Trang chủ Lớp 10 SBT Lịch sử 10 - Kết nối tri thức Chủ đề 7. Cộng đồng các dân tộc Việt Nam Bài tập 1 Bài 13: Khái niệm “dân tộc Việt Nam” thuộc nghĩa khái niệm nào?...

Bài tập 1 Bài 13: Khái niệm “dân tộc Việt Nam” thuộc nghĩa khái niệm nào?...

Đọc mục 1-a trang 123 SGK Lịch sử 10. Hướng dẫn trả lời Câu 1 - BÀI 13. Đời sống vật chất và tinh thần của cộng đồng các dân tộc Việt Nam - SBT Lịch sử 10 Kết nối tri thức.

BÀI TẬP 1. Hãy xác định chỉ một ý trả lời đúng cho các câu hỏi từ 1 đến 16 dưới đây.

1. Khái niệm “dân tộc Việt Nam” thuộc nghĩa khái niệm nào?

A. Dân tộc - tộc người.

B. Dân tộc - quốc gia.

C. Dân tộc đa số.

D. Dân tộc thiểu số.

Phương pháp giải :

Đọc mục 1-a trang 123 SGK Lịch sử 10.

Lời giải chi tiết:

Khái niệm “dân tộc” trong tiếng Việt hiện nay được sử dụng theo hai nghĩa: dân tộc – quốc gia bao gồm toàn thể cư dân của quốc gia, đất nước (dân tộc Việt Nam); dân tộc – tộc người là những cộng đồng người có chung ngôn ngữ, văn hóa và ý thức tự giác dân tộc (dân tộc Kinh,…)

=> Chọn B.

2. Những cộng đồng người có chung ngôn ngữ, văn hoá và ý thức tự giác dân tộc được gọi là

A. dân tộc - tộc người.

B. dân tộc - quốc gia.

C. dân tộc đa số.

D. dân tộc thiểu số.

Phương pháp giải :

Đọc mục 1-a trang 123 SGK Lịch sử 10.

Lời giải chi tiết:

Khái niệm “dân tộc” trong tiếng Việt hiện nay được sử dụng theo hai nghĩa: dân tộc – quốc gia bao gồm toàn thể cư dân của quốc gia, đất nước (dân tộc Việt Nam); dân tộc – tộc người là những cộng đồng người có chung ngôn ngữ, văn hóa và ý thức tự giác dân tộc (dân tộc Kinh,…)

=> Chọn A.

3. Dân tộc có số dân chiếm trên 50% tổng dân số cả nước coi là

A. dân tộc - tộc người.

B. dân tộc - quốc gia.

C. dân tộc đa số.

D. dân tộc thiểu số.

Phương pháp giải :

Đọc Tư liệu 1 SGK Lịch sử 10 trang 124.

Lời giải chi tiết:

Dân tộc đa số là dân tộc có số dân chiếm trên 50% tổng dân số của cả nước, theo điều tra dân số quốc gia.

=> Chọn C

4. Căn cứ vào các tiêu chí nào để phân chia các dân tộc - tộc người ở Việt Nam?

A. Theo dân số và địa bàn phân bố.

B. Theo dân số và theo ngữ hệ.

C. Theo ngữ hệ và địa bàn phân bố.

D. Theo ngữ hệ và nhóm ngôn ngữ.

Phương pháp giải :

Đọc mục 1 SGK Lịch sử 10.

Lời giải chi tiết:

Để phân chia các dân tộc – tộc người ở Việt Nam dựa vào tiêu chí dân số và ngữ hệ.

=> Chọn B

5. Khai thác Tư liệu 1 (Lịch sử 70, trang 125) cho thấy các dân tộc ở Việt Nam chia thành mấy nhóm?

A. 2 nhóm.

B. 3 nhóm.

C. 4 nhóm.

D. 5 nhóm.

Phương pháp giải :

Đọc Tư liệu 1 SGK Lịch sử 10 trang 124.

Lời giải chi tiết:

Các dân tộc ở Việt Nam chia thành 2 nhóm: Dân tộc đa số và dân tộc thiểu số.

=> Chọn A

6. Khai thác biểu đồ (Lịch sử 10, trang 124), ý nào dưới đây không phù hợp?

A. Nước ta gồm nhiều dân tộc thiểu số.

B. Dân tộc Kinh chiếm phần lớn số dân Việt Nam.

C. Các dân tộc thiểu số còn lại chỉ chiếm một tỉ lệ nhỏ trong dân số Việt Nam.

D. Các dân tộc ở Việt Nam chung sống hoà hợp.

Phương pháp giải :

Đọc Tư liệu 2 SGK Lịch sử 10 trang 124.

Lời giải chi tiết:

Qua bảng thống kê dân số các dân tộc ở Việt Nam ta thấy được:

+ Nước ta gồm nhiều dân tộc thiểu số.

+ Dân tộc Kinh chiếm phần lớn số dân Việt Nam.

+ Các dân tộc thiểu số còn lại chỉ chiếm một tỉ lệ nhỏ trong dân số Việt Nam.

=> Chọn D.

7. Căn cứ vào tiêu chí nào để phân chia các nhóm dân tộc ở Việt Nam như trong tư liệu 1, 2 (Lịch sử 10, trang 124)?

A. Theo dân số.

B. Theo số lượng tộc người.

C. Theo địa bàn phân bố.

D. Theo nét văn hoá đặc trưng.

Phương pháp giải :

Đọc Tư liệu 1, 2 SGK Lịch sử 10 trang 124.

Lời giải chi tiết:

Từ tư liệu 1, 2 ta thấy căn cứ vào dân số để phân chia các nhóm dân tộc ở Việt Nam.

=> Chọn A.

8. Khai thác Tư liệu 2 (Lịch sử 70, trang 124), dân tộc nào là dân tộc đa số ở Việt Nam?

A. Kinh.

B. Tày.

C. Thái.

D. Mường.

Phương pháp giải :

Đọc Tư liệu 2 SGK Lịch sử 10 trang 124.

Lời giải chi tiết:

Dân tộc đa số ở Việt Nam là dân tộc Kinh

=> Chọn A

9. 54 dân tộc ở Việt Nam được phân chia thành bao nhiêu ngữ hệ?

A. 54 ngữ hệ.

B. 5 ngữ hệ.

C. 8 ngữ hệ.

D. 10 ngữ hệ.

Phương pháp giải :

Đọc mục 1-b SGK Lịch sử 10 trang 125.

Lời giải chi tiết:

Hiện nay 54 dân tộc ở Việt Nam được chia thành năm ngữ hệ, tám nhóm ngôn ngữ.

=> Chọn B.

10. Địa bàn cư trú chủ yếu của người Kinh ở đâu?

A. Phân bố đều trên khắp cả nước.

B. Vùng đồng bằng.

C. Vùng đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long.

D. Vùng đồng bằng và trung du.

Phương pháp giải :

Đọc mục 2-a SGK Lịch sử 10 trang 126.

Lời giải chi tiết:

Do cư trú chủ yếu ở đồng bằng nên sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là canh tác lúa nước, là hoạt động kinh tế chính của người Kinh.

=> Chọn B.

11. Hoạt động kinh tế chính của người Kinh và một số dân tộc thiểu số là gì?

A. Nông nghiệp.

B. Thủ công nghiệp.

C. Nông nghiệp trồng lúa nước.

D. Công nghiệp và dịch vụ.

Phương pháp giải :

Đọc mục 2-a SGK Lịch sử 10.

Lời giải chi tiết:

Hoạt động kinh tế chính của người Kinh và một số dân tộc thiểu số là nông nghiệp trồng lúa nước.

=> Chọn C.

12. Hoạt động sản xuất thủ công nghiệp của người Kinh có điểm gì khác so với các dân tộc thiểu số?

A. Người Kinh làm nhiều nghề thủ công khác nhau.

B. Nghề gốm, nghề rèn, đúc,... ra đời sớm nhưng ít phổ biến.

C. Tạo ra sản phẩm của các ngành nghề rất tinh xảo.

D. Sản phẩm rất đa dạng, nhiều sản phẩm được xuất khẩu với giá trị cao.

Phương pháp giải :

Đọc mục 2-a SGK Lịch sử 10.

Lời giải chi tiết:

Các sản phẩm thủ công nghiệp của người Kinh không chỉ đáp ứng được nhu cầu của người dân trong nước mà còn được xuất khẩu. Trong khi đó các sản phẩm thủ công nghiệp của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam chủ yếu đáp ứng nhu cầu của người dân địa phương.

=> Chọn D.

13. Ý nào dưới đây không phản ánh đúng điểm chung trong bữa ăn truyền thống của dân tộc Kinh và các dân tộc thiểu số?

A. Chủ yếu ăn cơm với rau và cá.

B. Có nhiều món ăn được chế biến từ thịt gia súc, gia cầm.

C. Các thực phẩm từ chăn nuôi có không đều, chủ yếu dành cho các dịp lễ hội,....

D. Bữa ăn truyền thống mang đậm bản sắc vùng miền, dân tộc.

Phương pháp giải :

Đọc mục 2-b SGK Lịch sử 10.

Lời giải chi tiết:

Đối với các dân tộc thiểu số, hoạt động săn bắt và chăn nuôi có vai trò quan trọng trong đời sống, những sản phẩm đem lại không đều và chủ yếu dành cho các bữa ăn cộng đồng, dịp lễ hội, cúng tế.

=> Chọn C

14. Nhà ở truyền thống của người Kinh là loại nhà nào?

A. Nhà trệt xây bằng gạch hoặc đắp bằng đất.

B. Nhà sàn làm bằng gỗ, tre, nứa, lá.

C. Nhà nửa sàn, nửa trệt.

D. Nhà nhiều tầng.

Phương pháp giải :

Đọc mục 2-b SGK Lịch sử 10.

Lời giải chi tiết:

Người Kinh có tập quán ở trong các ngôi nhà trệt, được xây bằng gạch hoặc đắp đất.

=> Chọn A.

15. Điểm khác trong trang phục của các dân tộc thiểu số so với dân tộc Kinh là gì?

A. Được may bằng nhiều loại vải có chất liệu tự nhiên.

B. Trang phục thường có hoa văn trang trí sặc sỡ.

C. Trang phục chủ yếu là áo và quần/váy.

D. Ưa thích dùng đồ trang sức.

Phương pháp giải :

Đọc mục 2-b SGK Lịch sử 10.

Lời giải chi tiết:

Điểm khác trong trang phục của các dân tộc thiểu số so với dân tộc Kinh là trang phục thường có hoa văn trang trí sặc sỡ.

=> Chọn B.

16. Ý nào không phản ánh đúng điểm chung trong hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo của cộng đồng các dân tộc Việt Nam?

A. Đều có tín ngưỡng vạn vật hữu linh.

B. Đều có tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên,...

C. Đã và đang tiếp thu nhiều tôn giáo lớn trên thế giới.

D. Nhiều nghi lễ liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo được giản lược cho phù hợp với thực tiễn.

Phương pháp giải :

Đọc mục 3-a SGK Lịch sử 10.

Lời giải chi tiết:

Trong hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo của cộng đồng các dân tộc Việt Nam đều có tĩn ngưỡng vạn vật hữu linh, thờ cúng tổ tiên, thờ những người có công với cộng đồng, đã và đang tiếp thu nhiều tôn giáo lớn trên thế giới.

=> Chọn D.

Dụng cụ học tập

Học Lịch sử cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì và các tài liệu tham khảo về sự kiện, nhân vật lịch sử.

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Sách Giáo Khoa: Kết nối tri thức với cuộc sống

- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).

Đọc sách

Có thể bạn chưa biêt?

Lịch sử là môn học giúp ta nhìn lại quá khứ, hiểu rõ hơn về những sự kiện và con người đã góp phần hình thành thế giới hiện tại. Học lịch sử là cách chúng ta rút ra bài học từ những thăng trầm để hướng tới một tương lai tốt đẹp hơn.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Lời chia sẻ Lớp 10

Lớp 10 - Năm đầu tiên ở cấp trung học phổ thông, bước vào một môi trường mới với nhiều bạn bè từ khắp nơi. Hãy tận hưởng thời gian này và bắt đầu định hướng tương lai cho mình!

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Loi Giai SGK