Trang chủ Lớp 11 SGK Vật Lí 11 - Kết nối tri thức Chương II. Sóng Bài 12. Giao thoa sóng trang 48, 49, 50, 51 Vật lý 11 Kết nối tri thức: Cho hai loa giống nhau cùng phát âm thanh như hình bên...

Bài 12. Giao thoa sóng trang 48, 49, 50, 51 Vật lý 11 Kết nối tri thức: Cho hai loa giống nhau cùng phát âm thanh như hình bên...

Lời Giải bài 12. Giao thoa sóng trang 48, 49, 50, 51 Vật lý lớp 11 Kết nối tri thức. Cho hai loa giống nhau cùng phát âm thanh như hình bên, dịch chuyển một micro có nổi với dao động kí phía trước hai loa để ghi đồ thị sóng âm thì thấy có những điểm tại đó biên...Cho hai loa giống nhau cùng phát âm thanh như hình bên

Câu hỏi:

Câu hỏi trang 48 Khởi động

Cho hai loa giống nhau cùng phát âm thanh như hình bên, dịch chuyển một micro có nổi với dao động kí phía trước hai loa để ghi đồ thị sóng âm thì thấy có những điểm tại đó biên độ sóng âm thu được rất lớn (L) và những điểm biên độ rất bé (B) nằm xen kẽ. Hiện tượng thú vị này giải thích như thế nào?

image

Hướng dẫn giải :

Dựa vào nội dung kiến thức đã học và tìm kiếm thông tin internet để dự đoán câu trả lời.

Lời giải chi tiết :

Hiện tượng trên là hiện tượng giao thoa, hiện tượng hai sóng kết hợp khi gặp nhau thì có những điểm ở đó chúng luôn luôn tăng cường lẫn nhau, có những điểm ở đó chúng luôn luôn triệt tiêu nhau nên có những biên độ sóng rất lớn và biên độ sóng rất nhỏ nằm xen kẽ với nhau.


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 49 Câu hỏi

Giải thích hiện tượng nêu ở mục khởi động.

Hướng dẫn giải :

Dựa vào nội dung kiến thức đã học để trả lời.

Lời giải chi tiết :

Trong thí nghiệm ta đã dùng hai nguồn sóng giống hệt nhau dao động theo phương vuông góc với mặt nước. Vì thế, trên mặt nước có những điểm đứng yên, do hai sóng gặp nhau ở đó dao động ngược pha, triệt tiêu nhau. Có những điểm dao động rất mạnh do hai sóng ở đó dao động đồng pha. Ánh sáng truyền qua những điểm đứng yên không bị cản trở, nên cho ảnh là những hypebol rất sáng. Còn ánh sáng truyền qua những điểm dao động mạnh thì bị tán xạ nên cho ảnh là những đường hypebol nhoè và tối.


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 50 Câu hỏi

Trong thí nghiệm trên, nếu thay nguồn sáng laze bằng bóng đèn dây tóc phát sáng trắng thì vân sáng chính giữa sẽ có màu gì.

image

Hướng dẫn giải :

Dựa vào kết quả thí nghiệm để trả lời.

Lời giải chi tiết :

Ánh sáng giao thoa là ánh sáng trắng nên có vô sóng ánh sáng đơn sắc có màu biến thiên từ đỏ đến tím giao thoa nhau trên màn quan sát

- Vân sáng chính giữa của mọi hệ vân đều trùng nhau nên vân sáng chính giữa có màu trắng.

- Từ vân sáng bậc 1 trở đi, các vân không trùng nhau mà ở sát cạnh nhau, tạo thành các quang phổ liên tục bậc 1, bậc 2, bậc 3,….có màu cầu vồng với tím trong, đỏ ngoài. Quang phổ bậc 2 trùng một phần với quang phổ bậc 3, bậc quang phổ càng lớn thì vùng chồng lên nhau càng rộng.


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 51 Câu hỏi

1. Trong thí nghiệm ở Hình 12.1, tốc độ truyền sóng trên mặt nước là 20 cm/s cần rung có tần số 40 Hz. Tính khoảng cách giữa hai điểm cực đại giao thoa cạnh nhau trên đoạn thẳng S1S2

2. Trong một thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng với a = 0,2 mm, D = 1,2m, người ta đo được i = 0,36 mm. Tính bước sóng λ và tần số f của bức xạ

3. Trong một thí nghiệm Y-âng, biết a = 0,15 mm, D = 1,20 m, khoảng cách giữa 12 vân sáng liên tiếp là 52 mm. Tính bước sóng ánh sáng

Hướng dẫn giải :

Dựa vào nội dung kiến thức đã học và công thức giao thoa sóng để trả lời

Lời giải chi tiết :

1. Ta có: v = 20 cm/s = 0,2 m/s

Bước sóng là: λ= \(\frac{v}{f} = \frac{{0,2}}{{40}}\)= 0,005 (m)

Do: khoảng cách giữa 2 cực đại giao thoa cạnh nhau trên đoạn S1S2 = khoảng cách giữa 2 cực tiểu giao thoa cạnh nhau trên đoạn S1S2 = \(\frac{\lambda }{2}\).

⇒ Khoảng cách giữa hai điểm cực đại giao thoa trên đoạn S1S2 là:

d= \(\frac{\lambda }{2}\) = \(\frac{{0,005}}{2}\)= 0,0025 (m)

2. Ta có: i= \(\frac{{\lambda .D}}{a}\)⇒ \(\lambda = \frac{{a.i}}{D}\)= \(\frac{{0,2.0,36}}{{1,2}}\)= 0,06(μm)

Tần số f của bức xạ: \(f = \frac{c}{\lambda } = \frac{{{{3.10}^8}}}{{{{6.10}^{ - 8}}}}\)= 5.1015(Hz).

3. Vì khoảng cách giữa 12 vân sáng liên tiếp là 52 mm nên 11i = 52 ⇒ I ≈ 4,7 mm

Bước sóng là: \(\lambda = \frac{{a.i}}{D}\)= \(\frac{{0,15.4,7}}{{1,2}}\)= 0,6(μm)


Dụng cụ học tập

Học Vật Lý cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, máy tính cầm tay và các dụng cụ thí nghiệm như máy đo, nam châm, dây dẫn.

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Sách Giáo Khoa: Kết nối tri thức với cuộc sống

- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).

Đọc sách

Có thể bạn chưa biêt?

Vật lý học là môn khoa học tự nhiên khám phá những bí ẩn của vũ trụ, nghiên cứu về vật chất, năng lượng và các quy luật tự nhiên. Đây là nền tảng của nhiều phát minh vĩ đại, từ lý thuyết tương đối đến công nghệ lượng tử.'

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Lời chia sẻ Lớp 11

Lớp 11 - Năm học quan trọng, bắt đầu hướng đến những mục tiêu sau này. Hãy học tập chăm chỉ và tìm ra đam mê của mình để có những lựa chọn đúng đắn cho tương lai!'

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Loi Giai SGK