Trang chủ Lớp 11 SBT Văn 11 - Kết nối tri thức Bài 6: Nguyễn Du - những điều trông thấy mà đau đớn lòng Bài tập 5 trang 5 SBT Văn 11 tập 2 - Kết nối tri thức: Trong các từ ngữ có chứa yếu tố “thành” sau đây...

Bài tập 5 trang 5 SBT Văn 11 tập 2 - Kết nối tri thức: Trong các từ ngữ có chứa yếu tố “thành” sau đây...

Gợi nhớ kiến thức về nghĩa của từ, tìm ra ngắn gọn nghĩa của yếu tố “thành”. Trả lời Câu 1, 2, 3, 4, 5, 6 - Bài 5 trang 5 sách bài tập Ngữ văn 11 tập 2 - Kết nối tri thức - Đọc và thực hành Tiếng Việt - Bài 6. Đọc lại bốn câu thơ đầu (phiên âm và bản dịch) văn bản Độc Tiểu Thanh kí trong SGK Ngữ văn 11, tập hai (tr. 17 – 19) và trả lời câu hỏi hoặc thực hiện các yêu cầu...Trong các từ ngữ có chứa yếu tố “thành” sau đây

Đọc lại bốn câu thơ đầu (phiên âm và bản dịch) văn bản Độc Tiểu Thanh kí trong SGK Ngữ văn 11, tập hai (tr. 17 – 19) và trả lời câu hỏi hoặc thực hiện các yêu cầu:

Câu hỏi:

Câu 1

Trong các từ ngữ có chứa yếu tố “thành” sau đây, yếu tố “thành” trong từ ngữ nào có cùng nghĩa với từ “thành” trong câu thơ thứ nhất? Hãy nêu ngắn gọn nghĩa của yếu tố “thành” xuất hiện trong các từ ngữ.

A. trưởng thành

B. thành tố

C. thành thực

D. thành trì

Hướng dẫn giải :

Gợi nhớ kiến thức về nghĩa của từ, tìm ra ngắn gọn nghĩa của yếu tố “thành”.

Lời giải chi tiết :

Đáp án A: Trưởng thành.


Câu hỏi:

Câu 2

Chọn phương án đúng nhất thể hiện cách hiểu của dịch giả Vũ Tam Tập về câu thơ thứ hai trong bản dịch 1 (SGK Ngữ văn 11, tập hai, tr. 18). Nêu nhận xét ngắn gọn về cách hiểu của dịch giả.

A. Cụm từ “nhất chỉ thư” trong nguyên văn có nghĩa là một tập sách mỏng.

B. Tiểu Thanh khóc thương vì tập thơ của mình bị đốt mất.

C. Nguyễn Du đề thơ trên mảnh giấy cũ nát để viếng Tiểu Thanh

D. Từ “thổn thức” thể hiện được tâm trạng xót thương của nhà thơ.

Hướng dẫn giải :

Đọc kĩ lại phần dịch giả Vũ Tam Tập về câu thơ thứ 2 để nhận xét ngắn gọn về cách hiểu.

Lời giải chi tiết :

Đáp án: Từ “thổn thức” thể hiện được tâm trạng xót thương của nhà thơ.


Câu hỏi:

Câu 3

Tra từ điển và giải thích nghĩa của từ “độc” được tác giả sử dụng trong câu thơ thứ hai. Theo bạn, nếu thay từ “độc” trong câu thơ này bằng các từ gần nghĩa như “đơn” (lẻ, một mình, chỉ có một); “duy” (chỉ có, duy nhất); “nhất” (một thứ nhất);... thì ý thơ sẽ thay đổi như thế nào?

Hướng dẫn giải :

Dựa vào hiểu biết và tra từ điển để giải thích nghĩa và thay bằng một số từ khác để nhận xét về ý thơ sẽ thay đổi như thế nào.

Lời giải chi tiết :

- Từ “độc” có các nét nghĩa chính sau đây: chỉ có một mình, lẻ loi (như: độc tấu, đơn độc,...); riêng biệt, duy nhất (như: độc đáo, độc quyền, độc tôn,...).

- Từ “độc” trong câu thơ có nét nghĩa nhấn mạnh (thân phận) cô đơn, (tâm trạng) cô quạnh.

- Nếu thay từ “độc” trong câu thơ này bằng các từ gần nghĩa như “đơn” (lẻ, một mình, chỉ có một); “duy” (chỉ có, duy nhất); “nhất” (một, thứ nhất);... thì nghĩa của ý thơ sẽ thay đổi. Các từ “đơn”, “nhất” thiên về chỉ sự tồn tại, biểu thị số lượng, nhấn mạnh ý “một người khóc. Trong khi đó, từ “độc” thiên về chỉ tâm thế, tâm trạng, thân phận: riêng một mình khóc, khóc trong sự lẻ loi, nhấn mạnh nỗi niềm – sự tri âm riêng của người “đồng bệnh tương lân


Câu hỏi:

Câu 4

Chỉ ra biểu hiện của biện pháp tu từ đối (đối về thanh điệu, từ loại, cấu trúc ngữ pháp) trong hai câu thực.

Hướng dẫn giải :

Gợi nhớ kiến thức về biện pháp tu từ đối để chỉ ra biểu hiện của biện pháp tu từ đối.

Lời giải chi tiết :

- Về thanh điệu: “Đòn cân thanh điệu” ở mỗi câu đúng công thức: thanh điệu chữ thứ hai và chữ thứ sáu giống nhau và ngược với thanh điệu chữ thứ tư. Còn mô hình “đòn cân thanh điệu” câu dưới ngược với mô hình “đòn cân thanh điệu” của câu trên, đúng công thức.

- Về từ loại: Hai danh từ đối nhau (chi phấn – văn chương); hai cụm từ biểu thị tồn tại đối nhau (hữu thần – vô mệnh); hai cụm động từ đối nhau (liên tử hậu - luy phần dư). Từ loại đảm bảo hình thức tương ứng, từ loại nào đối với từ loại ấy.

- Về cấu trúc ngữ pháp:

Đây là hai câu có cùng cấu trúc ngữ pháp. Việc chỉ ra biểu hiện đối về cấu trúc ngữ pháp cần căn cứ vào cách lý giải khác nhau về nghĩa của câu. Theo cách hiểu (thông qua bản dịch nghĩa trong SGK Ngữ văn 11, tập hai, tr. 17 – 18), cả hai câu cùng có cấu trúc chủ ngữ – vị ngữ (sắc đẹp... xót xa../ văn chương... chịu luy...).


Câu hỏi:

Câu 5

Có ý kiến cho rằng: Trong hai câu thực, tác giả đề cập đến số phận chung của “son phấn” và “văn chương”. Hãy nêu quan điểm của bạn về ý kiến trên.

Hướng dẫn giải :

Đọc kĩ ý kiến để nêu ra quan điểm của bản thân về ý kiến.

Lời giải chi tiết :

- Từ nhận diện về mô hình đối (về từ loại và cấu trúc ngữ pháp) đã đề cập trong câu 4 ở trên, dễ dàng nhận thấy quan hệ nghĩa của hai câu thực là tương đồng. Vì thế nghĩa của hai câu có mối quan hệ “đối tương thành” (mỗi câu đều biểu đạt về cùng một nội dung như nhau để tổng hợp thành một ý mang tính chất khái quát).

- Câu trên: sắc đẹp (hữu thể, hữu hình) phải xót xa về những việc xảy ra sau khi chết (tinh thần); câu dưới: văn chương (tâm hồn, vô hình) phải chịu khổ luỵ bị đốt (nỗi đau thể xác). Cả hai câu thực đều khái quát hoá bi kịch chung của sắc (son phấn) và tài (văn chương).


Câu hỏi:

Câu 6

Hãy khái quát nội dung của bốn câu thơ đầu.

Hướng dẫn giải :

Đọc kĩ lại bốn câu thơ đầu để khái quát nội dung.

Lời giải chi tiết :

- Hai câu đầu: miêu tả khung cảnh đổ nát trong thực tại của cảnh đẹp vốn huy hoàng trong quá khứ; tâm trạng cô đơn, hoài niệm của nhà thơ khi “đối diện” trong tâm tưởng với số phận của con người và cái đẹp.

- Hai câu sau: đặc tả thân phận bi kịch của vẻ đẹp hồng nhan và số phận đau thương của tài tử văn chương.

→ Nội dung của bốn câu thơ đầu: triết lý “hồng nhan bạc mệnh”, “tài tử đa cùng và nỗi bi hoài về thế thái nhân tình.

Dụng cụ học tập

Học Văn cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, sách tham khảo về các tác phẩm văn học và từ điển.

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Sách Giáo Khoa: Kết nối tri thức với cuộc sống

- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).

Đọc sách

Có thể bạn chưa biêt?

Ngữ văn là môn học khai phá vẻ đẹp của ngôn ngữ và văn học, giúp chúng ta hiểu sâu sắc hơn về văn hóa, lịch sử và tâm hồn con người qua từng tác phẩm văn chương và các hiện tượng ngôn ngữ học.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Lời chia sẻ Lớp 11

Lớp 11 - Năm học quan trọng, bắt đầu hướng đến những mục tiêu sau này. Hãy học tập chăm chỉ và tìm ra đam mê của mình để có những lựa chọn đúng đắn cho tương lai!'

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Loi Giai SGK