Trang chủ Lớp 11 SGK Sinh 11 - Kết nối tri thức Chương 1. Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật Bài 12. Miễn dịch ở người và động vật trang 72, 73, 74, 75, 76, 77, 78, 79 Sinh 11 - Kết nối tri thức: Địa phương đã tiêm vaccine phòng chống những bệnh nào cho trẻ em và người...

Bài 12. Miễn dịch ở người và động vật trang 72, 73, 74, 75, 76, 77, 78, 79 Sinh 11 - Kết nối tri thức: Địa phương đã tiêm vaccine phòng chống những bệnh nào cho trẻ em và người...

Phân tích và lời giải bài 12. Miễn dịch ở người và động vật trang 72, 73, 74, 75, 76, 77, 78, 79 SGK Sinh 11 - Kết nối tri thức. Xung quanh con người có rất nhiều tác nhân gây bệnh như virus, vi khuẩn, nấm, … nhưng xác suất mắc bệnh ở người lại nhỏ. Vì sao?...

Câu hỏi:

Câu hỏi trang 72

Câu hỏi 1:

Xung quanh con người có rất nhiều tác nhân gây bệnh như virus, vi khuẩn, nấm,… nhưng xác suất mắc bệnh ở người lại nhỏ. Vì sao?

Hướng dẫn giải :

Vận dụng hiểu biết thực tiễn.

Lời giải chi tiết :

Xung quanh con người có rất nhiều tác nhân gây bệnh như virus, vi khuẩn, nấm,… nhưng xác suất mắc bệnh ở người lại nhỏ bởi vì cơ thể có hệ miễn dịch để chống lại các tác nhân gây bệnh từ môi trường ngoài xâm nhập vào cơ thể.

Câu hỏi 2:

Hãy ghép các tác nhân gây bệnh với cách thức gây bệnh theo các yêu cầu dưới đây:

1. Ghép đúng tác nhân sinh học (1, 2, 3 hoặc 4) với cách thức gây bệnh (A, B, C hoặc D).image

Hướng dẫn giải :

Nguyên nhân bên ngoài gây bệnh cho động vật như các tác nhân sinh học, vật lí, hóa học hoặc bên trong cơ thể như đột biến gene, đột biến nhiễm sắc thể, thoái hóa mô do tuổi già.

Lời giải chi tiết :

1 - D; 2 - B; 3 - A; 4 - C.


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 73

Câu hỏi 1:

Ghép đúng tác nhân vật lý (1, 2, 3, 4 hoặc 5) với cách thức gây bệnh (A, B, C, D hoặc E).image

Hướng dẫn giải :

Vận dụng kiến thức về ảnh hưởng của các nhân tố môi trường tới cơ thể người.

Lời giải chi tiết :

1 - D; 2 - A; 3 - E; 4 - C; 5 - B.

Câu hỏi 2:

Ghép đúng tác nhân hóa học (1, 2 hoặc 3) với cách thức gây bệnh (A, B hoặc C).image

Hướng dẫn giải :

Vận dụng kiến thức về ảnh hưởng của các tác nhân hóa học tới cơ thể người.

Lời giải chi tiết :

1 - C; 2 - A; 3 - B.

Câu hỏi 3:

Ghép đúng nguyên nhân bên trong (1, 2) với cách thức gây bệnh (A, B).image

Hướng dẫn giải :

Vận dụng kiến thức về ảnh hưởng của các yếu tố di truyền tới cơ thể người.

Lời giải chi tiết :

1 - B; 2 - A.


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 75

Câu hỏi 1:

Miễn dịch không đặc hiệu bảo vệ cơ thể chống lại mầm bệnh như thế nào?

Hướng dẫn giải :

Miễn dịch không đặc hiệu gồm hàng rào bảo vệ vật lí, hóa học và các đáp ứng không đặc hiệu (thực bào, viêm, sốt và tạo peptide, protein chống lại mầm bệnh), Miễn dịch đặc hiệu gồm miễn dịch dịch thể và miễn dịch tế bào.

Lời giải chi tiết :

Miễn dịch không đặc hiệu thể hiện đáp ứng giống nhau chống lại các tác nhân gây bệnh khác nhau (vi khuẩn, virus, ...). Nếu mầ bệnh từ môi trường vào cơ thể qua hệ tiêu hóa, hệ hô hấp, hệ bài tiết, hệ sinh dục và da thì hàng rào bảo vệ đầu tiên của hệ miễn dịch đã sẵn sàng tiếp đón và tiêu diệt những mầm bệnh này

Câu hỏi 2:

Tại sao sốt vừa có ích lại vừa có hại đối với cơ thể?

Hướng dẫn giải :

Vận dụng kiến thức về ảnh hưởng của sốt tới hệ thống miễn dịch của cơ thể.

Lời giải chi tiết :

Sốt là tình trạng thân nhiệt cơ thể tăng lên và duy trì ở mức cao hơn thân nhiệt bình thường. Khi vùng tổn thương nhiễm khuẩn, đại thực bào vi khuẩn, virus và tiết ra chất gây sốt kích thích trung khu điều hòa thân nhiệt ở vùng dưới đồi, làm cơ thể tăng sinh nhiệt và sốt.

Sốt có tác dụng bảo vệ cơ thể. Tuy nhiên, sốt cao trên C có thể gây nguy hiểm cho cơ thể như co giật, hôn mô, thâm chí tử vọng vì sốt cao làm tăng phản ứng quá mẫn gây sốc, tăng quá trình tiêu hủy, giảm kẽm và sắt trong máu.

Ngoài ra, sốt làm cơ thể bị mất nước, rối loạn điện giải, có thể gây co giật. Người sốt cao cũng có thể bị các tổn thương thần kinh khác như mê sảng, lú lẫn, chán ăn, suy kiệt, suy tim, suy hô hấp...


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 78

Câu hỏi 1:

Phân biệt miễn dịch không đặc hiệu với miễn dịch đặc hiệu.

Hướng dẫn giải :

Miễn dịch là khả năng cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh, đảm bảo cho cơ thể khỏe mạnh, không mắc bệnh.

Lời giải chi tiết :

image

Câu hỏi 2:

Tế bào B, tế bào T và kháng thể nhận diện kháng nguyên tương ứng như thế nào?

Hướng dẫn giải :

Tế bào B, tế bào T và kháng thể nhận diện kháng nguyên tham gia vào quá trình miễn dịch đặc hiệu.

Lời giải chi tiết :

Tế bào B và tế bào T có các thụ thể kháng nguyên trên màng sinh chất. Thụ thể kháng nguyên có vùng nhận diện và gắn với kháng nguyên qua quyết định kháng nguyên tương ứng, giống như chìa khóa với ổ khóa. Tất cả thụ thể kháng nguyên trên một tế bào B hoặc một tế bào T đều giống hệt nhau nên chúng chỉ gắn với loại kháng nguyên tương ứng qua quyết định kháng nguyên.

Khi tế bào B hoạt hóa, phân chia tạo thành các bào tương. Các tương bào sản sinh ra các thụ thể kháng nguyên và đưa vào máu. Các thụ thể kháng nguyên tự do trong máu gọi là kháng thể hay globulin miễn dịch. Kháng thể có vùng nhận diện và gắn với kháng nguyên qua quyết định kháng nguyên tương ứng, giống chìa khóa với ổ khóa.

Tất cả kháng thể được tạo ra từ các tương bào thuộc một dòng tế bào B đều giống hệt nhau nên chúng chỉ gắn với loại kháng nguyên tương ứng qua quyết định kháng nguyên.

Câu hỏi 3:

Tại sao hiệu quả bảo vệ cơ thể của đáp ứng miễn dịch thứ phát cao hơn nhiều so với đáp ứng miễn dịch nguyên phát?

Hướng dẫn giải :

Vận dụng kiến thức về hoạt động miễn dịch của cơ thể.

Lời giải chi tiết :

Bởi vì miễn dịch thứ phát diễn ra nhanh hơn (2 - 3 ngày), số lượng tế bào miễn dịch (tế bào T, tế bào B) và kháng thể nhiều hơn, đồng thời duy trì ở mức cao lâu hơn, dẫn đến khả năng chống lại mầm bệnh hiệu quả, giúp người và vật nuôi không bị bệnh hoặc có mắc bệnh thì cũng rất nhẹ.


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 79

Câu hỏi 1:

Những bệnh nào có thể xuất hiện khi chức năng hệ miễn dịch bị phá vỡ?

Hướng dẫn giải :

Vận dụng hiểu biết thực tiễn.

Lời giải chi tiết :

Những loại bệnh phát sinh do hệ miễn dịch suy giảm gọi là "bệnh cơ hội”. Các bệnh cơ hội thường rất nhiều, như lao, tiêu chảy, viêm não, viêm phổi, ung thư,

Câu hỏi 2:

Tại sao tiêm vaccine có thể giúp phòng một số bệnh do virus và vi khuẩn gây ra ở người và vật nuôi?

Hướng dẫn giải :

Tiêm chủng vaccine chủ động tạo ra đáp ứng miễn dịch.

Lời giải chi tiết :

Khi tiêm vaccine, hệ miễn dịch của cơ thể nhận diện vaccine là vật lạ sẽ huy động các kháng thể đến để tiêu diệt và ghi nhớ chúng, từ đó hình thành trí nhớ miễn dịch. Về sau khi tác nhân bệnh thật xâm nhập vào cơ thể, hệ miễn dịch sẽ tấn công tác nhân gây bệnh nhanh chóng và hiệu quả để bảo vệ cơ thể chống lại bệnh đó.

Câu hỏi 3:

Tìm gặp những người phụ trách y tế, những người phụ trách thú y của địa phương và đề nghị họ cho biết:

- Địa phương đã tiêm vaccine phòng chống những bệnh nào cho trẻ em và người lớn?

- Những loài động vật nuôi nào ở địa phương đã được tiêm vaccine phòng bệnh và phòng những bệnh nào?

Hướng dẫn giải :

Vận dụng hiểu biết thực tiễn.

Lời giải chi tiết :

- Địa phương đã tiêm vaccine phòng chống bệnh: Viêm gan B, Cúm mùa, Sởi - Quai bị - Rubella, Thủy đậu, Uốn ván, Viêm màng não do não mô cầu khuẩn, Ung thư cổ tử cung và các bệnh do HPV, Viêm phổi và các bệnh do phế cầu khuẩn, ... cho trẻ em và người lớn.

- Các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm phải áp dụng biện pháp phòng bệnh bắt buộc bằng vắc xin cho động vật nuôi như sau:

+ Bệnh ở trâu bò: Lở mồm long móng, Nhiệt thán, Tụ huyết trùng;

+ Bệnh ở lợn: Lở mồm long móng, Tụ huyết trùng, Dịch tả lợn;

+ Bệnh ở dê, cừu: Lở mồm long móng, Nhiệt thán;

+ Bệnh ở gà, chim cút: Cúm gia cầm (thể độc lực cao), Niu cát xơn;

+ Bệnh ở vịt, ngan: Cúm gia cầm (thể độc lực cao), Dịch tả vịt;

+ Bệnh ở chó, mèo: Dại động vật.

Câu hỏi 4:

Tại sao trước khi tiêm một số loại kháng sinh người ta phải thử phản ứng dị ứng của cơ thể với kháng sinh bằng cách tiêm một lượng rất nhỏ kháng sinh dưới da cẳng tay và theo dõi phản ứng xảy ra tại vị trí tiêm?

Hướng dẫn giải :

Dị ứng là phản ứng quá mức của cơ thể đối với kháng nguyên.

Lời giải chi tiết :

Trước khi tiêm một số kháng sinh người phải thử phản ứng dị ứng của cơ thể với kháng sinh bằng cách tiêm một lượng rất nhỏ kháng sinh dưới da cẳng tay và theo dõi phản ứng xảy ra tại vị trí viêm bởi vì cơ thể một số người có phản ứng quá mức với loại kháng nguyên nào đó gọi là dị ứng.

Phản ứng dị ứng cấp tính đôi khi đưa đến sốc phản vệ. Sốc phản vệ xảy ra khi dị nguyên gây giải phóng lượng lớn histamin trên diện rộng. Hậu quả là co thắt phế quản, dãn các mạch máu ngoại vi, huyết áp giảm nhanh, ... dẫn đến não, tim không nhận đủ máu và O2. Tình trạng thiếu O2 có thể gây tử vọng sau vài phút.


Dụng cụ học tập

Chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, kính hiển vi, mẫu sinh vật và các dụng cụ thí nghiệm khác.

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Sách Giáo Khoa: Kết nối tri thức với cuộc sống

- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).

Đọc sách

Có thể bạn chưa biêt?

Sinh học là môn khoa học nghiên cứu về sự sống và các sinh vật. Từ cấu trúc tế bào đến các hệ sinh thái phức tạp, sinh học giúp chúng ta hiểu rõ hơn về bản chất của sự sống và mối quan hệ giữa các loài.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Lời chia sẻ Lớp 11

Lớp 11 - Năm học quan trọng, bắt đầu hướng đến những mục tiêu sau này. Hãy học tập chăm chỉ và tìm ra đam mê của mình để có những lựa chọn đúng đắn cho tương lai!'

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Loi Giai SGK