Trang chủ Lớp 10 SBT Lịch sử 10 - Kết nối tri thức Chủ đề 6. Một số nền văn minh trên đất nước Việt Nam (trước 1858) Bài tập 5 SBT Lịch sử 10 trang 67: Lập bảng hệ thống về cơ sở hình thành của các nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam...

Bài tập 5 SBT Lịch sử 10 trang 67: Lập bảng hệ thống về cơ sở hình thành của các nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam...

Hs đọc lại các mục 1-a, 2-a, 3-a SGK Lịch sử 10. Trả lời Câu hỏi Bài tập 5 SBT Lịch sử 10 trang 67 - BÀI 11. Một số nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam - SBT Lịch sử 10 Kết nối tri thức.

BÀI TẬP 5.

5.1. Lập bảng hệ thống về cơ sở hình thành của các nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam.

Phương pháp giải :

Hs đọc lại các mục 1-a, 2-a, 3-a SGK Lịch sử 10.

Lời giải chi tiết:

Cơ sở hình thành

Văn Lang – Âu Lạc

Chăm-pa

Phù Nam

Điều kiện tự nhiên

- Hình thành trên lưu vực các dòng sông như sông Hồng, sông Mã, sông cả,..

- Đất đai màu mỡ, hệ thống sông dày đặc, khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa,…thuận lợi cho nghề trồng lúa nước.

- Nhiều tài nguyên khoáng sản thuận lợi cho nghề luyện kim sớm phát triển

- Hình tành, tồn tại và phát triển từ thế kỉ II đến thế kỉ XV

- Địa bản ở các tỉnh miền Trung và một phần cao nguyên Trường Sơn Việt Nam ngày nay.

- Địa bàn chủ yếu là khu vực Nam Bộ Việt Nam, thuộc lưu vực hạ lưu sông Mê Công. Có hệ thống kênh rạch chằng chịt, thuật tiện cho thuyền bè lưu thông.

Cơ sở xã hội

- Có cội nguồn từ văn hóa Phùng Nguyên phát triển rực rỡ trong thời kỳ văn hóa Đông Sơn.

- Cư dân sinh sống thành từng làng. Xuất phát từ yêu cầu phát triển kinh tế nông nghiệp, bảo vệ cuộc sống chung của cộng đồng, các làng liên kết với nhau suy tôn thủ lĩnh chung.

=> Cơ sở để hình thành nên nhà nước đầu tiên ở Việt Nam

- Thế kỉ V TCN, cư dân văn hóa Sa Huỳnh cư trú ở vùng duyên hải, lưu vực các con sông và sâu trong nội địa.

- Cơ cấu xã hội là xã hội dạng lãnh địa hay liên minh cụm làng, đứng đầu là thủ lĩnh tối cao.

- Ngoài ra có thể một số nhóm người khác cùng kết hợp với người Sa Huỳnh tạo nên nền văn minh Chăm-pa.

- Bên cạnh đó Chăm-pa còn chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa Ấn Độ

- Có cội nguồn từ nền văn hóa tiền Óc Eo.

- Kết cấu xã hội: Cấu trúc làng nông – chài – thương nghiệp hình thành từ cuối thiên niên kỉ I TCN. Đây là tiền đề cho sự xuất hiện của các đô thị sơ khai.

- Có sự kết hợp giữa cư dân bản địa với cư dân Nam Đảo di cư đến để hình thành vương quốc Phù Nam sau này.

5.2. Căn cứ vào kết quả của Bài tập phần 5.1, hãy chỉ ra những điểm giống và khác nhau về cơ sở hình thành của các nền văn minh ấy.

Phương pháp giải :

Hs đọc lại các mục 1-a, 2-a, 3-a SGK Lịch sử 10 kết hợp với nội dung câu trả lời từ bài tập phần 5.1

Lời giải chi tiết:

- Giống nhau:

+ Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển kinh tế nông nghiệp.

+ Cơ sở, kết cấu xã hội sơ khai làm tiền đề để hình thành nên nhà nước sơ khai là các làng/liên minh các làng.

+ Cư dân bản địa đóng vai trò chủ đạo trong việc xây dựng các nhà nước sơ khai.

- Khác nhau (bảng phần 5.1)

+ Sự ra đời nhà nước Chăm-pa chịu ảnh hưởng rất lớn từ văn minh Ấn Độ.

+ Trong khi Văn Lang – Âu Lạc và Chăm-pa ra đời trên cơ sở nền kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước phát triển mạnh mẽ thì vương quốc Phù Nam ra đời trên cơ sở nền kinh tế nông nghiệp phát triển cùng với thủ công nghiệp và thương nghiệp với.

+ Sự ra đời nhà nước Phù Nam có sự kết hợp giữa cư dân bản địa với cư dân Nam Đảo di cư đến.

Dụng cụ học tập

Học Lịch sử cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì và các tài liệu tham khảo về sự kiện, nhân vật lịch sử.

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Sách Giáo Khoa: Kết nối tri thức với cuộc sống

- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).

Đọc sách

Có thể bạn chưa biêt?

Lịch sử là môn học giúp ta nhìn lại quá khứ, hiểu rõ hơn về những sự kiện và con người đã góp phần hình thành thế giới hiện tại. Học lịch sử là cách chúng ta rút ra bài học từ những thăng trầm để hướng tới một tương lai tốt đẹp hơn.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Lời chia sẻ Lớp 10

Lớp 10 - Năm đầu tiên ở cấp trung học phổ thông, bước vào một môi trường mới với nhiều bạn bè từ khắp nơi. Hãy tận hưởng thời gian này và bắt đầu định hướng tương lai cho mình!

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Loi Giai SGK