Trang chủ Lớp 12 Soạn văn 12 Kết nối tri thức Bài 3: Lập luận trong văn bản nghị luận Chỉ ra các luận điểm thể hiện quan niệm của tác giả về thơ, phân tích cách triển khai một luận điểm tiêu biểu. Đọc kĩ tác phẩm...

Chỉ ra các luận điểm thể hiện quan niệm của tác giả về thơ, phân tích cách triển khai một luận điểm tiêu biểu. Đọc kĩ tác phẩm...

Đọc kĩ tác phẩm, chú ý các luận điểm và cách lập luận của tác giả. Gợi ý giải Câu hỏi 3 Sau khi đọc trang 77 SGK Văn 12 Kết nối tri thức - Mấy ý nghĩ về thơ (Nguyễn Đình Thi)

Trả lời Câu hỏi 3 Sau khi đọc trang 77 SGK Văn 12 Kết nối tri thức

Chỉ ra các luận điểm thể hiện quan niệm của tác giả về thơ, phân tích cách triển khai một luận điểm tiêu biểu.

Hướng dẫn giải :

Đọc kĩ tác phẩm, chú ý các luận điểm và cách lập luận của tác giả, vận dụng khả năng phân tích.

Lời giải chi tiết :

Cách 1

- Các luận điểm thể hiện quan niệm của tác giả về thơ:

+ Từ trước đến nay đã có nhiều định nghĩa về thơ, nhưng lời định nghĩa nào cũng vẫn không đủ.

+ Đầu mối của thơ có lẽ ta đi tìm bên trong tâm hồn con người chăng?

+ Nói đến hình ảnh trong thơ, Thơ là tiếng nói đầu tiên, tiếng nói thứ nhất của tâm hồn khi đụng chạm với cuộc sống.

+ Chữ và tiếng trong thơ phải còn có giá trị khác, ngoài giá trị ý niệm.

+ Cuối cùng, tôi muốn nói tới vấn đề thơ tự do, thơ không vần. Theo tôi, những luật lệ của thơ, từ âm điệu, đến vần, đều là những võ khí rất mạnh trong tay người làm thơ.

Phân tích một luận điểm tiêu biểu:

Luận điểm: Nói đến hình ảnh trong thơ. Thơ là tiếng nói đầu tiên, tiếng nói thứ nhất của tâm hồn con người.

1.Giải thích

Tác giả giải thích: : Nói đến hình ảnh trong thơ. Thơ là tiếng nói đầu tiên, tiếng nói thứ nhất của tâm hồn khi đụng chạm với cuộc sống. Tóe lên ở những nơi giao nhau của tâm hồn với ngoại vật, trước hết là những cảm xúc. Cảm xúc là phần thịt xương hơn cả của đời sống tâm hồn.

2.:

- Thơ phải có tư tưởng, có ý thức, vì bất cứ cảm xúc, tình tự nào của con người cũng dính liền với sự suy nghĩ.

- Thơ không nói bằng ý niệm thuần túy.

- Người làm thơ bắt chợt trong lòng mình một ý nghĩ hay tình cảm, dù thành thực và sâu sắc, cũng không vội dừng lại, đem những tiếng có vần điệu chăng lưới bắt lấy ý nghĩ hay tình cảm ấy.

- Những hình ảnh còn tươi nguyên, mà nhà thơ tìm thấy, bao giờ cũng mới mẻ, đột ngột lạ lùng.

3. Chứng minh:

Tác giả đưa ra dẫn chứng là những câu thơ hay, những quan niệm thể hiện tiếng nói của tâm hồn con người.

- Trên trời có đám mây xanh/ Ở giữa mây trắng, xung quanh mây vàng/ Ước gì anh lấy được nàng.

- Mượn câu nói của một nhà văn Pháp, nhà thơ bao giờ cũng là ngôi thứ nhất. Nhưng những hình ảnh mới lạ ấy đều có trong đời thực, chúng ta đều thấy.

Cách 2:

Luân điểm thể hiện quan niệm của tác giả về thơ: “Thơ phải có tư tưởng, có ý thức, vì bất cứ cảm xúc, tình tự nào của con người cũng dính liền với sự suy nghĩ.”

Cách 3:

Các luận điểm thể hiện quan niệm của tác giả về thơ:

+ Từ trước đến nay đã có nhiều định nghĩa về thơ, nhưng lời định nghĩa nào cũng vẫn không đủ.

+ Đầu mối của thơ có lẽ ta đi tìm bên trong tâm hồn con người chăng?

+ Nói đến hình ảnh trong thơ, Thơ là tiếng nói đầu tiên, tiếng nói thứ nhất của tâm hồn khi đụng chạm với cuộc sống.

+ Chữ và tiếng trong thơ phải còn có giá trị khác, ngoài giá trị ý niệm.

+ Cuối cùng, tôi muốn nói tới vấn đề thơ tự do, thơ không vần. Theo tôi, những luật lệ của thơ, từ âm điệu, đến vần, đều là những võ khí rất mạnh trong tay người làm thơ.

Phân tích một luận điểm tiêu biểu: “Nói đến hình ảnh trong thơ, Thơ là tiếng nói đầu tiên, tiếng nói thứ nhất của tâm hồn khi đụng chạm với cuộc sống.”

Câu nói của nhà thơ Nguyễn Đình Thi đã khẳng định vai trò quan trọng của hình ảnh trong thơ ca và nhấn mạnh bản chất sâu sắc của thơ như tiếng nói của tâm hồn con người. Hình ảnh là những bức tranh sinh động được tạo ra bằng ngôn ngữ, giúp người đọc hình dung được những gì nhà thơ muốn miêu tả. Hình ảnh thơ có thể là cụ thể, sinh động hoặc trừu tượng, mang tính biểu tượng. Nhờ có hình ảnh, thơ ca trở nên hấp dẫn, sinh động và có sức truyền cảm hơn.

Thơ ca không chỉ là những câu chữ được sắp xếp theo một quy luật nhất định, mà còn là tiếng nói của tâm hồn con người. Khi tiếp xúc với cuộc sống, những cảm xúc, suy nghĩ của con người được khơi gợi và muốn được thể hiện ra ngoài. Thơ ca là một phương tiện để con người bày tỏ những cảm xúc ấy một cách trực tiếp và sinh động nhất. So với những phương tiện thể hiện khác như văn xuôi, hội họa, âm nhạc, thơ ca có khả năng thể hiện trực tiếp và nhanh chóng nhất những rung động của tâm hồn con người. Khi những cảm xúc dâng trào, con người thường tìm đến thơ ca để bộc lộ những gì mình đang cảm nhận. Thơ ca là tiếng nói đầu tiên, tiếng nói chân thực và mộc mạc nhất của tâm hồn con người.

Thơ ca không phải là những sản phẩm được tạo ra một cách ngẫu nhiên, mà nó xuất phát từ chính cuộc sống. Cuộc sống với muôn vàn vẻ đẹp, với những cung bậc cảm xúc khác nhau là nguồn cảm hứng bất tận cho thơ ca. Khi tiếp xúc với cuộc sống, nhà thơ cảm nhận, suy ngẫm và tìm cách thể hiện những cảm xúc ấy qua thơ ca. Câu nói của Nguyễn Đình Thi đã khẳng định giá trị và vai trò quan trọng của thơ ca trong đời sống tinh thần của con người. Thơ ca là tiếng nói của tâm hồn, là phương tiện để con người bày tỏ những cảm xúc, suy nghĩ và thể hiện cái nhìn của mình về cuộc sống.

Dụng cụ học tập

Học Văn cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, sách tham khảo về các tác phẩm văn học và từ điển.

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Sách Giáo Khoa: Kết nối tri thức với cuộc sống

- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).

Đọc sách

Có thể bạn chưa biêt?

Ngữ văn là môn học khai phá vẻ đẹp của ngôn ngữ và văn học, giúp chúng ta hiểu sâu sắc hơn về văn hóa, lịch sử và tâm hồn con người qua từng tác phẩm văn chương và các hiện tượng ngôn ngữ học.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Lời chia sẻ Lớp 12

Lớp 12 - Năm cuối của thời học sinh, với nhiều kỳ vọng và áp lực. Đừng quá lo lắng, hãy tự tin và cố gắng hết sức mình. Thành công sẽ đến với những ai nỗ lực không ngừng!

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Loi Giai SGK