Trang chủ Lớp 11 Soạn văn 11 - Kết nối tri thức - chi tiết Bài 6: Nguyễn Du – Những điều trông thấy mà đau đớn lòng Soạn bài Độc Tiểu Thanh kí Văn 11 Kết nối tri thức tập 2: Sự đồng cảm của Nguyễn Du, từ thương người, Nguyễn Du chuyển mạch đến thương mình...

Soạn bài Độc Tiểu Thanh kí Văn 11 Kết nối tri thức tập 2: Sự đồng cảm của Nguyễn Du, từ thương người, Nguyễn Du chuyển mạch đến thương mình...

Vận dụng kiến thức giải soạn bài Độc Tiểu Thanh kí SGK Ngữ văn 11 tập 2 Kết nối tri thức - chi tiết. Kể tên một vài tác phẩm văn chương Việt Nam viết về thân phận bất hạnh của người phụ nữ mà bạn biết. Qua nhân vật Thúy Kiều...Sự đồng cảm của Nguyễn Du, từ thương người, Nguyễn Du chuyển mạch đến thương mình

Câu hỏi:

Nội dung chính

Văn bản thể hiện cảm xúc, suy tư của Nguyễn Du về số phận bất hạnh của người phụ nữ có tài có sắc trong xã hội phong kiến. Đồng thời thể hiện chủ nghĩa nhân đạo sâu sắc trong sáng tác của Nguyễn Du.

Câu hỏi:

Trước khi đọc 1

Câu 1 (trang 17, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Kể tên một vài tác phẩm văn chương Việt Nam viết về thân phận bất hạnh của người phụ nữ mà bạn biết.

Hướng dẫn giải :

Dựa vào hiểu biết của bản thân để trả lời câu hỏi này.

Lời giải chi tiết :

Những tác phẩm văn chương Việt Nam viết về thân phận bất hạnh của người phụ nữ như Truyện Kiều, Chuyện người con gái Nam Xương, Tự tình, Chinh phụ ngâm…

image

Truyện Kiều, Chuyện người con gái Nam Xương, Tự tình, Chinh phụ ngâm…

image

Chuyện người con gái Nam Xương, Tự tình, Bánh trôi nước, Chinh phụ ngâm,...


Câu hỏi:

Trước khi đọc 2

Câu 2 (trang 17, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Qua nhân vật Thúy Kiều, hãy chia sẻ cảm nghĩ của bạn về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến.

Hướng dẫn giải :

Dựa vào cảm nhận của bản thân để trả lời câu hỏi này

Lời giải chi tiết :

Qua nhân vật Thúy Kiều, ta có thể rút ra được rằng số phận của những người phụ nữ xinh đẹp, tài hoa trong xã hội phong kiến thường hẩm hiu, bất hạnh. Bởi như Nguyễn Du từng nói “chữ tài liền với chữ tai một vần”.

image

Qua nhân vật Thúy Kiều, ta có thể rút ra được rằng số phận của những người phụ nữ xinh đẹp, tài hoa trong xã hội phong kiến thường hẩm hiu, bất hạnh.

image

Một số suy nghĩ có thể là:

- Người phụ nữ có tài sắc thường phải chịu nhiều nỗi truân chuyên.

- Người phụ nữ không được học hành, thi cử.

- Người phụ nữ không được quyền quyết định trong tình yêu đôi lứa....


Câu hỏi:

Trong khi đọc 1

Câu 1 (trang 18, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Theo dõi mạch cảm xúc của tác giả trong bài thơ.

Hướng dẫn giải :

Chú ý vào mạch cảm xúc của bài thơ.

Lời giải chi tiết :

Mạch cảm xúc của tác giả đi từ đẹp đến buồn, từ thực tại đến quá khứ rồi đến thương tiếc cho thân phận của chính mình của tác giả.

image

Từ thương một người con gái tài hoa, Nguyễn Du thương cho muôn kiếp hoa; từ thương người, Nguyễn Du ngậm ngùi trong nỗi thương mình.


Câu hỏi:

Trong khi đọc 2

Câu 2 (trang 18, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Chú ý sự đồng cảm với bi kịch của người phụ nữ và cảm thán về thân phận của chính mình.

Hướng dẫn giải :

Chú ý vào bi kịch của nhân vật trữ tình.

Lời giải chi tiết :

Cách 1

Sự đồng cảm ở đây là sự đồng cảm của những người tài hoa nhưng bạc mệnh và là lời cảm thán về sự ra đi của mình cùng với sự lãng quên của người đời.

image

Sự đồng cảm của Nguyễn Du, từ thương người, Nguyễn Du chuyển mạch đến thương mình. Câu hỏi hướng đến những điệu hồn tri âm. Không hỏi quá khứ, không hỏi hiện tại vì quá khứ và hiện tại đều bế tắc. Câu hỏi hướng đến tương lai. Với nàng Tiểu Thanh ba trăm năm sau đã có Nguyễn Du thổn thức, không biết với bản thân mình, liệu ba trăm năm sau có ai biết đến mà cảm thông? Câu thơ trĩu nặng, đầy tủi hổ tưởng có thể buông xuôi.


Câu hỏi:

Sau khi đọc 1

Câu 1 (trang 19, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Theo bạn, nội dung câu 1 và câu 2 của bài thơ có mối quan hệ logic với nhau như thế nào?

Hướng dẫn giải :

Chú ý vào câu 1, 2

Lời giải chi tiết :

Ở đây, tác giả sử dụng 2 hình ảnh đối lập với một bên là hình ảnh Tây Hồ tuyệt đẹp, thơ mộng với một bên là gò hoang, hoang sơ lạnh lẽo.

→ Qua sự nêu lên 2 hình ảnh đối lập ở đây, tác giả muốn nhấn mạnh sự cô đơn, lạnh lẽo của bản thân mình cũng giống với nàng Tiểu Thanh bất hạnh, đó là cuộc gặp gỡ định mệnh giữa những con người bất hạnh với nhau. Qua đó, làm nổi bật nên niềm xót thương của tác giả với số phận và tài hoa của nàng Tiểu Thanh – tài nữ một thời mà nay chẳng còn lại gì.

image

Ở đây, tác giả sử dụng 2 hình ảnh đối lập với một bên là hình ảnh Tây Hồ tuyệt đẹp, thơ mộng với một bên là gò hoang, hoang sơ lạnh lẽo.

→ Tác giả muốn nhấn mạnh sự cô đơn, lạnh lẽo của bản thân mình cũng giống với nàng Tiểu Thanh bất hạnh, đó là cuộc gặp gỡ định mệnh giữa những con người bất hạnh với nhau.

image

Hình ảnh thơ đối lập giữ quá khứ và hiện tại: Tây Hồ hoa uyển(vườn hoa bên Tây Hồ) – thành khư (gò hoang).

→ Nguyễn Du như muốn nhấn mạnh sự cô đơn nhưng cũng nhấn mạnh cả sự tương xứng trong cuộc gặp gỡ này. Một trạng thái cô đơn gặp một kiếp cô đơn bất hạnh

→ Hai câu thơ diễn tả tâm trạng của Nguyễn Du trước cảnh hoang tàn, đó cũng chính là nỗi niềm xót xa, tiếc nuối cho số phận của nàng Tiểu Thanh.


Câu hỏi:

Sau khi đọc 2

Câu 2 (trang 19, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Chỉ ra và nhận xét mối quan hệ đối vế ý trong hai câu thực.

Hướng dẫn giải :

Chú ý vào nội dung của hai câu tiếp.

Lời giải chi tiết :

- Tác giả nêu lên triết lí sống trong xã hội phong kiến lúc bấy giờ: hồng nhan bạc mệnh, tài mệnh tương đố, hồng nhan đa truân…

→ Câu thơ thực đã tái hiện số phận bất hạnh đến cùng cực của nàng Tiểu Thanh, nhưng ẩn sâu trong đó là sự trân trọng, nâng niu những giá trị tài năng, thơ ca của nàng Tiểu Thanh và đồng thời tác giả muốn tố cáo xã hội phong kiến thối nát đẩy con người vào cùng cực của khổ đau.

image

- Tác giả nêu lên triết lí sống trong xã hội phong kiến lúc bấy giờ: hồng nhan bạc mệnh, tài mệnh tương đố, hồng nhan đa truân…

→ Câu thơ thực đã tái hiện số phận bất hạnh đến cùng cực của nàng Tiểu Thanh, nhưng ẩn sâu trong đó là sự trân trọng, nâng niu những giá trị tài năng, thơ ca của nàng Tiểu Thanh

image

Chi phấn// hữu thần// liên/ tử hậu,

Văn chương// vô mệnh// lụy/ phần dư.

(Son phấn vì có thần nên vẫn phải xót xa về những việc sau khi chết,

Văn chương không có số mệnh, phải chịu lụy bị đốt dở)

+ “son phấn” (vẻ đẹp thân sắc, dung nhan) >< văn chương (vẻ đẹp tâm hồn, tài năng).

+ có thần thái (son phấn có hình sắc cụ thể) >< không có thân mệnh (vô hình, chỉ có thể cảm nhận)

+ son phấn phải chịu nỗi xót xa ngay cả khi đã chết >< văn chương thì bị đốt chỉ còn sót lại.

Nhận xét về phép đối:

→ Triết lí về số phận con người trong xã hội phong kiến: tài hoa bạc mệnh, tài mệnh tương đố, hồng nhan đa truân…cái tài, cái đẹp thường bị vùi dập.

→ Hai câu thơ cực tả nỗi đau về số phận bất hạnh của nàng Tiểu Thanh đồng thời cũng là tấm lòng trân trọng, ngợi ca nhan sắc và đề cao tài năng trí tuệ của Tiểu Thanh; đồng thời có sức tố cáo mạnh mẽ.


Câu hỏi:

Sau khi đọc 3

Câu 3 (trang 19, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Phân tích những cảm xúc và suy ngẫm của tác giả được thể hiện qua hai câu luận.

Hướng dẫn giải :

Chú ý vào 2 câu luận

Lời giải chi tiết :

Cách 1

- “Cổ kim hận sự” thể hiện mối hận xưa và nay, một mối hận truyền kiếp về số phận bất hạnh của những người tài hoa như nàng Tiểu Thanh.

- “Thiên nan vấn” thể hiện sự khó hỏi, không tìm được câu trả lời cho câu hỏi này.

→ Qua đó, ta thấy được nỗi hận về thời cuộc, về thời đại khổ đau của tác giả. Những người tài giỏi họ xứng đáng nhận được hạnh phúc, nhưng ở đây, họ lại chịu nỗi bất hạnh, đối xử bất công, vô lý từ người khác để rồi phải bỏ mạng lại. Nguyễn Du không chỉ thương xót cho nàng Tiểu Thanh mà ông còn thương xót cho số phận của những người tài hoa nhưng số phận bất hạnh trong xã hội cũ như tấm lòng của một người đồng cảnh ngộ.

image

- “Cổ kim hận sự” thể hiện mối hận xưa và nay, một mối hận truyền kiếp về số phận bất hạnh của những người tài hoa như nàng Tiểu Thanh.

- “Thiên nan vấn” thể hiện sự khó hỏi, không tìm được câu trả lời cho câu hỏi này.

→ Qua đó, ta thấy được nỗi hận về thời cuộc, về thời đại khổ đau của tác giả.

image

- “Cổ kim hận sự”: mối hận xưa và nay, mối hận muôn đời, mối hận truyền kiếp. Đó chính là mối hận của những người tài hoa mà bạc mệnh.

- Thiên nan vấn: khó mà hỏi trời được.

→ Câu thơ mang tính khái quát cao. Nỗi hận kia không phải là nỗi hận của riêng nàng Tiểu Thanh, của Nguyễn Du mà của tất cả những người tài hoa trong xã hội phong kiến. Câu thơ thể hiện sự đau đớn phẫn uất cao độ trước một thực tế vô lí: người có sắc thì bất hạnh, nghệ sĩ có tài thường cô độc.

- Kì oan: nỗi oan lạ lùng

- Ngã: ta (từ chỉ bản thể cá nhân táo bạo so với thời đại Nguyễn Du sống). Nguyễn Du không đứng bên ngoài mà nhìn vào nữa mà giờ đây ông chủ động tìm sự tri âm với nàng, với những người tài hoa bạc mênh.

→ Nguyễn Du không chỉ thương xót cho nàng Tiểu Thanh mà còn bàn ra tới nỗi hận của muôn người, muôn đời trong đó có bản thân nhà thơ. Qua đó, thể hiện sự cảm thông sâu sâu sắc đến độ “tri âm tri kỉ”


Câu hỏi:

Sau khi đọc 4

Câu 4 (trang 19, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Chia sẻ suy nghĩ của bạn về tâm sự của Nguyễn Du ở hai câu kết.

Hướng dẫn giải :

Chú ý vào 2 câu kết

Lời giải chi tiết :

Cách 1

Qua lời tâm sự của Nguyễn Du, ta thấy ông như đang lạc lõng giữa dòng đời vô định và dường như ông thấy trước tương lai của mình thể hiện qua câu độc thoại cuối bài. Dường như ông cũng nghĩ số phận của mình cũng chẳng khá hơn họ là bao và rồi khi chết đi, không biết người đời sau sẽ còn nhớ đến mình hay không hay tất cả sẽ chìm vào dĩ vãng như nàng Tiểu Thanh đây.

image

Qua lời tâm sự của Nguyễn Du, ta thấy ông như đang lạc lõng giữa dòng đời vô định và dường như ông thấy trước tương lai của mình thể hiện qua câu độc thoại cuối bài.

Dường như ông cũng nghĩ số phận của mình cũng chẳng khá hơn họ là bao và rồi khi chết đi, không biết người đời sau sẽ còn nhớ đến mình hay không hay tất cả sẽ chìm vào dĩ vãng như nàng Tiểu Thanh đây.

image

Thể hiện nỗi cô đơn của nghệ sĩ lớn “Tiếng chim cô lẻ giữa trời thu khuya” (Xuân Diệu). Ông thấy mình lạc lõng ở hiện tại và đã tìm thấy được một người tri kỉ ở quá khư nhưng vẫn mong ngóng một tấm lòng trong tương lai.


Câu hỏi:

Sau khi đọc 5

Câu 5 (trang 19, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Qua bài thơ, tác giả đã khái quát về bi kịch chung của những người tài hoa, phong nhà trong xã hội phong kiến như thế nào?

Hướng dẫn giải :

Đưa ra quan điểm của bản thân về thông điệp của bài

Lời giải chi tiết :

Cách 1

Qua bài thơ, tác giả dường như đã khái quát chung của những người tài hoa trong xã hội phong kiến, dường như tạo hóa đang ghen tị với tài hoa của họ mà phán cho họ một cuộc đời đầy bất hạnh, khổ đau, đó là nỗi bất công, sự đau khổ truyền kiếp của những người tài hoa trong xã hội.

image

Dường như tạo hóa đang ghen tị với tài hoa của họ mà phán cho họ một cuộc đời đầy bất hạnh, khổ đau, đó là nỗi bất công, sự đau khổ truyền kiếp của những người tài hoa trong xã hội.

image

Bài thơ này đã khái quát sâu sắc bi kịch chung của những con người đáng quý trọng nhưng cuộc đời làm cho bầm dập: “Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau”, “Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen”, “Bắt phong trần phải phong trần”, “Có tài mà cậy chi tài:, “Chữ tài liền với chữ tai một vần”, “Tài tình chi lắm cho trời đất ghen”. Thông qua sự khái quát về thân phận cái đẹp, số phận con người, tác giả đã thể hiện những suy ngẫm, triết lí, dự cảm đầy tính nhân văn.


Câu hỏi:

Sau khi đọc 6

Câu 6 (trang 19, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Hãy tìm đọc và giới thiệu một vài tác phẩm viết về đề tài người phụ nữ của Nguyễn Du.

Hướng dẫn giải :

Dựa vào việc tìm kiếm trên mạng và hiểu biết của bản thân để trả lời câu hỏi này.

Lời giải chi tiết :

Cách 1

Bài thơ Sở kiến hành của Nguyễn Du là một trong những tác phẩm nói về nỗi bất hạnh của phụ nữ trong xã hội xưa, đó là hình ảnh của một người mẹ nghèo đói, khổ cực khi phải ăn xin để nuôi những đứa con của mình. Qua đó, ta không chỉ thấy được bi kịch của người mẹ mà còn thấy được nỗi lòng của người mẹ, luôn hết lòng vì con cái của mình.

image

Bài thơ Sở kiến hành của Nguyễn Du là một trong những tác phẩm nói về nỗi bất hạnh của phụ nữ trong xã hội xưa, đó là hình ảnh của một người mẹ nghèo đói, khổ cực khi phải ăn xin để nuôi những đứa con của mình.

image

Một số tác phẩm tìm đọc: Điếu La Thành ca giả; Vọng phu thạch; Long Thành cầm giả ca; Dương Phi cố lí; Sở kiến hành; Văn tế sống hai cô gái Trường Lưu,...


Câu hỏi:

Kết nối đọc - viết

Câu hỏi (trang 19, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) so sánh nội dung hai câu luận của Độc Tiểu Thanh kí với nội dung hai câu thơ trong Truyện Kiều:

Đau đớn thay phận đàn bà

Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung.

Hướng dẫn giải :

Đọc kỹ câu thơ trên và câu luận trong bài thơ Độc Tiểu Thanh kí.

Lời giải chi tiết :

Câu thơ trên là lời cảm thán của Kiều hay cũng chính là Nguyễn Du về kiếp người bạc mệnh của Đạm Tiên – một người kỹ nữ trong truyện Kiều. Điểm chung của 2 câu thơ trích từ hai bài thơ đều là lời than thở, cảm thông, chua xót cho số phận bất hạnh của những người phụ nữ tài hoa nhưng mệnh bạc trong xã hội cũ. Họ đều là những người tài hoan, xứng đáng có cuộc sống hạnh phúc nhưng dường như tạo hóa đang trêu đùa trên số phận của họ, luôn đẩy họ đến tận cùng của khổ đau, dù là kỹ nữ hay tài nữ, số phận của họ đều như vậy. Ông thương xót cho số phận của họ và cũng soi chiếu lên số phận của chính mình, phải chăng số phận của mình cũng như vậy, phải chịu cảnh đau đớn, bất hạnh và chết đi mà không một ai thương nhớ. Đó chính là nỗi niềm của những con người đồng bệnh tương liên, tài hoa nhưng gian truân.

image

Đau đớn thay phận đàn bà

Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung.

Hai câu thơ này được Nguyễn Du viết - lời cảm thán của Kiều khi đứng trước nấm mồ lạnh lẽo của Đạm Tiên - một người kĩ nữ. Hai câu thơ bật lên như một lời than thở của Kiều hay cũng chính là của Nguyễn Du trước nỗi đau mà người phụ nữ trong xã hội xưa phải chịu đựng. Lời thơ như một lời thở dài đầy đau xót của tác giả, chính Nguyễn Du cũng đã có những năm tháng phiêu bạt phải chịu cảnh đói, cnahr nghèo, có lẽ vì thế ông hiểu được những số phận nghèo khó và cả hoàn cảnh đau khổ của những người phụ nữ xưa. Đó là lời thương cảm của Nguyễn Du, là tấm lòng nhân đạo đầy cao cả của ông dành cho những người phụ nữ Việt Nam xưa - những thân phận "thấp cổ bé họng” trong xã hội phong kiến đương thời. Hai câu luận của Độc Tiểu Thanh kí, nhà thơ muốn an ủi nàng Tiểu Thanh, tự nhủ với lòng mình rằng xưa nay những người tài hoa nhưng bạc mệnh cũng đã có nhiều, việc đó chỉ có trời mới hiểu. Nhưng dù trời có hiểu vẫn chẳng thể nào can thiệp được sự ganh ghét của người vợ cả, của người đời về lối sống phong lưu đài các, nhàn nhã của người có tài. Nguyễn Du không chỉ thương xót cho nàng Tiểu Thanh mà còn bàn ra tới nỗi hận của muôn người, muôn đời trong đó có bản thân nhà thơ. Qua đó, thể hiện sự cảm thông sâu sâu sắc đến độ “tri âm tri kỉ”.


Câu hỏi:

Bài đọc

>> Xem chi tiết: Văn bản Đọc Tiểu Thanh Kí

Dụng cụ học tập

Học Văn cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, sách tham khảo về các tác phẩm văn học và từ điển.

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Sách Giáo Khoa: Kết nối tri thức với cuộc sống

- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).

Đọc sách

Có thể bạn chưa biêt?

Ngữ văn là môn học khai phá vẻ đẹp của ngôn ngữ và văn học, giúp chúng ta hiểu sâu sắc hơn về văn hóa, lịch sử và tâm hồn con người qua từng tác phẩm văn chương và các hiện tượng ngôn ngữ học.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Lời chia sẻ Lớp 11

Lớp 11 - Năm học quan trọng, bắt đầu hướng đến những mục tiêu sau này. Hãy học tập chăm chỉ và tìm ra đam mê của mình để có những lựa chọn đúng đắn cho tương lai!'

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Loi Giai SGK