Trang chủ Lớp 11 SBT Văn 11 - Kết nối tri thức Bài 3: Cấu trúc của văn bản nghị luận Bài tập 2 trang 15 SBT Văn 11 - Kết nối tri thức: Theo bạn, những thông tin nào về bối cảnh ra đời của văn bản Tôi có một ước mơ được nêu trong SGK cần đặc...

Bài tập 2 trang 15 SBT Văn 11 - Kết nối tri thức: Theo bạn, những thông tin nào về bối cảnh ra đời của văn bản Tôi có một ước mơ được nêu trong SGK cần đặc...

Đọc kĩ phần chú thích ở cuối văn bản về tác giả và tác phẩm để đưa ra được những thông tin cần chú ý. Soạn văn Câu 1, 2, 3, 4, 5 - Bài 2 trang 15 sách bài tập Ngữ văn 11 - Kết nối tri thức - Đọc và thực hành Tiếng Việt - Bài 3. Đọc lại văn bản Tôi có một ước mơ trong SGK Ngữ văn 11, tập một (tr...Theo bạn, những thông tin nào về bối cảnh ra đời của văn bản Tôi có một ước mơ được nêu trong SGK cần đặc

Đọc lại văn bản Tôi có một ước mơ trong SGK Ngữ văn 11, tập một (tr.79 - 83) và trả lời các câu hỏi:

Câu hỏi:

Câu 1

Theo bạn, những thông tin nào về bối cảnh ra đời của văn bản Tôi có một ước mơ được nêu trong SGK cần đặc biệt chú ý?

Hướng dẫn giải :

Đọc kĩ phần chú thích ở cuối văn bản về tác giả và tác phẩm để đưa ra được những thông tin cần chú ý.

Lời giải chi tiết :

Bối cảnh ra đời: Tôi có một ước mơ là nhan đề bài diễn văn nổi tiếng nhất của Mác-tin Lu-thơ Kinh, được ông phát biểu trên bậc thềm của đài tưởng niệm Tổng thống Lin-côn trong cuộc tuần hành ủng hộ phong trào đòi quyền công dân diễn ra vào ngày 28/08/1963.


Câu hỏi:

Câu 2

Trong văn bản, tác giả đã dẫn ra các văn kiện lịch sử nổi tiếng nước Mỹ. Đó là những văn kiện nào? Việc dẫn ra những văn kiện đó có ý nghĩa gì trong việc thể hiện quan điểm của tác giả?

Hướng dẫn giải :

Đọc kĩ văn bản, chỉ ra những văn kiện lịch sử nổi tiếng. Từ đó rút ra ý nghĩa của việc trích dẫn trong việc thể hiện quan điểm.

Lời giải chi tiết :

- Tác giả đã dẫn các văn kiện lịch sử là:

+ Tuyên ngôn giải phóng nô lệ.

+ Tuyên ngôn độc lập.

- Việc dẫn ra các văn kiện lịch sử nổi tiếng đó thể hiện ý nghĩa:

+ Thể hiện sự tôn trọng sắc lệnh của Mỹ.

+ Dùng cách lập luận gậy ông đập lưng ông để đấu tranh cho tự do của những người da đen.

+ Thể hiện khát vọng tự do, bình đẳng của những người da đen.


Câu hỏi:

Câu 3

Phân tích những bằng chứng được tác giả nêu ra khi nói về hiện thực cuộc sống của những người da đen.

Hướng dẫn giải :

Đọc kĩ văn bản, đưa ra bằng chứng về hiện thực cuộc sống của những người da đen.

Lời giải chi tiết :

- Những bằng chứng:

+ Người da đen vẫn bị thít chặt trong gông cùm của luật cách li và xiềng xích của óc kì thị, vẫn phải sống trong một hoang đảo nghèo đói giữa đại dương bao la của sự phồn thịnh vật chất và vẫn phải sống mòn trong những góc khuất của xã hội Mỹ, thấy mình chỉ là kẻ lưu vong ngay trên quê hương mình.

+ Người da đen vẫn còn là những nạn nhân câm lặng của vấn nạn bạo lực từ cảnh sát.

+ Con cái người da đen bị tước đoạt nhân phẩm và lòng tự trọng bởi những tấm biển đề "Chỉ dành cho người da trắng”.

+ Người da đen ở Mi-xi-xi-pi không có quyền bầu cử, người da đen ở Niu Oóc tin rằng đi bầu cũng chẳng để làm gì…


Câu hỏi:

Câu 4

Bài diễn văn Tôi có một ước mơ có sức lay động đối với người nghe, người đọc. Yếu tố nổi bật nào trong cách biểu đạt niềm tin và ước mơ của tác giả làm nên sức lay động ấy?

Hướng dẫn giải :

Đọc kĩ lại tác phẩm để rút ra yếu tố nổi bật tạo nên sức lay động.

Lời giải chi tiết :

- Tạo lập văn bản nghị luận gồm nhiều thành tố: luận đề, luận điểm, lý lẽ, bằng chứng,…. Các thành tố này phải được tổ chức thành một chỉnh thể, có quan hệ chặt chẽ với nhau, thuyết phục người đọc.

- Biết vận dụng kết hợp đa dạng các phương thức biểu đạt và biện pháp tu từ.

→ Từ đó tạo nên sức lay động cho tác phẩm tới rất nhiều người.


Câu hỏi:

Câu 5

Bài hùng biện mang đến nhiều thông điệp có ý nghĩa. Bạn rút ra thông điệp gì cho bản thân?

Hướng dẫn giải :

Đọc kĩ lại toàn bộ tác phẩm, xác định ý nghĩa và đưa ra thông điệp có ý nghĩa với bản thân.

Lời giải chi tiết :

Thông điệp về ước mơ được sống bình đẳng, tự do của người da đen nói riêng và của toàn thể xã hội nói chung. Mỗi một quốc gia hay bất cứ đâu trên thế giới con người đều mưu cầu sự tự do. Sống được tự do mới là sống, có tự do con người mới có thể phát triển bản thân, làm những thứ mình thích, cống hiến những điều tốt đẹp cho xã hội. Nếu không có tự do, con người sẽ không có được hạnh phúc, sẽ phải sống trong nỗi thống khổ của cảnh bị đàn áp, áp bức, cuộc sống sẽ chìm trong lầm than, đau khổ. Tự do trong bất cứ thời đại nào, ở bất cứ quốc gia nào cũng đều rất quan trọng và là mơ ước của bao người. Hãy trân trọng sự tự do mình đang có và nỗ lực nhiều hơn nữa để cống hiến cho xã hội những điều tốt đẹp hơn.

Dụng cụ học tập

Học Văn cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, sách tham khảo về các tác phẩm văn học và từ điển.

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Sách Giáo Khoa: Kết nối tri thức với cuộc sống

- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).

Đọc sách

Có thể bạn chưa biêt?

Ngữ văn là môn học khai phá vẻ đẹp của ngôn ngữ và văn học, giúp chúng ta hiểu sâu sắc hơn về văn hóa, lịch sử và tâm hồn con người qua từng tác phẩm văn chương và các hiện tượng ngôn ngữ học.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Lời chia sẻ Lớp 11

Lớp 11 - Năm học quan trọng, bắt đầu hướng đến những mục tiêu sau này. Hãy học tập chăm chỉ và tìm ra đam mê của mình để có những lựa chọn đúng đắn cho tương lai!'

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Loi Giai SGK