử là cách chúng ta rút ra bài học từ những thăng trầm để hướng tới một tương lai tốt đẹp hơn.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Lời chia sẻ Lớp 12

Lớp 12 - Năm cuối của thời học sinh, với nhiều kỳ vọng và áp lực. Đừng quá lo lắng, hãy tự tin và cố gắng hết sức mình. Thành công sẽ đến với những ai nỗ lực không ngừng!

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Loi Giai SGK