Trang chủ Lớp 11 SGK Lịch sử 11 - Kết nối tri thức Chủ đề 3. Quá trình giành độc lập dân tộc của các quốc gia Đông Nam Á Tìm hiểu và nêu ví dụ về những ảnh hưởng tiêu cực của chế độ thực dân Pháp đối với Việt Nam. Chế độ thực dân Pháp đối với Việt Nam...

Tìm hiểu và nêu ví dụ về những ảnh hưởng tiêu cực của chế độ thực dân Pháp đối với Việt Nam. Chế độ thực dân Pháp đối với Việt Nam...

Lời giải , Vận dụng 2 - Bài 6. Hành trình đi đến độc lập dân tộc ở Đông Nam Á SGK Lịch sử 11 - Kết nối tri thức.

Trả lời câu hỏi vận dụng 2 trang 42 SGK Lịch sử 11

Tìm hiểu và nêu ví dụ về những ảnh hưởng tiêu cực của chế độ thực dân Pháp đối với Việt Nam.

Lời giải chi tiết :

Chế độ thực dân Pháp đối với Việt Nam.

- Chính sách chia để trị là chính sách thâm độc của chủ nghĩa thực dân, dùng nhiều biện pháp chia rẽ đa dạng để cắt đứt mối liên hệ cơ bản, cần thiết của nước thuộc địa trên nhiều phương diện, giảm dần và đi đến xóa bỏ tối đa khả năng độc lập, thống nhất của thuộc địa, nhằm hướng tới phục vụ cho sự nghiệp cai trị lâu dài của chủ nghĩa thực dân.

- Chính sách đã để tại nhiều hệ quả nghiêm trọng.

+ Về mặt lãnh thổ, Pháp chia nước ta làm 3 kì để dễ bề cai trị, làm suy giảm đi đến triệt tiêu sự thống nhất, đoàn kết tiềm tàng sức mạnh to lớn của Việt Nam thông qua việc phân chia lãnh thổ.

+ Về mặt dân tộc, Việt Nam có 54 dân tộc cùng sinh sống trên lãnh thổ, Pháp đã lợi dụng tìm cách gây ra những mâu thuẫn thù hằn xung đột thường xuyên giữa các dân tộc để thực hiện mưu đồ chia rẽ dân tộc, khối đại đoàn kết toàn dân.

+ Về vấn đề tôn giáo, Pháp du nhập tôn giáo mới lạ vào thuộc địa là đạo Cơ đốc, làm thay đổi cơ cấu tôn giáo ở thuộc địa, chi phối đời sống tôn giáo nói riêng và đời sống tư tưởng tinh thần nói chung ở thuộc địa. Từ đó chia rẽ, phá hoại tình đoàn kết dân tộc, cụ thể là người bên lương với giáo dân và những người theo các tôn giáo khác nhau

+ Về phân hóa xã hội, chính sách tác động sâu sắc đến tình hình xã hội. Sự phân hóa xã hội không chỉ tạo ra những giai cấp, tầng lớp mới mà còn thúc đẩy quá trình tự phân hóa trong nội bộ giai cấp.

Dụng cụ học tập

Học Lịch sử cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì và các tài liệu tham khảo về sự kiện, nhân vật lịch sử.

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Sách Giáo Khoa: Kết nối tri thức với cuộc sống

- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).

Đọc sách

Có thể bạn chưa biêt?

Lịch sử là môn học giúp ta nhìn lại quá khứ, hiểu rõ hơn về những sự kiện và con người đã góp phần hình thành thế giới hiện tại. Học lịch sử là cách chúng ta rút ra bài học từ những thăng trầm để hướng tới một tương lai tốt đẹp hơn.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Lời chia sẻ Lớp 11

Lớp 11 - Năm học quan trọng, bắt đầu hướng đến những mục tiêu sau này. Hãy học tập chăm chỉ và tìm ra đam mê của mình để có những lựa chọn đúng đắn cho tương lai!'

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Loi Giai SGK